Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY TẠI NHNo&P TNT HỮU LŨNG

2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng

Bảng 2.10: Hệ số chất lượng cho vay giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 9,93 16,67 98,9

Nợ xấu / Tổng dư nợ 0,51 0,73 1,08

Nợ xấu/ Nợ quá hạn 5,12 4,38 1,09

Vòng quay vốn tín dụng (lần) 0,43 0,44 0,60

(Nguồn: tính toán dựa trên bảng số liệu) (* Tổng dư nợ tính đến hết năm 2008 = 190.531 triệu đồng)

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tiền vốn chi nhánh cho khách hàng vay có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Năm 2009, chi nhánh cho vay 100 đồng thì có 9,93 đồng là nợ quá hạn; năm 2010, do chi nhánh kiểm soát kém nên chỉ số này tiếp tục tăng lên 16,67 đồng; đặc biệt sang đến năm 2011 tăng mạnh 98,9 đồng. Ta thấy rằng hệ số Nợ quá hạn / Tổng dư nợ năm 2011 là quá lớn, vượt quá

Footer Page 93 of 161.

chuẩn mực của NHNN gấp nhiều lần. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do cuộc khủng hoảng nợ xấu năm 2011 và bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp không trả được nợ đúng hạn cho chi nhánh, khiến cho nợ quá hạn của chi nhánh gia tăng, điều đó cho thấy chất lượng cho vay của chi nhánh sụt giảm nghiêm trọng; từ đó cũng phần nào phản ảnh hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hữu Lũng là chưa đạt kết quả đặt ra.

Nợ xấu/ Tổng dư nợ: Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm, chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tiền vốn chi nhánh cho khách hàng vay có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Năm 2009, cứ 100 đồng chi nhánh cho vay là có 0,51 đồng nợ xấu, nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ nợ xấu trong nhóm nợ quá hạn tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản trị rủi ro. Đến năm 2010, chi nhánh vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới mức 1% với con số 0,73%. Tuy tỷ lệ này có tăng so với năm 2009 song chưa có gì đáng lo ngại vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Nhưng sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên mức 1%

với con số 1,08%, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ xấu khiến nợ xấu tăng lên tại chi nhánh, dư nợ vẫn tăng song tốc độ tăng không cao. Thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT chưa thực sự hiệu quả cùng với chất lượng CBTD chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, theo báo cáo hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 mới gần đây của NHNo & PTNT Hữu Lũng, đã cho thấy một con số khả quan hơn. Chi nhánh đã có được kết quả tốt hơn khi nâng tổng dư nợ lên 250.155 triệu đồng, so với 6 tháng cùng kỳ năm 2011, dư nợ tăng 139.320 triệu đồng nhưng tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống đáng kế còn 0,46% trên tổng dư nợ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của toàn thể CBTD trong việc khắc phục những nhược điểm và khó khăn trong năm 2012. Thể hiện sự nỗ lực trong việc phát triển chính sách tín dụng lành mạnh của chi nhánh cùng với nỗ lực trong công việc của các CBTD đối với việc thu nợ cũng như việc tìm ra các giải pháp nhằm tránh chuyển dư nợ trong hạn sang nợ quá hạn thông qua các công tác phân tích, thẩm định, thay đổi món cho vay cũng như lựa chọn các khách hàng có khả năng tài chính tốt có trách nhiệm với khoản tín dụng vay của ngân hàng để hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn giữ được sự ổn định giúp cho ngân hàng kinh doanh tốt hơn.

Nợ xấu/ nợ quá hạn: Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tiền nợ quá hạn có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Năm 2009, cứ 100 đồng nợ quá hạn là có 5,12 đồng nợ xấu.

Năm 2010, tỷ lệ này giảm cụ thể: Trong 100 đồng nợ quá hạn chỉ còn 4,38 đồng nợ xấu, điều này cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi

87

ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Sang đến năm 2011, tỷ lệ này đã giảm mạnh, có nghĩa là trong 100 đồng nợ quá hạn thì có 1,09 đồng là nợ xấu; nguyên nhân là do nợ nhóm 2 trong những tháng cuối năm của chi nhánh tăng mạnh.

Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của chi nhánh, nó cho ta biết thời gian thu hồi nợ tại chi nhánh là nhanh hay chậm. Từ bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng qua các năm có sự biến động không đáng kể. Cụ thể, năm 2009 là 0,43 vòng, năm 2010 tăng nhẹ lên 0,44 vòng, năm 2011 tăng lên 0,60 vòng. Qua đó ta thấy hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung vào mục tiêu đôn đốc thu hồi nợ, đề ra các chính sách phù hợp để giảm thiểu nợ xấu, từ đó duy trì sự ổn định vòng quay vốn tín dụng qua các năm. Hơn nữa, trong tình hình khó khăn chung năm 2011 của toàn bộ hệ thống ngân hàng của cả nước, chi nhánh đã có vòng quay vốn tín dụng tăng tương đối; điều này phần nào cho ta thấy sự cố gắng của chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay trước bối cảnh kinh tế năm 2011.

