CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ RỦI RO CHO VAY TẠI NHNo&P TNT HỮU LŨNG
2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng
2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng
Qua phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng cho thấy nợ xấu phát sinh ở thành phần cá nhân, hộ gia đình tương đối lớn, tuy có xu hướng giảm trong 3 năm 2009 – 2011, song vẫn chiếm tỷ trọng cao. Kinh tế cá nhân, hộ gia đình là thị trường đầu tư chủ yếu, nhằm khai thác tận dụng những nguồn lao động nhàn rỗi, đánh thức những tiềm năng kinh tế của Hyện, nhưng do khả năng tài chính của thành phần kinh tế này đầu tư cho sản xuất còn hạn chế, vốn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ quản lý yếu kém… trong sản xuất kinh doanh luôn chịu ảnh hưởng biến động thị trường.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không thu hồi được theo kế hoạch dẫn tới tình trạng nợ quá hạn. Năng lực tài chính của khách hàng không lành mạnh không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Một số khách hàng do trình độ còn hạn chế, tính toán kém dẫn tới làm ăn thua lỗ, dự đoán xu hướng đầu ra của sản phẩm không chính xác, khả năng thu hồi vốn để trả nợ gốc không có, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Khách hàng gặp khó khăn bất trắc trong kinh doanh, gặp tai nạn, bị bạn hàng lừa đảo dẫn đến làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng.
Tư chất đạo đức và phẩm chất của khách hàng cũng là một yếu tố, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo ngân hàng để vay vốn. Họ lập ra các phương án sản xuất kinh doanh giả, giấy tờ thế chấp cầm cố, giả mạo hoặc đi vay ở nhiều ngân hàng với
73
một bộ hồ sơ. Ngoài ra, còn có những khách hàng có tình chây lì, không chịu trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn ngân hàng tiến hành đòi nợ. hồ sơ
Ngoài ra, sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, công nghệ, cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc phát triển, mạng lưới cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, trị trường tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn ánh hưởng tới sản xuất của khách hàng.
2.2.3.2 Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng
Thực hiện theo chỉ thị của Chính phủ, trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng luôn phải chú ý đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn nên tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Hiện tại thì chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng có 12 CBTD, chiếm 35,3% trong tổng số cán bộ của chi nhánh, trong đó chỉ có 9 CBTD là người có chuyên môn vững và có kinh nghiệm. Mà thực tế trên địa bàn Huyện hiện nay thì chỉ có duy nhất 1 ngân hàng hoạt động; công việc nhiều, do đó sự quá tải đối với cán bộ tín dụng là điều đáng lo ngại, vì đây là lực lượng quan trọng giải ngân cho nền kinh tế, đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Hệ thống kiểm soát nội bộ còn thiếu bất cập chưa kịp thời phát hiện và xử lý sai sót đang tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng, những vi phạm còn phát hiện chậm và khả năng xử lý chưa tốt.
Xuất phát từ đặc thù của sản xuất nông nghiệp, các món vay chủ yếu là nhỏ lẻ, số lượng món vay lớn, địa bàn kinh doanh trải rộng từ đó làm cho công tác quản lý vốn vay của tín dụng khó khăn.
Cán bộ tín dụng thực hiện sai quy trình nghiệp vụ, thẩm định cho vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, cả nể, thực tế từ đó làm cho họ có những quyết định cho vay không đúng đối tượng, hoặc cho vay vượt nhu cầu vôn dẫn khả năng thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn. Khâu kiểm tra và quản lý nợ sau khi cho vay còn nơi lỏng chưa phát hiện được nợ xấu từ khi có dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Thực hiện khoán tài chính chưa đầy đủ, chưa nghiêm túc dẫn tới chưa gắn trách nhiệm với quyền lợi của người lao động dẫn đến kết quả kinh doanh cuối cùng nên có một bộ phận cán bộ trách nhiệm chưa cao.
Thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay chưa được quan tâm, sử dụng một cách tối ưu. Các dữ liệu, thông tin từ chính ngân hàng, các phương tiện truyền thông đại chúng, và các thông tin khác chưa được khai thác nhiều triệt để phục vụ cho quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo cũng như công tác của CBTD.
Footer Page 81 of 161.
Trình độ CBTD chưa đồng đều và còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Việc thẩm định đánh giá dự án, khách hàng còn mang tính chủ quan định tính của CBTD; sự hiểu biết của CBTD về kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực đầu tư tín dụng còn hạn chế.
CBTD thường sử dụng những kinh nghiệm truyền thống hơn là dựa trên những phân tích tài chính và kỹ thuật để thẩm định dự án. Các phương pháp phân tích dòng lưu chuyển tiền mặt, phân tích về khả năng sinh lời của dự án, phương pháp thẩm định tài chính của dự án chưa được tiếp cận nhiều.
2.2.3.3 Nguyên nhân khác
Lĩnh vực đầu tư của ngân hàng chủ yếu là nông nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu. Mà đây là yếu tố rất khó lường và khó dự báo, gây rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Môi trường kinh tế chưa ổn định, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường mới, chịu nhiều ảnh hưởng và biến động của nền kinh tế thế giới. Môi trường kinh doanh không thuận lợi do những biến động bất lợi của thị trường tài chính, suy thoái khủng hoảng kinh tế thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian gần đây làm cho các ngân hàng chịu nhiều tổn thất.
Sự thay đổi thường xuyên của các cơ chế, chính sách của nhà nước…điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp và ngân hàng. Trong trường hợp có sự điều chỉnh chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà Nước hoặc sự sát nhập hay tách ra của các bộ nghành trong nền kinh tế. Những thay đổi, điều chỉnh đó là cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước, nhưng tùy từng thời kỳ sẽ tác động đến quan hệ giữa ngân hàng và các khách hàng của mình.Việc thực hiện nền kinh tế thị trường, mở cửa tiếp nhận công nghệ và vốn đầu tư bên ngoài, giai đoạn đầu các cơ chế về luật pháo và các nguyên tắc về sở hữu còn nhiều hạn chế có nhiều sơ hở trong quản lý kinh tế ở các nghành, sự điều hành thiếu đồng bộ này dẫn tới sự lợi dụng của một số khách hàng yếu kém, dẫn đến mất vốn, thất thoát tài sản, mất khả năng thanh toán nợ.
Ngân hàng còn chịu nhiều sự chỉ đạo mang tính chất hành chính của ngân hàng cấp trên là NHNo&PTNT Tỉnh Lạng Sơn và các chỉ thỉ của NHNN, nên tính thị trường trong hoạt động kinh doanh còn thấp. Là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, chủ trương hoạt động của các hệ thống ngân hàng NHNo& PTNT nói chung vẫn còn hiện tượng phục vụ những khoản tín dụng cho vay chỉ định hoặc tín dụng của địa phương. Khi đó, tiêu chí xem xét và thẩm định cho vay không phải là hiệu quả hoạt động kinh doanh của dự án cấp tín dụng mà là phục vụ nhu cầu an sinh xã hội và chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.
75
Về tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ cư còn chậm, thủ tục rườm ra, ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay, và gây khó khăn trong công tác xử lý tài sản bảo đảm của các món nợ xấu. Đây cũng là một nguyên nhân các món nợ xấu chuyển từ nhóm thấp sang nhóm cao, kéo dài mà không xử lý được.