CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN HỮU LŨNG TỈNH LẠNG SƠN
2.3 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&P TNT HỮU LŨNG
2.3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng cho vay
Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng được tổ chức thành 4 khối cơ bản của quy trình cho vay. Tùy theo quy mô hoạt động của ngân hàng và tính chất của loại hình cho vay, một bộ phận có thể đảm nhiệm một hoặc một số khâu của quy trình cho vay. Đối với chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Hữu Lũng thì phòng Tín dụng đảm nhiệm vai trò phân tích, nghiên cứu và tiến hành thẩm định cho vay; cụ thể như sau:
Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chiến sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Phân tích kinh tế theo nghành, nghề kinh tế kỹ thuật, doanh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền
Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, nghành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất Tổng giám đốc cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo& TNT trực thuộc trên địa bàn. Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh cấp Tỉnh quy định, chỉ định theo ủy quyền của Tổng giám đốc chi nhánh cấp dưới. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới, đồng thời nộp hồ sơ trình Tổng giám đốc (qua bản thẩm định) để xem xét phê duyệt thẩm định khoản vay do Tổng giám đốc quy định
Footer Page 83 of 161.
hoặc do Giám đốc chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh; tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Tiến hành công tác thẩm định: Đầu tiên chi nhánh phải thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng cho vay. Thẩm định các khoản vay do Giám đốc chi nhánh Hữu Lũng quy định, chỉ định theo ủy quyền của Giám đốc chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn và thẩm định những món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh cấp dưới. Thẩm định các khoản vay vượt mức phán quyết của giám đốc chi nhánh huyện Hữu Lũng, đồng thời nộp hồ sơ trình Giám đốc chi nhánh tỉnh Lạng Sơn (qua Phòng thẩm định) để xem xét phê duyệt.
Thẩm định các khoản vay do Tổng giám đốc quy định hoặc do Giám đốc chi nhánh Tỉnh Lạng Sơn quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh tỉnh hoặc do Giám đốc chi nhánh Hữu Lũng quy định trong mức phán quyết cho vay của Giám đốc chi nhánh huyện Hữu Lũng. Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
2.3.2. Các biện pháp NHNo&PTNT thực hiện để quản trị rủi ro cho vay Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Hữu Lũng bao gồm: các định hướng về nghành, lĩnh vực đầu tư, các quy định về danh mục và quản lý danh mục đầu tư, xây dựng giới hạn cho vay với các khách hàng doanh nghiệp, quy định về thẩm quyền quyết định tín dụng, xây dựng quy trình cho vay, trong đó chia bộ phận tín dụng thành ba phần hoạt động riêng trong các việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quản lý rủi ro và quản lý nợ, các quy định về kiểm tra sau khi cho vay và xử lý đối với các khoản vay có vấn đề, quy định về việc sử dụng đảm bảo trong tiền vay…
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:
Hoạt động phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của NHNo&PTNT Hữu Lũng thực hiện theo Quyết định 493/QĐ-NHNN, quyết định số 18/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam. Các khoản nợ được chia làm 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý,nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Một số căn cứ để NHNo&PTNT Hữu Lũng phân loại nhóm nợ: Căn cứ vào đánh giá chủ quan của ngân hàng về các dấu hiệu rủi ro; căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính của khách hàng; thái độ của khách hàng trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của ngân hàng; căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản nợ…
77
Hoạt động phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro của NHNo&PTNT Hữu Lũng được thực hiện thường xuyên mỗi quý một lần. Còn đối với các khoản nợ xấu thì hàng tháng tiến hành phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng. Việc đưa ra các quy định rõ ràng sẽ giúp chi nhánh thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro chính xác hơn. Mặc dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng chi chí của chi nhánh từ đó gây ảnh hưởng tới lợi nhuận, nhưng việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro giúp chi nhánh quản trị và hạn chế rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn.
Thực hiện chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng
Chi nhánh đã áp dụng quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Đặc biệt là áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại NHNo & PTNT Việt Nam. Đây là một quy trình đánh giá xuất sắc một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với ngân hàng cho vay như: không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác.
Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng được chính xác thì NHNo&PTNT phân chia khách hàng ra làm 2 nhóm lớn: nhóm khách hàng là doanh nghiệp, nhóm khách hàng là cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình). Thông qua chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng, chi nhánh sẽ có thể phát hiện ra các dấu hiệu dẫn đến rủi ro tín dụng, và cán bộ tín dụng sẽ lập tức tiến hành kiểm tra khoản vay:
Kiểm tra hồ sơ khoản vay: kiểm tra tính đầy đủ và cập nhật của hồ sơ, không có điều gì trong hồ sơ có thể gây guy hiểm cho ngân hàng, những thông tin trong hồ sơ phải là thông tin thật.
Kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo: tất cả các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo đều được kiểm tra để chắc chắn chúng hoàn chỉnh và đầy đủ.
Định giá tài sản đảm bảo: định giá chính xác giá trị hiện tại của tải sản đảm bảo, nếu bị đánh giá giảm thì yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp.
Bảo đảm tiền vay
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó NHNo&PTNT Hữu Lũng cũng rất
Footer Page 85 of 161.
chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức:
thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sản không có giấy tờ về quyền sở hữu (nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất), một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.
Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro cho vay
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của NHNo&PTNT Hữu Lũng. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng tín dụng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi, mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của các phòng khác đang còn rất hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.
Công tác xử lý nợ quá hạn
Định hướng chung của NHNo & PTNT trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng phù hợp với thực tế.
Những giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:
Với những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi ( khoản nợ quá hạn thanh toán dưới 360 ngày ) các cán bộ tín dụng của NHNo&PTNT Hữu Lũng đã tích cực xuống cơ sở để thúc dục khách hàng , nghiên cứu tình hình của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để thu hồi các khoản nợ quá hạn, hạn chế tối đa rủi ro mất vốn mang lại cho ngân hàng. Tiếp tục ra hạn nợ cho các khách hàng có tình hình tài chính khó khăn nhưng đang có khuynh hướng làm ăn hiệu quả trở lại. Bên cạnh đó, cán bộ nhân
79
viên ngân hàng cũng thực hiện tư vấn cho khách hàng về nhiều vấn đè như sản xuất, bán hàng quản lý vốn…thực hiện giãn nợ hoặc hoặc áp dụng mức lãi suất ưu đãi đặc biệt cho một số khách hàng nhằm mục đích thu hồi lại nguồn vốn đã cho vay, hạn chế tổn thất.
Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm thu lại các khoản nợ quá hạn mà chi nhánh vẫn không thu hồi được vốn thì chi nhánh phải dùng đến các biện pháp thanh lý đối với các khoản nợ khó đòi bằng việc dựa vào các công cụ pháp lý buộc thu nợ. Chi nhánh sẽ bán đi các tài sản thế chấp để cầm cố hoặc bán đi nhằm tối thiểu hóa những tổn thất của chi nhánh.
Thực hiện phân tán rủi ro
Đa dạng hóa phương thức cho vay, đa dạng hóa khách hàng, không tập trung vào một khách hàng/ nhóm khách hàng mà tiến hành cho vay nhiều đối tượng khách hàng, nhiều nghành kinh tế…Đối với các khách hàng có nhu cầu vay lớn thì chi nhánh thực hiện cho vay đồng tài trợ trong đó các ngân hàng thành viên là các chi nhánh của ngân hàng NHNo & PTNT Hữu Lũng. Đội ngũ nhân viên của chi nhánh đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và chi nhánh cũng luôn quan tâm duy trì, củng cố khách hàng truyền thống.