Khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam nói chung là quá thấp, lại thêm những quy định của WTO đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Chắc chắn sẽ đem lại cho gạo Việt Nam những thách thức lớn.
Thứ nhất, mặc dù Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển nghèo, được miễn trừ cắt giảm trợ giá xuất khẩu cũng như giảm mức hỗ trợ cho nông dân trong nước, nhưng đổi lại Việt Nam sẽ phải cam kết nhượng bộ cho các đối tác nước ngoài ví dụ như giảm thuế nhập khẩu, tăng hạn ngạch nhập khẩu, cho phép các DNTN và nước ngoài vào thị trường trong nước. Điều đó, có nghĩa là trên thị trường trong nước các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tham gia cạnh tranh thực sự với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xuất khẩu gạo. Mà như chúng ta đã biết gạo Việt Nam hiện nay mặc dù ngày càng được cải thiện về chất lượng nhưng so với gạo Thái Lan Mỹ, Pakistan vẫn thua kém cả về chất lượng lẫn sự đa dạng về chủng loại (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Biểu thuế và mức cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu với WTO đối với một số mặt hàng nhập khẩu Việt Nam
Đơn vị: % Nhóm mặt hàng Thuế suất nhập khẩu hiện hành Cam kết với WTO
- Chè, cà phê - Nông lâm sản thô - Cao su sơ chế - Thóc gạo - Thuỷ hải sản - Phân bón - Hoá chất - Dược phẩm - Rau quả
20 5 3 30 30 0 3 5 25
10 10 10 20 20 20 20 20 30
Nguồn: Bộ Tài chính
Hơn thế nữa, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách nhà nước. Bởi vì sau khi giảm thuế nhập khẩu, ngân sách nhà nước mất một nguồn thu nhập từ thuế nhập khẩu. Đây là tác động trực tiếp của thuế quan mà giảm thu ngân sách nhà nước. Không những thế, tác động của việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu còn làm giảm đáng kể sự tăng trưởng của một số ngành, cụ thể: đối với nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng tác động của cắt giảm thuế nhập khẩu làm giảm sự tăng trưởng của ngành này là 3,3%.
Bảng 3.2: Tác động của thực hiện các cam kết hội nhập đối với một số ngành sản xuất (mức thay đổi %)
Đơn vị: %
Tên ngành AFTA APEC WTO
Nông nghiệp 0,2 -2,6 -3,3
Thực phẩm -10,2 -18,6 -23,2
Khai khoáng 0,1 -0,1 -0,3
Dệt -2,7 3,6 6,4
May -1,4 20 28,0
Các ngành công nghiệp nhẹ khác -2,6 -6,5 -7,4 Nguồn: Thời báo Sài Gòn, Trung tâm kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, 2001
Thứ hai, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh gạo còn thấp. Đa số nhà máy chế biến quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị lạc hậu hơn nhiều so với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, áp lực của việc mở cửa thị trường sẽ là thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, ngay sau khi gia nhập WTO hàng rào bảo hộ sẽ phải loại bỏ dần, mức độ trợ cấp sẽ phải giảm bớt trong vòng từ 1 đến 3 năm, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào việc xuất khẩu gạo Việt Nam. Bởi vì hiện nay, Chính phủ vẫn tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho các DNNN khi họ xuất khẩu gạo ra nước ngoài. Chẳng hạn, hàng năm Chính phủ thường tìm kiếm giúp thị trường thông qua việc ký kết Hiệp định với nước ngoài, tổ chức các hội trợ triển lãm ở nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp trong nứơc có điều kiện giới thiệu gạo của Việt Nam với khách hàng thế giới. Kể từ năm 2001, để khuyến khích xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng, chúng ta đã thực hiện thưởng theo kim ngạch xuất khẩu cho nhiều mặt hàng trong đó mức thưởng đối với gạo là 180 đồng/USD. Ngoài ra còn áp dụng mức giá sàn để tránh
tình trạng bị ép giá, gây thiệt hại cho người sản xuất, khi thị trường thế giới có biến động bất lợi cho xuất khẩu gạo.
