CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG
3.1.1. Phân tích mô hình SWOT của chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng nằm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, là một ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng khắp, trên toàn quốc với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến; phân bố tập trung tại 24 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, việc mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng ở bất kỳ đâu tại lãnh thổ Việt Nam.
Đây được xem là điểm mạnh nhất của NHNo&PTNT so với các TCTD khác trên lãnh thổ Việt Nam. Với mạng lưới trải dài từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi xa xôi đến đồng bằng đã giúp cho NHNo&PTNT có những lợi thế riêng như: thị phần ổn định; số lượng khách hàng dồi dào. Tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo&PTNT dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ. Với những lợi thế đó, chi nhánh NHNo&PTNT có thể dễ dàng mở rộng hoạt động và thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Vì chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng thuộc hệ thống ngân hàng của Nhà nước.
Nên khi ban đầu đi vào hoạt động sẽ được được sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước.
Đây là một điểm mạnh mà tác dụng của nó cũng bao hàm cả yếu tố vô hình; bởi ngân hàng Nhà nước luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng với các Ngân hàng thương mại, là người cứu cánh cuối cùng cho các ngân hàng khi có sự cố xảy ra. Chính điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng về tiềm lực tài chính, nguồn vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ viên chức, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng.
Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ 2 mà chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng có được so với các chi nhánh và TCTD khác địa bàn Huyện. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài nước.
Footer Page 101 of 161.
Do hình thành sớm, chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng được đi vào hoạt động từ năm 1998, là chi nhánh đầu tiên tại Huyện Hữu Lũng, nên chi nhánh đã tạo được một lượng khách hàng truyền thống khá lớn. Một đặc điểm của người Việt Nam nói chung và người tại địa bàn Huyện Hữu Lũng nói riêng là ngại thay đổi điều này đã khiến cho việc tồn tại sớm trên thị trường càng trở thành lợi thế cho chi nhánh. Khi mới thành lập là ngân hàng chuyên doanh nên đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT hiện nay vẫn một phần lớn là các khách hàng truyền thống đã tạo dựng được từ trước. Cùng với đặc điểm của người Việt nam là lười thay đổi; chính điều này đã làm cho tính trung thành của khách hàng tại chi nhánh tăng lên. Sự xâm nhập của các ngân hàng đi sau hay các ngân hàng nước ngoài sẽ khó có ảnh hưởng đến mạng lưới khách hàng của chi nhánh.
Am hiểu thị trường cũng như tâm lý của người dân ở Huyện. Điểm mạnh này cũng xuất phá từ đặc điểm đã tồn tại tương đối lâu trên thị trường. Là ngân hàng hoạt động lâu năm trên thị trường, đã tiếp xúc nhiều năm với khách hàng giúp cho chi nhánh nắm bắt được đặc điểm của thị trường, đồng thời với những năm tích luỹ lâu dài đó chi nhánh sẽ có điều kiện rút ra những quy luật về xu hướng biến động của nhu cầu khách hàng, từ đó sẽ đưa ra được những chính sách hợp lý trong hoạt động cho vay.
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT nói chung là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Các dịch vụ như: Agri-Pay (Chuyển nhận tiền nhiều nơi), Gửi rút nhiều nơi, Chuyển tiền kiều hối, Atransfer (Chuyển tiền qua điện thoại di động) đã thực sự khẳng định thế mạnh không đối thủ cạnh tranh nào có được.
Sự nhanh nhạy trong quản trị điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT phù hợp với cơ cấu và hội nhập. Đó là quá trình cải cách đồng bộ từ cơ cấu bộ máy tổ chức từ trụ sở chính, mạng lưới chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, chuyên môn hóa, hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh doanh, quản lý theo mô hình tập đoàn.
Những điểm yếu :
Hoạt động của NHN&PTNT Việt Nam còn chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, hoạt động hoàn toàn không vì mục đích thương mại. Cơ chế quản lý hiện tại chưa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn tư tưởng của cơ chế xin – cho, còn bị
95
động trong nhiều khâu quản lý. Ngoài ra, năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế.
