MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 115 - 119)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình học tập tại trường Đại học Thăng Long và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc áp dụng vào thực tế tại chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng, để thực hiện tốt các giải pháp trên nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay một cách hữu hiệu, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, để từ đó phát triển mở rộng kinh doanh một cách vững chắc, đề nghị các cấp có quan tâm một số vấn đề như sau:

Footer Page 115 of 161.

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Một trong những nguyên nhân lớn gây rủi ro cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng là sản xuất nông nghiệp và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; bởi yếu tố tự nhiên là một yếu tố rất khó kiểm soát, khó dự báo và rất khó lường trước được. Do vậy, chính sách bảo hiểm mùa màng mang một ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn, góp phần giúp hộ sản xuất yên tâm sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho nông dân ổn định cuộc sống, thực hiện được tiết kệm “tích góp phòng cơ”. Như vậy, Nhà nước cần quan tâm và có những chính sách phù hợp để tăng cường chính sách đó.

Điều này vừa hạn chế được rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng lại vừa tránh được tình trạng tái nghèo, tái đói của các hộ sản xuất nông nghiệp khi gặp thiên tai xảy ra, góp phần thực hiện vững chắc chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.

Nhà nước cần hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, trên cơ sở tạo môi trường kinh tế thuận lợi để khuyến khích đầu tư. Trên cơ sở đó tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây khó khăn với hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế còn nhiều biến động; và cũng chính từ nguyên nhân này dẫn đến việc trả nợ của các khách hàng bị ảnh hưởng, gây nên rủi ro không thu được nợ đúng kì hạn.

Tạo lập được một hành lang pháp lý thuận lợi cho ngân hàng hoạt động, hành lang pháp lý này cần phải đủ mạnh để trợ giúp quá trình thanh lý các tài sản, các khoản nợ đóng băng của ngân hàng. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng quản lý, điều hành vĩ mô của nhà nước, đưa ra kế hoạch chi tiết phù hợp với thực tiễn trước khi ban hành các văn bản pháp luật, hạn chế tình trạng sai tới đâu sửa tới đó. Hơn nữa, Nhà nước cần nâng cao hiệu quả và tính thực tiễn của công tác kiểm toán trong nền kinh tế, vì đây là cơ sở cho việc đánh giá năng lực tài chính chính xác của doanh nghiệp, tránh gian lận lừa đảo trong hoạt động kinh tế. Điều này rất thuận lợi cho nền kinh tế nói chung và thiết thực đối với hoạt động ngân hàng nói riêng, giúp cho ngân hàng đầu tư đúng đối tượng, hiệu quả thực sự.

Nhà nước cần sớm xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát từ phía Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; qua đó thực hiện tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động, thường xuyên phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động của các ngân hàng. Cần chú trọng hệ thống ngân hàng phải là đi đầu trong công khai hóa tài chính và có chế độ báo cáo định kỳ hàng năm. Ngoài ra, Chính phủ cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm các nguy cơ có thể xay ra đối với hệ thống ngân hàng hiện nay.

109 3.3.2. Đối với UBND tỉnh và UBND huyện

UBND các cấp cần có các biện pháp tích cực ưu tiên ưu đãi về giá đất, chính sách thuế để cho các đối tượng đầu tư, vay vốn thuận lợi hơn trong địa bàn Tỉnh; cần thực hiện khẩn trương trong việc cấp bìa, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân, để tạo điều kiện cho hộ vay vốn cũng như ngân hàng cơ sở trong việc mở rộng đầu tư cho vay.

UBND tỉnh cần xây dựng các vùng kinh tế trên cơ sở quy hoạch kinh tế theo vùng, nghành nghề, cây, con. Đồng thời, Tỉnh cần chỉ đạo các nghành chức năng xây dựng các dự án khả thi để giúp chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng tiếp cận và thẩm định để mở rộng cho vay theo dự án phục vụ phát triển kinh tế địa phương

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn, trước mắt cần xây dựng các công trình thủy nông phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. UBND Huyện nên có kế hoạch kinh doanh hàng hóa và tạo điều kiện sản xuất nông nghiệp – nông thôn.

3.3.3. Đối với ngân hàng nhà nước

Ngân hàng nhà nước cần có chính sách và biện pháp cụ thể về việc tổ chức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo về các văn bản chế độ, thể lệ của Đảng, của Nhà nước và của nghành, nhất là kiến thức về pháp luật. NHNo&PTNT Tỉnh Lạng Sơn cần đề nghị với NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện giao đơn giá tiền lương theo vùng có phần ưu tiên với các Tỉnh, Huyện miền núi, cụ thể là chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng. Đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ tín dụng tiêu cực, vi phạm chế độ, có tư cách đạo đức kém.

Đề nghị NHNN Việt Nam chỉnh sửa một số biểu mẫu cho vay phù hợp với thực tế và trình độ của hộ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý. Bên cạnh đó, NHNN cần phải có quy định kiểm toán BCTC bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp.

Như hiện nay, do không có yêu cầu bắt buộc phải kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nên ngân hàng khó xác định được tính chính xác, trung thục và hợp lý của các số liệu trên BCTC mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.

NHNN cũng cần chú trọng rà soát lại các văn bản liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay của ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện thống nhất đồng bộ. Cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro được phép tự do mua bán thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp; đây không chỉ là nhu cầu cấp thiết của bản thân ngân hàng mà còn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn và có hiệu quả thì ngân hàng cũng

Footer Page 117 of 161.

phải củng cố và nâng cao vai trò của thông tin nhằm phòng ngừa rủi ro, tránh thiệt hại về tài sản và uy tín của ngân hàng. Để thực hiện được mong muốn đó, trước hết Ngân hàng nhà nước nên cho phép trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tự do mua bán thông tin tài chính kinh tế của doanh nghiệp. Vì hiện nay, việc cung cấp thông tin đầu vào cho trung tâm chưa đầy đủ kịp thời, chính xác dẫn đến hậu quả là thông tin đầu ra của trung tâm không thể phát huy hết tác dụng bởi do thiếu độ tin cậy cao.

Thực hiện hiện đại hóa trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC) để tránh rủi ro trong quyết định cho vay, trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại phải được hiện đại hóa, các thông tin phải được cập nhật thường xuyên liên tục. Ngoài cung cấp các thông tin về hoạt động cho vay, khách hàng vay, ngân hàng nhà nước cần đẩy mạnh thu thập nhiều thông tin về những biến động của tình hình kinh tế, lạm phát, ngành nghề đang phát triển, dự báo về khả năng rủi ro,…để cung cấp nhanh chóng cho các ngân hàng trong đó có chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng. Đồng thời, NHNH cũng cần thiết lập các mối liên hệ với các tổ chức, dịch vụ cung cấp thông tin trên thế giới để có thể khai thác, mua tin khi cần thiết đáp ứng yêu cầu thông tin từ các chi nhánh, đặc biệt là các thông tin về tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng; tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Ban hành quy định về tiêu chuẩn, các yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)