Bảng 3.3: Chi thưởng theo kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2001
Mặt hàng
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
Kim ngạch xuất
khẩu được
thưởng (Triệu USD)
Mức thưởng (đ/USD)
Số tiền thưởng (Triệu đồng)
1. Mặt hàng gạo 2. Mặt hàng cà phê 3. Mặt hàng rau quả 4. Mặt hàng thịt lợn
570 415 305
30
267.8 256.36 5.331
7.183
180 220 656,5
403,7
48.200 56.400 3.500
2.900
Tổng 1.320 536,674 111.000
Nguồn: Công văn số 3774TC/TCDN ngày 18/04/2002
Thứ ba, một thách thức khác là hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ, hệ thống quản lý còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hội nhập. Hạ tầng dịch vụ thương mại phục vụ xuất khẩu gạo còn thiếu nhiều: thiếu cảng chuyên dụng, chi phí bốc xếp chờ đợi cao. Các chi phí tại cảng cho mỗi tấn gạo của Việt Nam cao gấp 2 lần của Thái Lan. Theo đánh giá của các chuyên gia thì chi phí tại cảng Sài Gòn bao gồm chi phí bốc dỡ, xếp hàng và các chi phí liên quan khác là khoảng 400.000 USD/tàu với công suất 10.000 tấn, chiếm tới 1,6% giá xuất khẩu gạo, trong khi đó chi phí này tại Băng Cốc Thái Lan chỉ bằng 1/2 so với Việt Nam. Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, so với Băng Cốc, Việt Nam chậm hơn 6 lần, nghĩa là tại Sài Gòn bốc được 1.000 tấn/ ngày thì ở Băng Cốc đã bốc được 6.000 tấn/ ngày.
Thứ tư, hệ thống tiêu chuẩn và quản lý chất lượng gạo trên thế giới, nhất là ở các thị trường lớn, đòi hỏi cao và khắt khe đối với gạo của Việt Nam thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra, các thành viên WTO yêu cầu Việt Nam thực hiện Hiệp định SPS ngay khi gia nhập. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, thiếu đồng bộ điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam khi thâm nhập vào các thị trường lớn. Thêm vào đó, việc gia nhập vào WTO càng về sau càng phải chấp nhận những cam kết lớn hơn, mức thuế thấp hơn, và điều kiện cũng khắt khe hơn. Ngược lại, vì còn ở trình độ phát triển thấp, hiện tại Việt Nam hầu như chưa sử dụng các hàng rào kỹ thuật nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù, theo một chuyên gia, hệ thống các tiêu chuẩn hiện có của Việt Nam về kiểm dịch động thực vật khá phù hợp với các quy định của WTO về nội dung và tính minh bạch của các quy định này. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực thi các quy định còn kém hiệu quả cả trên phương diện bảo vệ sức khoẻ con người và tạo hàng rào bảo hộ cho sản xuất trong nước.
Thứ năm, mặc dù vòng đàm phán Urugoay đã có nhượng bộ chút ít về nông nghiệp, song hỗ trợ nông nghiệp của các nước phát triển hiện vẫn rất cao, theo số liệu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD thì tổng số trợ cấp cho nông nghiệp đã đạt tới 361 tỷ USD/năm, gấp khoảng 2 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong đó Mỹ và EU chiếm khoảng 80% tổng số đó. Các nước này sẽ lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và các rào cản kỹ thuật hết sức khắt khe nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ (chẳng hạn, dư lượng kháng sinh, điều kiện về vệ sinh và kiểm dịch thực vật) để gây khó dễ cho một số nông sản có hàm lượng lao động cao như gạo Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường các nước này.
Thứ sáu, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các mặt hàng gạo sẽ gặp khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng quyền tương tự mình: xoá bỏ cơ chế hai giá, xác lập cơ chế một giá, quyền tự do đầu tư nhiều hơn..
Thứ bảy, một số doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất quyền sử dụng phát minh, sáng chế,
công thức chế tạo, thương hiệu...của nước ngoài bất hợp pháp. Họ phải tự xác lập thương hiệu cho gạo, nghiên cứu giống lúa, hoặc mua các giống lúa của nước ngoài năng suất cao do đó chi phí sản xuất sẽ tăng hơn, khả năng cạnh tranh về giá sẽ giảm.
