Chương 2: VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
2.4. VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TẬP HỢP XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM
2.4.2. Mặt trận TQVN vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động xây dựng sự đồng thuận xã hội nhằm tham
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong gần 82 năm qua, với những tên gọi khác nhau luôn gắn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng gắn với phong trào cách mạng, phong trào thi đua yêu nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong công cuộc đổi mới, Mặt trận đã và đang phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát động rộng rãi các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân. Trong các nội dung hoạt động đó, việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động đã được Mặt trận các cấp triển khai và tổ chức vận động trong cả nước, xuống từng cơ sở, địa bàn dân cư, mang lại hiệu quả thiết thực.
Mặt trận đã khởi xướng và chủ trì phối hợp nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào rộng lớn và lâu dài mang tính toàn dân, toàn diện, nổi bậc trong những năm gần đây là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”… Đây là những cuộc vận động trong thời kỳ đổi mới đất nước và đổi mới công tác Mặt trận, có đóng góp to lớn trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua yêu nước nói chung và có tác dụng rõ rệt vào việc nâng cao vai trò của Mặt trận trong giai đoạn mới.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trải qua hơn 15 năm ra đời và phát triển với nội dung ngày càng mở rộng và thiết thực phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương, cơ sở và đã đem lại những hiệu quả thiết thực trên nhiều mặt của cuộc sống nhân dân, thu hút được sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân qua đó góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, làm cho kỷ cương phép nước và ý nguyện của nhân dân gặp nhau, tạo nên sự thống nhất giữa ý Đảng, lòng dân. Cuộc vận động được nhân dân tự nguyện tham gia ngày càng nhiều và có nội dung thiết thực, thúc đẩy phong trào thi đua xóa đói giảm nghèo, làm nhà cho người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và xây dựng xã hội học tập, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở.
Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” trải qua hơn 10 năm đã mang đậm tính nhân văn sâu sắc đã được các cấp, ngành, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài và nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài tại Việt Nam tích cực hưởng ứng và đạt kết quả; góp phần thiết thực chăm lo cho người nghèo,
đóng góp vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, tăng cường sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp vào thành tựu chung của cả nước. Thực hiện lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN các cấp và các tổ chức thành viên đã triển khai nhiều hoạt động phong phú, đẩy mạnh vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, tập trung đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội, góp phần thiết thực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là các gia đình chính sách, các hộ nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào vùng bị thiệt hại do thiên tai, bão lụt… Kết quả đã đem lại niềm vui cho hàng triệu người nghèo, niềm tin cho nhân dân, đồng thời làm phong phú thêm truyền thống đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc ta, nhằm khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể và toàn xã hội đối với người nghèo trong cả nước…
Nhằm tập hợp, đoàn kết các giới đồng bào trong các giai tầng xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, Mặt trận đã tích cực phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc và chủ nghĩa nhân văn, tương thân tương ái của dân tộc trong mỗi người dân mang trong mình dòng máu “con Lạc, cháu Hồng” thông qua những lời hiệu triệu, lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQVN. Tiêu biểu như: Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch đối với các giới đồng bào ở trong và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước phát huy truyền thống “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, nhường cơm sẻ áo, cứu trợ giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai bão lũ; Lời kêu gọi toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường;
Lời kêu gọi toàn dân kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững… Với chủ trương đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài ý thức chủ quyền bảo vệ biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ, Mặt trận thôi thúc và phát huy mạnh mẽ truyền
thống yêu nước của mỗi người dân và đồng bào ta ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể của mình, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế. Qua đó góp phần to lớn vào việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xoá bỏ những mặc cảm, trong một bộ phận cộng đồng người Việt đang sinh sống ở nước ngoài… Đồng thời, để không ngừng phát triển tình hữu nghị, tình cảm và sự giúp đỡ trong sáng của nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước anh em, qua đó mở rộng đoàn kết quốc tế, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận TQVN đã ra lời kêu gọi toàn dân tự nguyện tham gia ủng hộ nhân dân các nước khi gặp khó khăn, hoạn nạn…
Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên đã bám sát các Nghị quyết của cấp uỷ, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu của Đại hội MTTQVN các cấp để tiếp tục củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đi đôi với thực hiện tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân; góp phần xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Các tổ chức thành viên đã phát động nhiều phong trào có hiệu quả thiết thực trong đoàn viên, hội viên như: Phong trào "Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm", “Lao động giỏi, sáng tạo giỏi” của Liên đoàn Lao động; phong trào "Nông dân sản xuất giỏi" của Hội Nông dân tỉnh; phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Phong trào Thanh niên tình nguyện” trong ĐVTN; phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc" và "Phụ nữ
làm kinh tế giỏi, chống tham ô lãng phí, cần kiệm để xây dựng đất nước" của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; phong trào "Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện" của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; phong trào Giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của Hội Cựu chiến binh tỉnh…; cùng các hoạt động của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Hội Khoa học lịch sử, Liên hiệp các hội KH-KT tỉnh, Ban đại diện Hội người Cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị, Liên minh các Hợp tác xã, Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh,... đã có nhiều đóng góp tạo nên phong trào, cuộc vận động phong phú trong quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các phong trào và các cuộc vận động trong thời gian qua.
Nhân dân hăng hái hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thay đổi phương thức canh tác. Đã hình thành nhiều mô hình, điển hình đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế ở cơ sở.
- Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" Mặt trận các cấp đã cụ thể hoá các nội dung theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau ở cộng đồng dân cư, nhất là trong giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, nhân đạo, từ thiện. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã thực sự trở thành ngày hội biểu dương tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư. Số khu dân cư được công nhân danh hiệu khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hoá hàng năm đều tăng.
- Cuộc vận động "Ngày vì người nghèo" tiếp tục tạo sự chuyển biến tích cực góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo các năm. Ban vận động động quỹ Ngày vì người nghèo các cấp trong tỉnh đã huy động được hàng trăm tỉ đồng từ
nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm;
đã hỗ trợ xây dựng trên 18.000 “Nhà đại đoàn kết”, “Nhà tình nghĩa”, “Nhà mơ ước”; xây dựng 31 trường mẫu giáo, hỗ chợ ngàn hộ nghèo được hỗ trợ vốn sản xuất, khám chữa bệnh, học sinh nghèo được giúp đỡ; đồng bào các dân tộc thiểu số, bà con dân Thủy Diên, dân Vạn Đò Sông Hương cơ bản đều có nhà ở ổn định, đời sống được nâng lên, diện mạo đô thị khang trang, nông thôn có nhiều khởi sắc.
- Trong công tác khắc phục hậu quả bão lụt được Mặt trận và các tổ chức thành viên tích cực tham gia, đã tiếp nhận sự động viên, giúp đỡ kịp thời của hàng trăm lượt đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước; kịp thời hỗ trợ cho các hộ nghèo, các nạn nhân của bão lụt sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất. Quá trình tiếp nhận, quản lý và tổ chức cứu trợ chặt chẽ, nhanh chóng, sát với đối tượng, tạo được niềm tin của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đến cứu trợ tại tỉnh nhà.
- Các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được đẩy mạnh và đạt những thành tích quan trọng.
Phong trào “Toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư" được triển khai thực hiện tích cực. Các mô hình tự quản an toàn giao thông được xây dựng và phát triển đồng thời với việc đưa nội dung đảm bảo trật tự an toàn giao thông vào quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư; tổ chức ký cam kết về bảo đảm an toàn giao thông... Phong trào Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được UBMTTQVN và các tổ chức thành viên như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... thường xuyên phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh triển khai thực hiện và được quần chúng nhân dân tham gia, hưởng ứng tích cực.
- Công tác đoàn kết, phát huy vai trò của các chức sắc và tín đồ các tôn
giáo trong tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động của các tôn giáo ngày càng đi vào nề nếp, tuân thủ pháp luật, quan hệ phối hợp giữa các tổ chức tôn giáo với chính quyền, Mặt trận các cấp ngày càng tốt hơn.
- Trên lĩnh vực đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, hệ thống Mặt trận đã phối hợp với các tổ chức tôn giáo hợp pháp và các ngành chức năng giải thích, vận động nhân dân, đặc biệt là bà con có đạo nâng cao ý thức cảnh giác, kịp thời đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động của phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Mặt trận các cấp tập trung khơi dậy truyền thống quê hương cách mạng, một lòng một dạ theo Đảng, tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Các chương trình dự án của Nhà nước được đầu tư thực hiện có hiệu quả, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của bà con không ngừng tăng lên, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm rõ rệt. Tỷ lệ nghèo năm 2004 là 40% đến năm 2007 giảm còn 27,5%. Sự nghiệp giáo dục ở vùng núi không ngừng phát triển; công tác chăm sóc sức khỏe, truyền thông dân số, bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vững; tinh thần làm chủ, tự lực, tự cường của đồng bào được phát huy; lòng tin của đồng bào vào Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc ngày càng vững chắc.
- Trong hoạt động đối ngoại nhân dân, Mặt trận và các tổ chức thành viên như Đoàn TNCS HCM, Hội LHPN, Hội Nông dân, LĐLĐ tỉnh, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh,… đã có nhiều hình thức mở rộng hoạt động ngoại giao nhân dân, góp phần giới thiệu, tuyên truyền giải thích các chủ trương của Đảng, Nhà nước, về những thành tựu trên các lĩnh vực kinh - xã hội của đất nước, quê hương và là cầu nối, tạo điều kiện để bà con Việt kiều về thăm người thân và
đầu tư xây dựng quê hương. Hội Thân nhân Việt kiều của tỉnh đã được thành lập, bước đầu có những hoạt động thiết thực trong công tác đối ngoại nhân dân... Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng được đẩy mạnh qua các kỳ tổ chức Festival Huế 2004, 2006 và các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao trong khu vực và quốc tế; thông qua tiếp đón, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh nhà.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, xây dựng cuộc sống mới trong cộng đồng dân cư, trong xã hội, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố và mở rộng, mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với Đảng, chính quyền và Mặt trận ngày càng bền chặt; tạo động lực chủ yếu góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, phấn đấu xây dựng Thừa Thiên phát triển nhanh, bền vững sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Kết luận chương 2
Là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và tạo nên sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ; tham gia xây dựng, phản biện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng củng cố chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong thời gian qua, Mặt trận TQVN đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động và có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố, tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc - nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những kết quả và thành tựu đã đạt được cũng còn những mặt yếu kém, hình thức, đồng thời do yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế cũng có nhiều vấn đề mới đặt ra cho nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận, đòi hỏi Mặt trận phải xác định rõ hơn vị trí, vai trò và các chức năng, nhiệm vụ chính của mình để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện tốt nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động; làm tốt vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tiếng nói đại diện cho các tầng lớp nhân dân; tích cực tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội như tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội…; phát huy dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội góp phần tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.