CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO CHO VAY TẠI NHNo&P TNT HỮU LŨNG
2.2.2. Thực trạng tình hình rủi ro cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ cho vay
0 50000 100000 150000 200000 250000
2009 2010 2011 Năm
Dư nợ
Qua quan sát biểu đồ ta nhận thấy, tình hình dư nợ tín dụng trong hoạt động cho vay của chi nhánh tăng một cách khả quan qua các năm. Để lý giải điều này là vì trong tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động bất ổn như hiện nay, nhu cầu về vốn để phục nhu nhu cầu kinh doanh cũng như tiêu dùng là rất cao, đặc biệt là cho vay kinh doanh ngắn hạn với thời gian thu hồi nhanh sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro cho hoạt động của chi nhánh. Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh về chính sách tín dụng cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay.
59
Dư nợ cho vay tăng lên đồng nghĩa với thu nhập của chi nhánh từ hoạt động này có thể tăng lên. Tuy nhiên, thu nhập của chi nhánh chỉ tăng lên khi chất lượng các khoản vay được đảm bảo. Ngược lại, dư nợ cho vay tăng mà các khoản nợ xấu cũng tăng thì chi nhánh không những không thu được lãi mà còn có khả năng mất vốn. Rủi ro tín dụng trong cho vay luôn tiềm ẩn và không thể tránh hoàn toàn, thậm chí với cả khoản vay đang được đánh giá tốt ở hiện tại. Vì vậy, chi nhánh phải tích cực hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay, để thực hiện tốt công tác này đầu tiên cần hiểu rõ về thực trạng hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Hữu Lũng từ nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như sau:
2.2.2.1 Dư nợ cho vay phân theo loại tiền
Bảng 2.2: Kết cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng
2010/ 2009 2011/2010 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Dư nợ
nội tệ 159.899 88,3 187.597 87,0 213.684 90,2 27.698 17,3 26.087 13,9 Dư nợ
ngoại tệ
21.187 11,7 27.982 13,0 23.216 9,8 6.795 32,0 (4.766) (17,0)
Tổng
dư nợ 181.086 100 215.579 100 236.900 100 34.493 19,0 21.321 9,9 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009-2011)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiền thì hình thức cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm 2009 – 2010 so với đồng ngoại tệ, cụ thể như sau:
Nội tệ: Dư nợ cho vay theo đồng nội tệ chiếm phần lớn trong tỷ trọng dư nợ cho vay. Cụ thể, năm 2009 dư nợ cho vay theo đồng nội tệ là 159.899 triệu đồng, chiếm 88,3% trong tổng dư nợ. Sang năm 2010 tăng lên 187.579 triệu đồng, chiếm 87,0 % trong tổng dư nợ, tăng 27.698 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 17,3%. Đến
Footer Page 67 of 161.
năm 2011 dư nợ theo đồng nội tệ là 213.684 triệu đồng, chiếm 90,2% trong tổng dư nợ, tăng 26.087 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 13,9% . Có thể nhận thấy tốc độ tăng của tiền đồng năm 2011 (13,9%) thấp hơn so với năm 2010 (17,3%), nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao, tiền đồng bị mất giá mạnh khiến cho lòng tin của khách hàng với đồng nội tệ giảm, thêm vào đó lãi suất cho vay nội tệ cao khoảng 16% - 18% khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Do đó, năm 2011 NHNN đã đưa ra chính sách yêu cầu các NHTM gia tăng việc cho vay bằng đồng nội tệ từ đó giảm lãi suất cho vay, củng cố nâng cao giá trị đồng nội tệ để kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Cùng với đó, trong năm 2011, các doanh nghiệp trong nước đồng loạt gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng nên tỷ lệ nợ xấu tăng cao khiến cho chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng trong năm 2011 tập trung vào việc giải quyết nợ xấu, thu hồi nợ quá hạn đồng thời hạn chế cho vay kinh doanh để giảm thiểu rủi ro và nợ xấu.
Ngoại tệ: Chính sách ngoại tệ đối với các NHTM Việt Nam khá chặt nên có thể hiểu được khi tại chi nhánh dư nợ cho vay theo đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể: Năm 2009, dư nợ cho vay đồng ngoại tệ là 21.187 triệu đồng, chiếm 11,7% trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ theo đồng ngoại tệ tăng lên 27.982 triệu đồng, chiếm 13% tổng dư nợ, tăng 6.795 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 32,0%. Có thể thấy trong năm 2010 dư nợ ngoại tệ tăng lên khá cao so với dư nợ nội tệ (17,3% so với năm 2009). Để lý giải điều này là do trong năm 2010, lãi suất cho vay đồng nội tệ tăng cao khoảng 16%- 18% trong khi đó lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ khoảng 5%- 7%, khoảng cách chênh lệch này tương đối lớn vì thế các doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy chyển hướng sang vay ngoại tệ sẽ có lợi hơn vay nội tệ. Chính vì vậy, trong năm 2010 nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng tăng cao hơn.
Sang năm 2011, dư nợ theo đồng ngoại tệ giảm xuống còn 23.216 triệu đồng, chiếm 9,8% tổng dư nợ, giảm 4.766 triệu đồng so với năm 2010, tương đương giảm 17,0%. Điều này là do NHNN đã thực hiện theo thông tư 07/2011/TT-NHNN (quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú ban hành ngày 24/03/2011) theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ, chỉ cho vay những doanh nghiệp có khả năng tái tạo ngoại tệ, NHNN cũng quy định khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ phải đảm bảo có nguồn ngoại tệ đối ứng để trả nợ khi đáo hạn; đồng thời NHNN đã có những chính sách siết chặt cho vay ngoại tệ như nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ lên 5%- 7% buộc các NHTM phải tăng lãi suất cho vay ngoại tệ, hạn chế nhu cầu vay vốn và giảm áp lực tỷ giá, như vậy NHNN phải tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Các quy định của NHNN áp dụng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao giá trị tiền đồng. Do vậy, dù khách hàng có
61
nhu cầu vay ngoại tệ nhưng chịu sức ép trong việc thực hiện hàng loạt các chính sách theo quy định của NHNN nên tại chi nhánh trong năm 2011, dư nợ ngoại tệ giảm mạnh thậm chí tốc độ tăng trưởng dư ngoại tệ âm. Thêm vào đó, trước tình hình kinh tế khó khăn chung, các khách hàng liên tục gia hạn và chậm trễ trong việc trả nợ, chi nhánh cũng hạn chế tối đa việc cho vay ngoại tệ và tập trung vào mục tiêu chính của chi nhánh trong năm 2011 là giải quyết nợ xấu, thu hồi nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay kinh doanh ngắn hạn.
2.2.2.2 Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Thành phần kinh tế
2009 2010 2011 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
2010/ 2009 2011/2010 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) Cá nhân,
hộ gia
đình 87.283 48,2 95.501 44,3 108.263 45,7 8.218 9,42 12.762 13,4 Doanh
nghiệp 93.803 51,8 120.078 55,7 128.637 54,3 26.275 28 8.559 7,13 Tổng dư
nợ 181.086 100 215.579 100 236.900 100 34.493 19 21.321 9,89
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2011) Trong 3 năm gần đây, tổng dư nợ của ngân hàng đã có sự tăng trưởng tốt, và đặc biệt tăng nhanh trong năm 2011. Hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Hữu Lũng luôn gắn bó chặt chẽ với tình hình sản xuất kinh doanh, vì vậy cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế của chi nhánh cũng thay đổi phù hợp theo sự phát triển của thành phần kinh tế. Ta có thể thấy kinh doanh cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn, tuy nhiên chênh lệnh không đáng kể trong 3 năm 2009- 2011 so với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Cụ thể như sau:
Cá nhân, hộ gia đình: Dư nợ cho vay năm 2009 là 87.283 triệu đồng, chiếm 48,2% tổng dư nợ cho vay. Năm 2010, dư nợ là 95.501 chiếm 44,3% trong tổng dư nợ, tăng 8.218 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 9,42%. Năm 2011, dư nợ tăng
Footer Page 69 of 161.
lên 108.263 triệu đồng, chiếm 45,7% trong tổng dư nợ, tăng 12.762 triệu đồng so với năm 2010, tương đương 13,4%. Có thể thấy trong năm 2009 dư nợ ở hai thành phần doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình chênh lệch rất ít gần như là cân bằng. Điều này là do xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của những hộ cá thể nhỏ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong khi đó vốn trong tay họ không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hay kinh doanh, nhu cầu vốn chủ yếu trong ngắn hạn, vì vậy chi nhánh khá chú trọng đến thành phần này. Sang năm 2012, tính đến cuối tháng 6, dư nợ cho vay của thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình cũng đã có sự tăng nhanh lên 122.576 triệu đồng, tăng 68.444 triệu đồng, tương đương tăng 126% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011. Sau nhiều biện pháp tích cực, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của chi nhánh bước đầu đã có sự thay đổi.
Doanh nghiệp: Năm 2009 dư nợ cho vay kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp là 93.803 triệu đồng, chiếm 51,8% tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ là 120.078 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ, tăng 26.275 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 28%. Đến năm 2011, dư nợ doanh nghiệp tăng lên 128.637 triệu đồng, chiếm 54,3% tổng dư nợ, tăng 8.559 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với 7,13%. Dư nợ cho vay với khách hàng doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây, chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ; lớn hơn thành phần cá nhân, hộ gia đình. Điều này cho thấy chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, cùng với sự phát triển nền kinh tế của Huyện Hữu Lũng, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển cũng như năng lực kinh doanh của mình, nên chi nhánh đang chuyển hướng sang cho vay nhiều hơn ở thành phần doanh nghiệp, mở rộng mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp hơn; nâng tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng cho vay với ngân hàng cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2011 tốc độ cho vay khách hàng doanh nghiệp lại có sự sụt giảm so với năm 2010. Nguyên nhân chính là do bối cảnh kinh tế năm 2011, hoạt động SXKD của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất ra hàng hóa nhưng không tiêu thụ được khiến cho hàng tồn kho tăng cao. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp một mặt có nhu cầu vay vốn nhưng mặt khác chưa thanh toán xong các khoản nợ cũ, do vậy các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Thêm vào đó, chi nhánh NHNo & PTNT Hữu Lũng cũng hạn chế cho vay trong năm 2011, tập trung thu hồi nợ, sàng lọc lại khách hàng và đưa ra các chính sách để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay kinh doanh tại chi nhánh. Sang đến năm 2012, tính đến cuối tháng 6, dư nợ đã đạt được là 127.579 triệu đồng, tăng nhanh 59.325 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2011, tương đương tăng 86,9%. Nguyên nhân do sau ảnh hưởng khủng hoảng, lạm phát trong năm 2011 đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đều rơi vào tình
63
trạng khó khăn, thua lỗ, SXKD không hiệu quả. Chính vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, các NHTM đồng thời hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời ưu tiên cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này lý giải vì sao dư nợ ở các thành phần kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng mạnh.
2.2.2.3 Tình hình dư nợ phân theo thời hạn vay
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thời gian vay
Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ
tiêu 2009 2010 2011
Chênh lệch
2010/ 2009 2011/ 2010
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Ngắn hạn 71.323 85.931 91.416 14.608 20,5 5.485 6,4 Trung hạn 47.078 67.254 85.132 20.176 42,9 17.878 26,6 Dài hạn 62.686 62.394 60.352 (292) (0,5) (2.042) (3,3) Tổng dư
nợ 181.086 215.579 236.900 34.493 19,0 21.321 9,9 (Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2011) Nhìn vào bảng số liệu ta có thế thấy rõ sự thay đổi của cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay: Tổng dư nợ cho vay tăng trưởng qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 85.931 triệu đồng, so với năm 2009 tăng 34.493 triệu đồng, tốc độ tăng 19%. Năm 2011 tổng dư nợ là 236.900 triệu đồng, tăng 21.321 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 9,9%. Sang đến năm 2012 theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng tính đến hết tháng 6 năm 2012, tổng dư nợ của ngân hàng đạt được là 250.155 triệu đồng, tăng 13.255 triệu đồng so với kết quả cả năm 2011, so với 6 tháng đầu năm 2011 tăng 131.705 triệu đồng, tốc độ tăng là 11%. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản cao hơn, hàm chứa ít rủi ro hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Chính vì vậy, trước tình hình kinh tế đầy biến động và tình trạng khủng hoảng, lạm phát đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung cũng như
Footer Page 71 of 161.
của Việt Nam nói riêng thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Hữu Lũng là điều tất yếu.
Qua các năm dư nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng, cụ thể như sau: Năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 85.931 triệu đồng, tăng 14.608 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 20,5%. Đến năm 2011, dư nợ ngắn hạn là 91.416 triệu đồng, tăng 5.485 triệu đồng, tốc độ tăng 6,4%. Có thể lý giải vì sao NHNo&PTNT Hữu Lũng lại tập trung vào cho vay ngắn hạn như vậy là vì về khía cạnh thời gian thì những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên chi nhánh luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển khó khăn, có nhiều biến động và cạnh tranh như hiện nay.