Như vậy, gia nhập WTO với nền kinh tế Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức, vừa là sức ép vừa là sức đẩy, vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có ảnh hưởng tiêu cực. Vấn đề là làm thế nào biến thách thức thành cơ hội, chuyển sức ép thành sức đẩy, biến những ảnh hưởng bất lợi thành có lợi, tìm ra đối sách để đưa nông nghiệp tiến lên thành một ngành kinh tế hiện đại có sức cạnh tranh cao trên thế giới.
iv/ Một số quan điểm định hướng chủ yếu
Trong dự thảo chiến lược phát triển nông nghiệp thời kì 2000-2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra kế hoạch xuất khẩu trong giai đoạn này sẽ là từ 4-5 triệu tấn/năm với kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD. Với tinh thần đó xuất khẩu gạo cần theo định hướng sau:
Một là, đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường gạo thế giới.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa đa phương hoá và tập trung hoá thị trường xuất khẩu, trong đó cần ưu tiên trước hết những thị trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài.
Ba là, đa dạng hoá các hình thức tổ chức và thành phần thế giới xuất khẩu gạo để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi lúc mọi nơi, quy mô lớn hay nhỏ của khách hàng.
Mục tiêu sản xuất, xuất khẩu gạo và một số thị trường chiến lược
Thứ nhất, về mục tiêu sản lượng đến năm 2010, tiềm năng của Việt Nam trong việc tăng năng suất đang còn nhiều, bên cạnh đó với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, và công nghệ sinh học có thể đảm bảo cho năng suất lúa tới năm 2010 sẽ đạt 53 tạ/ ha. Mặc dù với xu hướng công nghiệp hóa và dân số tăng thì diện tích đất ở và đất công nghiệp sẽ gia tăng nhưng dự kiến quỹ đất canh tác lúa năm 2010 vẫn đạt khoảng 4 triệu ha. Trong điều kiện đó mục tiêu sản lượng 39,0 triệu tấn lương thực và 36
Thứ hai, dân số nước ta vào năm 2010 dự kiến sẽ đạt khoảng 90-92 triệu người, cơ cấu dinh dưỡng và đặc điểm bữa ăn của người dân Việt Nam trong tương lai cũng có những thay đổi. Các chất dinh dưỡng theo lối sống công nghiệp hiện đại sẽ tăng, tiêu dùng lúa gạo bình quân theo đầu người sẽ giảm và còn ở mức 200 kg thóc/người/năm. Khi đó mức tiêu thụ lúa gạo của cả nước sẽ là 24-25 triệu tấn thóc/năm, số còn lại dành cho xuất khẩu.
Thứ ba, mục tiêu xuất khẩu gạo trong tương lai không chỉ quan tâm nhiều về số lượng mà điều đáng chú trọng hơn là chất lượng. Trong việc phấn đấu chất lượng, cần tăng tỷ trọng gạo đặc sản năm 2010 lên khoảng 10% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đồng thời tăng tỷ trọng loại gạo chất lượng cao 5-10% tấm. Mục tiêu chất lượng sẽ đảm bảo tăng nhanh kim nghạch xuất khẩu gạo và nâng cao hơn nữa địa vị của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới.
Thứ tư, dự báo thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới cần phải tập trung trước hết là khu vực châu á, thứ đến là châu Phi và châu Mỹ rồi đến châu Âu. Đặc biệt là thị trường châu á, thị trường chiến lược lâu dài và ổn định là những nước Trung Đông (Iran, Arập Xeut, Indonexia, Trung Quốc) những nước NIC Đông Nam á (Singapore, Hàn Quốc, Malaixia). Châu Phi là khu vực thị trường tiêu thụ dễ tính chủ yếu là loại gạo phẩm chất thấp phù hợp với sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực thị trường tiêu thụ gạo cao cấp nhất là gạo đặc sản. Cùng với thị trường chiến lược, Việt Nam không xem nhẹ thị trường chiến thuật đối với những nước tiêu thụ nhỏ đang có quan hệ và sẽ mở rộng mới.
Bảng 3.4: Dự báo thị trường nhập khẩu gạo thế giới giai đoạn 2001-2010
Đơnvị: triệu tấn
Thị trường 2000 2005 2010
Thế giới 23,8 28,5 32,7
Châu á Châu Phi Mỹ La Tinh và Caribê
Các khu vực khác
11,5 10,3 1,2
0,8
11 13 3,5
1
10,5 15,5 5,3
1,4
Nguồn: Ngân hàng thế giới Đối với các biện pháp bảo hộ
Hiện nay, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị phương án đàm phán gia nhập WTO, để có thể gia nhập WTO, Việt Nam phải thay đổi một loạt chính sách liên quan đến bảo hộ nông sản nói chung và gạo nói riêng đã và đang áp dụng. Trong khuôn khổ của WTO, tất cả các hàng rào phi thuế trong nông nghiệp phải được xoá bỏ hoặc chuyển đổi sang các biện pháp thuế quan hoặc hạn ngạch thuế quan. Thuế quan được coi là công cụ hợp lý duy nhất để bảo hộ sản xuất gạo trong nước, định hướng các biện pháp phi thuế sẽ áp dụng trong tương lai đối với sản xuất và xuất khẩu gạo cần vận dụng linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của quốc tế.
Mục tiêu và nhiệm vụ thiết thực đối với Việt Nam là xây dựng một nền nông nghiệp định hướng thị trường nhiều hơn, chấp nhận sự cạnh tranh, cả trong nước và quốc tế, thông qua những biện pháp tự do hoá trong nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta không nên và không có khả năng bắt chước các nước phát triển trong việc duy trì bảo hộ nông nghiệp nội địa bởi vì Việt Nam, có khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, không thể đạt được sự phát triển kinh tế nói chung với một nền nông nghiệp nội địa phi hiệu quả. Bởi vì xét cho cùng bảo hộ chỉ thúc đẩy việc tìm kiếm trợ cấp hơn là động viên các nhà sản xuất có hiệu quả và có tính cạnh tranh.
v/ Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO
Với những định hướng trên đây, để phát huy thế mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường gạo trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, để từng bước là “thành viên chính thức của WTO”, chúng ta cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:
1. Củng cố thị trường hiện có và mở thêm thị trường mới:
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, để hạt gạo Việt Nam ngày càng đi xa hơn và gây được nhiều tiếng tăm trên thế giới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo. Đó là:
Để củng cố và mở thêm thị trường mới, Việt Nam cần tăng năng suất và chất lượng sản xuất lúa gạo trong nước để giảm chi phí đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động xã hội, từng bước tham gia vào công cuộc hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách thương mại mở.
Trên cơ sở tăng cường công tác tiếp thị, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo ngoài nước. Đối với thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường các nước Châu á có mối quan hệ tốt đối với nước ta (Inđônêsia, ấn Độ) và một số nước Trung Đông (Iran, Irắc) Việt Nam cần nâng cao sức cạnh tranh của gạo Việt Nam. Với thị trường Châu Phi, tuy có nhu cầu lớn về gạo nhưng khả năng thanh toán lại có hạn và một phần còn dựa vào nguồn vốn viện trợ quốc tế để thanh toán, do đó ta sẽ bán gạo cho Châu Phi qua phương cách khai thác các nguồn vốn viện trợ quốc tế. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, thì bên cạnh việc tiếp thị thì Việt Nam cần phải sản xuất, chế biến các loại gạo phù hợp với yêu cầu của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, chỉ bán gạo ở thị trường cao cấp thì mới có hiệu quả cao do bán được giá cao.
Cần đa dạng hoá các kênh lưu thông với các cấp độ lưu thông lúa gạo, chú trọng các hình thức lưu thông vừa và nhỏ tương ứng với quy mô cung- cầu ở thị trường từng vùng và cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng các kênh và cấp độ lớn nhằm thúc đẩy mở rộng và thống nhất thị trường toàn quốc, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gạo của Việt