Ngành nghề mà NHNo&PTNT đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, đây là thị trường chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên như: thiên tai, hạn hán, lũ lụt… nên rủi ro thất thoát là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.
Bên cạnh đó, ông tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của chi nhánh NHNo&PTNT chưa được đầu tư đúng mức, chưa phù hợp với quy mô hoạt động của ngân hàng. Sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức để phân khúc, lựa chọn thị trường phù hợp dẫn đến chính sách chăm sóc khách hàng còn nhiều hạn chế.
Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng còn giới hạn. Đội ngũ cán bộ chưa đồng đều; bên cạnh những cán bộ giỏi, vững chuyên môn vẫn còn nhiều những cán bộ năng lực yếu kém, không hoàn thành tốt công việc được giao. Hơn nữa, thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng vẫn còn mang tính bao cấp. Vì khi tồn tại trong môi trường bao cấp yếu tố cạnh tranh không cao đã vô tình tạo ra cho đội ngũ nhân viên của chi nhánh một thái độ phục vụ thiếu tính tôn trọng đối với khách hàng, điều này đặc biệt nguy hiểm vì sản phẩm ngân hàng là sản phẩm dịch vụ nên những yếu tố về thái độ phục vụ là rất quan trọng; đặc biêt là trong thị trường cạnh tranh như hiện nay. Ngoài ra, công tác quản trị rủi ro của chi nhánh còn thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro trong tương lai.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch), và chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng lại là một ngân hàng huyện miền núi, nên rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao. Áp dụng những mô hình và máy móc thiết bị cao còn nhiều hạn chế tại chi nhánh.
Những cơ hội :
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5.89% trong năm 2011, và là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2009. (Theo báo cáo Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006- 2011 và triển vọng 2012- 2015 của TS. Lê Xuân Nghĩa- phó Chủ tịch ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc Gia). Đây là một dấu hiệu đáng
Footer Page 103 of 161.
mừng cho việc tăng trưởng tín dụng cho vay của các ngân hàng, trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng.
Việt Nam có dân số gần 87 triệu; trong đó tại khu vực Huyện Hữu Lũng có 65000 người (năm 2009) và theo thống kê tại Việt Nam chỉ mới có gần 20% người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là một cơ hội mở ra đối với chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng vì đây là địa bàn tiềm năng để khai thác và mở rộng, cùng với đó còn ít đối thủ cạnh tranh.
Đặc biệt cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngòai rất cao. Do các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hàng hoá quốc tế, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài cũng có nhiều cơ hội thâm nhập và xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam, điều này làm tăng luồng vốn chu chuyển thông qua hệ thống tài chính của chi nhánh cũng gia tăng.
Khi gia nhập vào WTO, chính việc mở cửa thị trường dịch vụ sẽ thu hút nguồn vốn trong nước. Tạo điều kiện huy động các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế và sử dụng vốn có hiệu quả hơn để giảm thiểu rủi ro và các chi phí cơ hội. Nguồn vốn trên thị trường tài chính trong nước trở nên sẵn có hơn và được phân bổ có hiệu quả không chỉ do nguồn vốn quốc tế mà còn do tăng khả năng huy động các nguồn tiết kiệm nội địa nhờ tác động của tự do hoá tài chính và đầu tư. Hơn nữa, do các hạn chế về đầu tư tài chính được dỡ bỏ, chi nhánh NHNo&PTNT sẽ linh hoạt hơn trong việc phản ứng, điều chỉnh hành vi của mình theo các diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để tối đa hoá cơ hội sinh lời và giảm thiểu rủi ro. Quan hệ đại lý quốc tế của ngân hàng trong nước có điều kiện phát triển rộng rãi để tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại phát triển,
Các ngân hàng nước ngoài có nhiều thuận lợi về vốn, công nghệ và quản lý sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam và đó là cơ hội để ta tận dụng nhằm hiện đại hoá công nghệ của ta.
Cơ hội đến từ khách hàng: Hiện nay, việc hiện đai hoá nông nghiệp nông thôn đang là chủ trương chính sách của nhà nước và đang đựơc thực hiên một cách triệt để.
Việc hiện đại hóa đòi hỏi cần có lượng vốn lớn và chi nhánh NHN&PTNT Hữu Lũng chính là sự lựa chọn tốt nhất trong địa bàn Huyện; vì đó chính là khách hàng truyền thống của chi nhánh. Điều này đã tạo thuận lợi cho chi nhánh trong quá trình phát triển. Hơn nữa, tầm nhận thức của người dân đã dần nâng cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản
97
phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng. Có thể nói tâm lý của người dân thích giao dịch với các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ là yếu tố thuận lợi để các ngân hàngtrong nước, trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng quan tâm khai thác.
Những thách thức :
Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên dự báo sẽ còn nhiều biến động phức tạp, khó lường trước.
Người dân Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại địa bàn Huyện Hữu Lũng nói riêng vẫn còn thói quen cất giữ và thanh toán bằng tiền mặt và chưa thấy được các tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt. Hơn nữa, trình độ khách hàng không cao cũng là một cản trở đối với chi nhánh. Vì khu vực nông thôn nên trình độ dân trí chưa đồng đều, nông dân có trình độ thấp. Chính điều đó ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn đúng mục đich, khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây là những nguyên nhân trực tiếp tạo ra rui ro tín dụng cho vay ở mức cao. Đồng thời nhu cầu của khu vực địa bàn Huyện Hữu Lũng cũng không đa dạng nên việc đa dạng hoá các sản phẩm ngân hàng chưa chắc đã phát huy tác dụng trong tương lai gần.
Sư phát triển nhanh về khoa học công nghệ nói chung,và công nghệ ngân hàng nói riêng đã và đang tạo ra ngày càng nhiều sự khác biệt giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa các ngân hàng lớn và các ngân hàng nhỏ. Trong lĩnh vực ngân hàng thì việc phát triển sản phẩm mới là tốn rất nhiều chi phí do sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm dịch vụ vô hình và có ứng dụng công nghệ cao. NHNo&PTNT là ngân hàng sở hữu nhà nước có máy móc lạc hâu, lại ít đổi mới công nghệ, do vậy khi đứng trước sự phát triển của công nghệ ngân hàng mà không liên tục đổi mới thì sẽ khó mà cạnh tranh được để tồn tại. Tất nhiên, với thị trường là khu vực nông thôn như của Huyện Hữu Lũng với mức thu nhập thấp thì cũng cần phải chú ý hạn chế chi phí, nhưng công nghệ ngân hàng cũng phải đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng cao.
Cùng với đó sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tương lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính lớn mạnh, trình độ quản lý chuyên nghiệp từ nước ngòai đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước nói chung còn nhiều hạn chế so với các ngân hàng nước ngoài về quy mô vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành và quản lý rủi ro. Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh từ các TCTD, TCTD phi ngân hàng và quỹ đầu tư trong và ngòai nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là sự lớn mạnh từ các NHTM cổ phần, liên doanh, nước ngòai hiện ngày càng lớn mạnh về mạng lưới, qui mô, năng lực tài chính…
Footer Page 105 of 161.
Rủi ro thị trường gia tăng cùng với việc tự do hóa thị trường tài chính; lãi suất, tỷ giá và cán cân vốn đựơc tự do hóa, khả năng chịu ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước trên thế giới và khu vực sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập, chưa thật sự bền vững và dễ dàng bị đỗ vỡ khi có những biến động.
Công tác quản lý vĩ mô của Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện để phát triển, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chưa nhất quán, dễ gây tác động đến nền kinh tế vốn đang còn non yếu.
Nguồn nhân lực của chi nhánh NHNo&PTNT vẫn còn thiếu những nguồn lực thực sự có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu công việc; còn có hiện tượng chảy máu chất xám, bởi các nhân viên giỏi, chuyên môn cao thường dễ dàng bị lôi kéo bởi các đối thủ khác.