Bên cạnh đó, dư nợ trung hạn có xu hướng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng dư nợ. Năm 2009 tổng dư nợ trung hạn là 47.078 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27% trong tổng dư nợ, sang năm 2010 tăng lên chiếm 31,2% tổng dư nợ với tốc độ tăng nhanh 42,9%; sang đến năm 2011 dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng 36% trong tổng dư nợ, tương ứng tăng 26,6%. Qua đó, có thể thấy tỷ trọng dư nợ trung hạn và ngắn hạn có sự ra tăng đáng kể trong tổng dư nợ, đặc biệt trong năm 2011, dư nợ trung hạn (85.132 triệu đồng) chiếm tỷ trọng gần như tương đương với dư nợ ngắn hạn (91.416 triệu đồng). Có thể thấy tốc độ tăng dư nợ trung hạn là cao nhất trong cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay. Lý giải điều này là do đặc thù về địa lý và kinh tế của địa bàn huyện Hữu Lũng, là một huyện miền núi còn khó khăn, kinh tế hàng hóa chậm phát triển, khách hàng chủ yếu mà chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng nói riêng và các NHNo&PTNT nói chung trên cả nước nhằm tới là những người nông dân, họ có nhu cầu về nguồn vốn tương đối lớn để phát triển trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc; đây là những loại hình hình kinh doanh trung hạn, thường cần một khoảng thời gian trên 12 tháng mới có thể thu hoạch, những sản phẩm thu hoạch được đó chính là nguồn trả nợ chính của họ. Vì vậy mà dư nợ trung hạn của chi nhánh luôn đạt tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Trong khi dư nợ trung hạn và ngắn hạn có xu hướng tăng lên thì dư nợ dài hạn đang có chiều hướng giảm đi, nhưng không nhiều, năm 2009 dư nợ dài hạn là 62.686 triệu đồng, sang đến năm 2011 giảm xuống còn 60.352 triệu đồng; sự giảm đi này là điều dễ hiểu và cũng theo xu hướng chung trong hoạt động của các NHTM trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, các khoản vay dài hạn sẽ gặp phải nhiều rủi ro hơn so với các khoản vay ngắn hạn.
Nhìn chung, dư nợ của NHNo&PTNT Hữu Lũng có tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm, điều này là do chi nhánh áp dụng biện pháp tăng trưởng dư nợ vững chắc, nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay.
65
2.2.2.4 Dư nợ cho vay phân theo tài sản đảm bảo
Kết cấu dư nợ cho vay không chỉ được phản ánh thông qua việc phân loại theo thời gian cho vay, loại tiền vay…mà còn có thể phân loại theo tài sản đảm bảo của món vay. Để đảm bảo an toàn cho số tiền mà mình cho vay ngân hàng thường đưa ra quy định về tài sản đảm bảo.
Bảng 2.5: Kết cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ có
TSĐB 137.988 76,2 166.039 77,02 185.327 78,23 Dư nợ không
có TSĐB 43.098 23,8 49.540 22,98 51.573 21,77 Tổng dư nợ 181.086 100 215.579 100 236.900 100 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 -2011) Trong cơ cấu dư nợ cho vay thì dư nợ cho vay có TSĐB chiếm phần lớn trong tổng dư nợ, chiếm đến khoảng 3/4 tổng dư nợ. Và dư nợ có TSĐB tăng dần qua các năm, năm 2009 là 137.988 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 166.039 triệu đồng và năm 2011 là 185.327 triệu đồng. Nhưng bên cạnh đó dư nợ không có TSĐB cũng đang có chiều hướng tăng lên mặc dù không nhiều, từ 43.098 triệu đồng năm 2009 tăng lên 49.540 triệu đồng năm 2010, đến năm 2011 là 51.573 triệu đồng.
Dư nợ có TSĐB cao chứng tỏ chi nhánh đang phát triển theo chiều hướng tốt, ít gặp phải các về tài sản đảm bảo, giảm bớt các nguy gây rủi ro trong quá trình thu nợ.
Nhưng chi nhánh phải chú trọng và nâng cao quy trình xem xét, phân loại, đánh giá đúng giá trị TSĐB để có chính sách cho vay hợp lý.
Footer Page 73 of 161.