Bảng 2.11: Tình hình thu lãi cho vay giai đoạn năm 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

2010/ 2009 2011/2010 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Thu lãi

cho vay 76.913 90,56 86.431 87,43 131.973 85,91 9.518 12,38 45.543 52,69 Tổng thu

lãi 84.930 100 98.857 100 153.618 100 13.927 16,40 54.761 55,39 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Năm 2009, lãi thu từ cho vay là 76.913 triệu đồng, chiếm 90,56% trong tổng thu lãi. Năm 2010, lãi thu từ cho vay tăng lên 86.431 triệu đồng, chiếm 87,43%, tăng 9.518 triệu đồng so với năm 2009, tương đương tăng 12,38%. Sang đến năm 2011, lãi thu từ cho vay tăng lên 131.973 triệu đồng, chiếm 85,91% tổng thu lãi, tăng 45.543 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 52,69%. Doanh số cho vay kinh doanh của chi nhánh nhìn chung trong 3 năm 2009 – 2011 liên tục tăng kéo theo thu lãi cho vay của chi nhánh tăng là điều hợp lý. Tuy nhiên, ta nhận thấy tỷ trọng thu lãi cho vay tuy vẫn chiếm phần lớn trong tổng thu lãi nhưng nó lại đang có xu hướng giảm qua các năm. Sự giảm sút này do một số các nguyên nhân như: lãi suất cho vay ở một số khoản mục cho vay giảm đặc biệt là cho vay ngắn hạn, bởi cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng

Footer Page 95 of 161.

khá lớn trong tổng cho vay; tỷ trọng dư nợ tăng nhưng tốc độ tăng không lớn. Ngoài ra, cũng do một nguyên nhân khách quan nữa, đó là trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động cho vay tương đối là rủi ro; vì vậy chi nhánh đang chuyển hướng tăng tỷ trọng nguồn thu lãi từ các sản phẩm khác lên như lãi từ tiền gửi, các dịch vụ và các khoản đầu tư khác để tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2011, phần chênh lệch thu lãi kinh doanh so với tổng thu lãi lên tới gần 20%. Phần chênh lệch của phần đó được chi nhánh bù đắp từ thu lãi thông qua một số hoạt động khác như gửi tiền, đầu tư các khoản mục khác…

Ta thấy được rằng chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng đang có những chính sách giảm thiểu rủi ro cho vay từ đó nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay.

Bảng 2.12: Hệ số thu nhập cho vay giai đoạn năm 2009 – 2011

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Thu lãi cho vay/ Tổng thu lãi 90,56 87,43 85,91 Thu lãi cho vay/ Tổng dư nợ 42,47 40,09 64,84 (Nguồn: Tính toán dựa trên bảng số liệu) Thu lãi cho vay/ Tổng thu lãi: Hệ số này cho biết trong 100 đồng tiền lãi của chi nhánh có bao nhiêu đồng lãi từ cho vay. Năm 2009, cứ 100 đồng tiền lãi thì có 90,56 đồng là lãi từ cho vay. Đây là một tỷ lệ cao chứng tỏ hiệu quả trong hoạt động cho vay của chi nhánh mang lại nguồn thu nhập lớn cho chi nhánh. Năm 2010, giảm nhẹ xuống còn 87,43 đồng. Năm 2011, hệ số này giảm xuống còn 85,91 đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng chậm trễ trong việc trả lãi vay cho chi nhánh; tuy nhiên chi nhánh vẫn liên tục đôn đốc khách hàng trả lãi đúng hạn nên vẫn duy trì được tỷ lệ này trong khả năng có thể kiểm soát được.

Thu lãi cho vay/ Tổng dư nợ: Hệ số này cho biết trong 100 đồng tiền vốn chi nhánh cho khách hàng vay thì có bao nhiêu đồng chi nhánh đã thu được lãi. Năm 2009 hệ số này đạt 42,47 đồng, năm 2010 giảm nhẹ còn 40,09 đồng, sang đến năm 2011 lại tăng tương đối lên 64,84 đồng. Có thể nhận thấy hệ số này trong năm 2009 khá cao, đến năm 2010 thì tăng nhẹ không đáng kế, và có xu hướng tăng mạnh trong năm 2011.

Điều này cho thấy chi nhánh đã có sự cố gắng nỗ lực trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ gốc và lãi, đồng thời cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro cho vay tại chi nhánh

89

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)