Chương 2: VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
2.2. VAI TRÒ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA MẶT TRẬN TQVN VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
2.2.1. Vai trò tham gia phối hợp của Mặt trận TQVN trong việc phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân
Chế độ ta là chế độ dân chủ. Dân chủ không chỉ đơn giản là người dân
được hưởng một số quyền (và thường hàm ý được ai đó Đảng, Nhà nước ban cho) mà phải hiểu là quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Nhân dân vừa trực tiếp thực hiện (nhưng chưa nhiều) vừa ủy quyền cho các thiết chế đại diện thay mình thực hiện dưới sự giám sát của mình. Các thiết chế đại diện phải thể hiện và thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân. Với ý nghĩa đó việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực của mình cũng như việc phải lắng nghe, thực hiện ý kiến, kiến nghị của nhân dân, quan tâm giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ các quyền dân chủ là những nội dung rất cơ bản, cốt lõi của đời sống chính trị-xã hội của một thể chế dân chủ. Trong hoạt động này có sự tham gia của nhiều chủ thể: tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan đại diện quyền lực, các đoàn thể chính trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân - cũng đóng một vai trò quan trọng thể hiện trong sự phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện. Vai trò và sự phối hợp này của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ghi nhận trong pháp luật và thực tiễn hoạt động trên một số lĩnh vực sau:
2.2.1.1. Về tham gia, phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phối hợp, tham gia với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, vận động nhân dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội” [34, K1,2 Đ. 7].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cùng với việc tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, Mặt trận Tổ quốc hướng dẫn và đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh”, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động giám sát, thực hiện dân chủ cơ sở, giám sát đầu tư của cộng đồng, giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; tổ chức tiếp dân, hướng dẫn, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và theo dõi việc giải quyết; tổ chức thực hiện, mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", triển khai ngày càng sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, bão lụt. Các cuộc vận động, phong trào đã được các tầng lớp nhân dân đồng tình và nhiệt liệt hưởng ứng, được các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, được các cấp chính quyền phối hợp ngày càng chặt chẽ, đã góp phần tích cực vào việc xoá đói, giảm nghèo, đã làm mới và sửa chữa hàng vạn ngôi nhà tình thương, nhà đại đoàn kết cho người nghèo, thăm hỏi động viên nhân dân vùng bị thiệt hại, động viên khắc phục hậu hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Để quản lý đất nước và xã hội, Nhà nước phải từng bước xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện pháp luật đó sao cho có hiệu quả. Đây cũng là yêu cầu khách quan đặt ra đối với Nhà nước pháp quyền là coi trọng pháp luật (thượng tôn pháp luật). Tuy nhiên, muốn cho pháp luật đi vào thực tế cuộc sống thì một nhiệm vụ quan trọng đó là phải tổ chức tuyên truyền để cho nhân dân - người thực hiện pháp luật hiểu và tuân
thủ các quy định của pháp luật. Do có cơ sở xã hội rộng lớn, nên Mặt trận có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân; động viên nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước ban hành. Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều là thành viên trong hệ thống chính trị. Tuy chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động có khác nhau, nhưng đều là công cụ để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình. Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định tại Hiến pháp và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Mọi chủ trương, chính sách, pháp luật cũng như các hoạt động của nhà nước, nếu nhận được sự ủng hộ, tham gia của Mặt trận sẽ là một nhân tố quan trọng dẫn đến thành công khi đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống.
Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16-12-2004 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 212) và Đề án thứ 2 trong Đề án chi tiết thuộc Chương trình này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 28/06/QĐ-TTG ngày 28-01-2006 (gọi tắt là Đề án 2-212) quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc các cấp về phối hợp tuyên truyền phổ biến pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được lồng ghép vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thông qua hoạt động của Ban Công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để từ đó phổ biến từng hộ gia đình. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là thế mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được
thực hiện bằng nhiều hình thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, thông qua các cuộc vận động chính trị của các tổ chức thành viên; các hội nghị chuyên đề theo các đối tượng xã hội; qua việc tổ chức các phong trào rộng lớn trong nhân dân như Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư", phong trào giúp nhau làm kinh tế, phong trào bảo vệ trật tự an toàn trên địa bàn khu dân cư, phong trào tiết kiệm, chống lãng phí v.v...Tuyên truyền bằng panô, áp phích, các hình thức cổ động, tờ gấp v.v... Qua tuyên truyền, vận động đã tiến hành thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân về những điểm không phù hợp để có kiến nghị với Nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và hợp lòng dân.
2.2.1.2. Vai trò tham gia, phối hợp trong thực hiện dân chủ cơ sở Xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước, khi mà tình trạng yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở và vấn đề mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, làm sói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây nên tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở nhiều địa phương; ngày 18 tháng 2 năm 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta có một văn bản riêng về vấn đề này. Việc ban hành Chỉ thị quan trọng này của Đảng chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước;
thực hiện tốt phương châm: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” nhằm phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng đang xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước ta. Qua đó nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần to lớn vào
nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; bởi đó là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Trên cơ sở đó, ngay trong năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đó được thay bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP và nay đã được nâng lên thành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007). Khoản 3 Đ.
7 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc tham gia với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn nhân dân xây dựng hương ước, quy ước về nếp sống tự quản ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cộng đồng dân cư khác ở cơ sở phù hợp với pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân”. Sau khi Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành, Uỷ ban Trung ương Mặt trận TQVN và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN ngày 17 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều, trong đó có cụ thể hóa việc MTTQ cấp xã chủ trì phối hợp tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; lấy ý kiến nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp trên quyết định những việc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do hội đồng nhân dân cấp xã bầu (Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã).