Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 63 - 67)

Về diện cam kết, trong BTA với Mỹ, ta đó cam kết 8 ngành dịch vụ khoảng 65 phân ngành. Trong thỏa thuận WTO, ta cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110. Trong thỏa thuận WTO đi xa hơn BTA nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch... ta giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA. Riêng viễn thông, ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, ta đó cú một số bước tiến nhưng nhỡn chung khụng quỏ xa so với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đó được phê duyệt cho các ngành này.

Nội dung cam kết của một số lĩnh vực chủ chốt như sau:

3.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hỡnh thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều.

Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam.

Cuối cùng, ta cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài được mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng tỷ lệ phải phù hợp với mức mở cửa thị trường ngành đó.

Riêng ngân hàng ta chỉ cho phép ngân hàng nước ngoài mua tối đa 30% cổ phần.

3.2. Dịch vụ khai thác hỗ trợ dầu khí: Ta đồng ý cho phộp các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để đáp ứng các dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu khí.

Tuy nhiờn, ta cũn giữ nguyên quyền quản lý cỏc hoạt động trên biển, thềm lục địa và quyền chỉ định các công ty thăm dũ, khai thỏc tài nguyờn. Ta cũng bảo lưu được một danh mục các dịch vụ dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam như dịch vụ bay, dịch vụ cung cấp trang thiết bị và vật phẩm cho dàn khoan xa bờ... Tất cả các công ty vào Việt Nam cung ứng dịch vụ hỗ trợ dầu khí đều phải đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (hiện nay ta không có chế độ đăng ký này).

3..3. Dịch vụ viễn thông: Ta có thêm một số nhân nhượng so với BTA nhưng ở mức độ hợp lý, phự hợp với chiến lược phát triển của ta. Cụ thể là cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp Việt Nam nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông gắn với hạ tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác Việt Nam đó được cấp phép).

Như vậy, với dịch vụ có gắn với hạ tầng mạng, ta vẫn giữ mức cam kết như BTA, một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh quốc phũng.

3.4. Dịch vụ phân phối: về cơ bản giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA vào 1/1/2009. Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hỡnh, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón... ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm.

Quan trọng nhất, ta hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trường hợp cụ thể.

3.5. Dịch vụ bảo hiểm: về tổng thể, mức độ cam kết ngang BTA, tuy nhiên, ta đồng ý cho Mỹ thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ sau 5 năm kể từ ngày gia nhập.

3.6. Dịch vụ ngân hàng: Ta đồng ý cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vũng 5 năm kể từ khi ta gia nhập WTO. Ta vẫn giữ được hạn chế về mua cổ phần trong ngân

hàng Việt Nam, không quá 30%. Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.

3.7. Dịch vụ chứng khoán: Ta cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO

3.8. Các cam kết khác: Với cỏc ngành cũn lại như du lịch, giáo dục, phỏp lý, kế toán, xây dựng, vận tải..., mức độ cam kết về cơ bản không khác xa so với BTA. Ngoài ra không mở cửa dịch vụ in ấn- xuất bản.

ii/ Bài học kinh nghiệm từ một số nước Châu á đã gia nhập WTO về xuất khẩu gạo 1/ Trung Quốc

Sau 15 năm kiên trì đàm phán, cuối cùng ngày 11-12-2001, Trung Quốc đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, việc thực hiện những định chế của WTO có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển nông nghiệp của nước này trong đó phải kể đến gạo, một mặt hàng chủ lực của Trung Quốc.

1.1/Các cam kết về ngành nông nghiệp của Trung Quốc 1.1.1/Cắt giảm thuế quan

Trước khi gia nhập WTO, thuế suất nhập khẩu hàng nông sản của Trung Quốc là 25,3%. Trung Quốc đã cam kết, trong năm đầu tiên (năm 2002) mức thúê nhập khẩu bình quân của hàng nông sản sẽ giảm xuống còn 18,5%. Đến năm 2004 giảm xuống còn 15,8% và năm 2008 là 15,1%. Tuy nhiên, mức cắt giảm là khác nhau đối với từng hàng nông sản. Trên thực tế, mặt hàng lương thực ít chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm. Bởi vì, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ đánh thúê từ 1-10% đối với lương thực nhập khẩu theo hạn ngạch và 65% đối với lương thực nhập khẩu vượt quá hạn ngạch.

1.1.2/ Hạn ngạch thuế quan

Khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số loại nông sản chính là lương thực, lúa mỳ, ngô, gạo, dầu thực vật, đường, lông cừu, bông. Trong đó, hạn ngạch đối với gạo như sau: năm 2002 là 3,99 triệu tấn, năm 2004 là

5,32 triệu tấn, trong đó, % phân cho DNTN là 50 triệu tấn. Tỷ lệ % hạn ngạch so với sản lượng là 3- 4 triệu tấn.

1.1.3/ Trợ cấp xuất khẩu

Cũng như các thành viên khác của WTO, Trung Quốc đã phải cam kết đình chỉ việc trợ cấp xuất khẩu, trong đó có trợ cấp xuất khẩu gạo.

1.1.4/ Hỗ trợ trong nước

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết tuân thủ các quy tắc của WTO về hỗ trợ và trợ cấp trong nước. Nhưng Trung Quốc vẫn có thể dành hỗ trợ và trợ cấp trong nước theo các quy định thuộc “hộp màu xanh lá cây”, “hộp màu xanh da trời”, và “hộp màu hổ phách”.

1.1.5/ Các cam kết khác

Biện pháp vệ sinh thực vật: Trung Quốc đã cam kết phải làm rõ tính minh bạch các quy định vệ sinh động thực vật theo quy định của WTO.

Điều khoản tự vệ và cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kì qúa độ: Trung Quốc cam kết trong vòng 12 năm sau khi gia nhập, Nếu sản phẩm nhập từ Trung Quốc gây ra những thiệt hại về thị trường cho người sản xuất của các nước thành viên thì các nước này có thể áp dụng cơ chế tự vệ đặc biệt trong thời kì qúa độ với sản phẩm của Trung Quốc.

1.2/ Hướng cải cách chính sách bảo hộ gạo trong điều kiện mới

Một là, hình thành thị trường vốn cho sản xuất và xuất khẩu gạo bằng các biện pháp như: phát hành trái phiếu phát triển xuất khẩu với số lượng nhất định để thu hút vốn xây dựng hạ tầng, mở rộng quy mô xuất khẩu, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có ảnh hưởng lớn, có sức lôi kéo mạnh, hiệu quả cao.

Hai là, điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu như mức hoàn thuế xuất khẩu gạo của Trung Quốc chỉ có 5%, đồng thời ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, kiên quyết xoá bỏ công ty chuyên doanh độc quyền xuất nhập khẩu, mở rộng quyền tự do xuất khẩu gạo.

Ba là, Chính phủ tạo mọi điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Bốn là, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo trên thị trường trong nước và quốc tế như trợ cấp thuộc “hộp màu xanh lá cây”, “hộp màu xanh da trời”, “hộp màu hổ phách”. Hiện nay, Trung Quốc chuyển hướng trợ cấp giá sang trợ cấp trực tiếp cho nông dân bằng cách giảm thuế hoặc không thu thuế nông nghiệp.

Năm là, lập “hàng rào xanh” hay còn gọi là “hàng rào môi trường” để hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài mà không vi phạm quy định của WTO.

1.3/ Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, nhờ đó Trung Quốc hiện là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Và sau đây là một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Bảo hộ ở mức vừa phải đối với sản xuất gạo trước áp lực của mở cửa hội nhập.

Chuyển từ bảo hộ bằng các biện pháp giấy phép, hạn ngạch sang bảo hộ bằng thuế quan và các rào cản thương mại mới không trái với quy định của WTO.

Giảm dần trợ cấp xuất khẩu.

Chuyển từ hỗ trợ sản xuất gạo thông qua trợ giá qua khâu thu mua sang hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)