Các kết quả nghiên cứu về cây hoa Lilium ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến của hà lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa chi lilium (lily, loa kèn) ở việt nam (Trang 40 - 45)

PHẦN II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU HOA LILIUM

IV. Các kết quả nghiên cứu về cây hoa Lilium ở Việt Nam

4.1. Kết quả điều tra, thu thập tập đoàn giống hoa Lilium hoang dại

Đến năm 2008, ở nước ta đã phát hiện thấy 3 loài hoa lily là: cây Bách hợp (L.brownii.F.E Brow war oldiseteriwils), mọc hoang dại trên các đồi cỏ Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn có vẩy củ thân dùng làm thuốc, loài Lilium Poilanei Gagnepain có ở đồi cỏ Sapa, Hoàng Liên Sơn và Lilium arboricola (Sa Pa - Lào Cai) (Vũ Quang Khánh, 2008)[10].

4.2. Kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm, tuyển chọn và lai tạo giống hoa Lilium 4.2.1. Kết qu kho nghim, tuyn chn ging hoa Lilium

Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Văn Tỉnh và cộng sự đã tiến hành nhập nội tập đoàn 23 giống hoa lily của Hà Lan và trồng thử nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2002 – 2006. Kết quả đã chọn lọc được 2 giống là giống Sorbonne và Acapulco có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, 2 giống này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 5/2006 và cho phép sản xuất thử ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam, đến tháng 6/2009 giống Sorbonne được công nhận là giống chính thức. Hiện tại Sorbonne đã trở thành giống lily chủ lực của sản xuất hoa lily (cắt cành và trồng chậu) trong vụ đông tại miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Tỉnh, 2009) [20].

Trần Duy Quý [11] khi trồng khảo nghiệm 10 giống lily thơm và 10 giống lily không thơm nhập nội từ Hà Lan kết luận: có 2 giống lily thơm là Barbados, Almoata và 4 giống lily không thơm là Amazone, Avelino, Brunello, Gironde khá phù hợp với điều kiện Đà Lạt - Lâm Đồng.

Đào Thanh Vân [22] đã nghiên cứu đặc điểm của một số giống hoa lily tại Mẫu Sơn- Lạng Sơn. Kết quả cho thấy 3 giống Star Fighter, Tiber và Siberia có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trên đất Mẫu Sơn.

Đinh Ngọc Cầm đã khảo nghiệm 3 giống hoa lily thơm vụ thu đông 2003- 2004 tại Sapa. Kết quả cho thấy: giống Siberia, Sorbonne, Tiber đều thể hiện được các đặc điểm của giống gốc, khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu của Sapa.

Các tác giả Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Duyên và cộng sự, 2010 [6] đã tiến hành nhập nội tập đoàn 3 giống hoa loa kèn của Hà Lan gồm: Raizan (đặt tên là Tứ Quý), White fox, Gelria và trồng khảo nghiệm ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2005 – 2009. Kết quả đã tuyển chọn được giống loa kèn Tứ Quý có khả năng sinh trưởng,

phát triển tốt, chất lượng hoa cao, có khả năng trồng quanh năm và giống này đã được Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống tạm thời tháng 6/2009.

4.2.2. Kết qu lai to ging hoa Lilium Vit Nam

Ở Việt Nam, công tác tạo giống cây hoa chi Lilium vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, tuy nhiên cũng đã bước đầu đạt được một số kết quả khả quan.

Năm 2007, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ninh Thị Thảo đã bước đầu nghiên cứu việc ứng dụng các kỹ thuật cắt ngắn vòi nhuỵ, cứu phôi và thụ phấn in vitro trong lai tạo giống hoa lily. Tuy chưa tái sinh được cây lai nhưng nhóm tác giả trên đã thu được những kết quả khả quan trong lai tạo giống hoa lily ở Việt Nam như: đã thu được quả, hạt có phôi và đã tiến hành cứu phôi bằng kỹ thuật nuôi cấy lát cắt bầu nhuỵ (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2007) [19].

Trước nhu cầu cấp thiết về tạo giống mới, từ năm 2002, Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành nhập nội hàng chục giống hoa Lilium từ Hà Lan về để tiến hành trồng khảo nghiệm đánh giá đồng thời kết hợp với công tác thu thập nguồn gen trong nước để phục vụ cho công tác lai tạo giống. Các hướng nghiên cứu chính của Viện là tạo giống hoa có màu sắc mới, kháng bệnh Fusarium. Sử dụng một hệ thống hoàn chỉnh từ thu thập nguồn vật liệu đánh giá, xác định cặp lai tiềm năng, thụ phấn, thụ tinh, cứu phôi và đưa cây con ra ngoài vườn ươm (Đặng Văn Đông, 2010) [5].

+ Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Viện đã nuôi cấy thành công noãn thành thục của giống lily lai Oriental trên môi trường MS +0,5mg/l Kinetin + 30g/l sacarose. Sau 3 tuần nuôi cấy, các noãn này đã phát sinh theo hướng tạo củ con trong ống nghiệm.

+ Năm 2008, nhóm nghiên cứu của Viện bước đầu đã ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy lát cắt bầu nhuỵ trong cứu con lai xa của chi Lilium. Tuy chưa tái sinh được cây lai nhưng nhóm đã thu được các mẫu nuôi cấy có phát sinh hình thái (có hạt phát triển từ mẫu lát cắt) trên môi trường nuôi cấy: MS + 0,5mg/l αNAA + 90g/l sacarose.

+ Năm 2009, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cấy phôi và túi phôi trong tạo con lai xa giữa hai nhóm OT-hybrids và Oriental-hybrids. Kết quả thu được rất khả quan: đã tìm ta môi trường cứu phôi thích hợp cho tỷ lệ tái sinh cao, đã tái sinh được cây lai trong ống nghiệm và tiến hành ra ngôi để đánh giá ngoài vườn ươm.

Nhìn chung, các nghiên cứu về cây hoa lily ở Việt Nam mới chỉ được quan tâm nghiên cứu mạnh trong khoảng thời gian từ 5 năm trở lại đây và bước đầu cũng đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, để đa dạng hóa và phát triển mạnh giống hoa Lilium tại Việt Nam trở thành một trong những loại hoa cắt chủ lực thì luôn luôn phải có những nghiên cứu tiếp theo như: nghiên cứu tuyển chọn bổ sung giống mới, biện pháp kỹ thuật canh tác mới hay những kết quả nghiên cứu về tạo giống… đây là những công việc không ngừng và luôn là những câu hỏi đặt ra đối với các nhà nghiên cứu khoa học mỗi chúng ta.

4.3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và điều khiển sinh trưởng cho cây hoa Lilium

4.3.1. Kết qu nghiên cu v k thut nhân ging hoa Lilium a, Nhân giống hoa Lilium bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về nhân giống cây hoa Lilium bằng nuôi cấy in vitro cũng đã được tiến hành từ khá sớm và đã đạt được một số kết quả quan trọng ban đầu. Tuy nhiên phương pháp nhân giống này chỉ được tiến hành ở các cơ sở có điều kiện trang thiết bị hiện đại như các Trường Đại học, Viện và Trung tâm Nghiên cứu.

Năm 1993, Mai Xuân Lương và cộng sự đã thăm dò quy trình nhân giống hoa loa kèn trắng (Lilium longiflorum Hance) trên các môi trường đa lượng với các mức dinh dưỡng khác nhau như: MS, White, B5, Knutson C, thậm chí cả môi trường Knop, nhưng tốt nhất vẫn là môi trường MS. Tất cả các môi trường đa lượng trên đều cần bổ sung các nguyên tố vi lượng theo Heller, vitamin theo Morel, 100mg/l inozitol, 20g/l sacarose và 10g/l agar. Điều kiện thích hợp cho tái sinh và sinh trưởng là nhiệt độ từ 18-20oC, chế độ chiếu sáng 2500-3000 lux, 16 giờ chiếu sáng mỗi ngày (dẫn theo Nguyễn Quang Thạch, 1996) [15].

Năm 1994, Dương Tấn Nhựt đã công kết quả nghiên cứu giống hoa loa kèn (huệ tây) bằng phương pháp nuôi cấy vảy củ, nhằm đưa ra một giải pháp hữu hiệu khắc phục hiện tượng thoái hoá giống trầm trọng ở Đà Lạt. Vảy củ được khử trùng bằng HgCl2 2% trong 5 phút, sau đó cấy trên môi trường MS có bổ sung các thành phần vitamin, chất hữu cơ và sacarose. Sau khi tạo được cây con trong ống nghiệm, có thể tiếp tục nhân nhanh bằng cách tách vảy củ được tạo thành đem cấy trên môi trường nhân (Dương Tấn Nhựt, 1994) [7].

Năm 1996, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo đã nghiên cứu việc sử dụng phương pháp nuôi cấy in vitro trên tập đoàn giống hoa loa kèn mầu tím sạch bệnh nhập nội từ Pháp và đưa ra quy trình nhân từ khi đưa mẫu đến khi sản xuất ra củ giống [15].

Năm 1998, Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Phương Thảo đã tiến hành nhân giống hoa loa kèn bằng nuôi cấy in vitro và đưa ra một số kết luận quan trọng:

đối với cây hoa loa kèn, sử dụng vảy củ làm vật liệu khởi đầu là dễ dàng và hiệu quả cao; tỷ lệ mẫu sạch sống sau khi khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 10 phút đạt trung bình là 64% và việc bổ sung các chất điều tiết sinh trưởng thuộc nhóm Auxin và Cytokinin có tác dụng quyết định đến sự phát động mầm và nhân chồi mới (Nguyễn Thị Phương Thảo, 1998) [17].

Năm 2005, Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự đã nghiên cứu sự tạo củ và sự sinh trưởng của cây loa kèn trồng từ củ in vitro [18].

Năm 2000, Dương Tấn Nhựt và cộng sự đã đưa ra quy trình cảm ứng và tái sinh đế hoa L. longiflorum trên môi trường MS có bổ sung tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng gồm α-NAA, IBA, BAP. Năm 2001, Dương Tấn Nhựt đã ứng dụng thành công kỹ thuật cắt lát mỏng tế bào đoạn thân vào nuôi cấy in vitro L. longiflorum và mới đây nhất, năm 2006, ông đã đưa ra quy trình sản xuất củ con hoa lily thông qua hệ thống nuôi cấy bioreactor. Từ một củ con ban đầu, sau 3 tháng nuôi cấy có thể tạo ra 3-4 củ mới. Các kết quả thử nghiệm cho thấy, cây con nuôi cấy bằng bioreactor có

khả năng sống và sinh truởng trong môi trường tự nhiên lên đến 95%. Kỹ thuật nuôi cấy này mở ra triển vọng mới trong nhân giống và sản xuất cây lily con giá rẻ, chất lượng tốt (Dương Tấn Nhựt, 2006) [8].

Năm 2007, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Rau quả cũng đã dần dần hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy củ lily Sorbonne bằng in vitro. Các lát cắt vảy củ hoa lily được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,4D và đường với nồng độ 0,3 mg/l và đường 6%, đặt ở chế độ tối hoàn toàn. Sau 8 tuần nuôi cấy có tới 64% lát cắt phát sinh hình thái theo hướng tạo củ. Củ thu được từ nuôi cấy lát cắt tiếp tục được nuôi trong môi trường cho tới khi đạt kích thước 2-3 cm đường kính và có 4-5 rễ có thể chuyển ra trồng trong điều kiện nhà lưới [58].

b, Nhân giống hoa Lilium bằng kỹ thuật nhân củ

Năm 2009, Viện nghiên cứu Rau quả đã sản xuất thành công 70 vạn củ giống hoa loa kèn Tứ Quý tại Sơn La bằng phương pháp nhân giống vô tính bằng củ. Kết quả cho thấy củ giống hoa loa kèn được sản xuất tại Sơn La đạt chất lượng tốt, tương đương với củ giống nhập nội của Trung Quốc nhưng giá thành chỉ bằng 1/3 đến 1/4.

Cây sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng hoa cao, được người sản xuất chấp nhận cao, vì giá củ giống chỉ từ 1.000-1.500 đồng/củ so với 5.000-7.000 đồng/củ nhập nội.

Thành công của việc trồng và xử lý phá ngủ thành công củ giống hoa loa kèn ở trong nước sẽ mở ra khả năng tự sản xuất giống tại chỗ của các đơn vị với chi phí giá thành hạ nhằm thúc đẩy bà con nông dân mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoa ngày càng tăng cao của nhân dân ta [52].

c, Nhân giống hoa Lilium bằng kỹ thuật tách vảy củ

Hiện nay, các nghiên cứu về nhân giống hoa Lilium bằng vảy củ ở nước ta còn rất hạn chế. Tuy nhiên, mới đây, hướng nhân giống bằng phương pháp tách vảy củ cũng đã bước đầu được nghiên cứu ở chi Lilium.

Đinh Văn Tuyên, Nguyễn Thị Lý Anh (2009), đã nghiên cứu khả năng nhân giống bằng vảy củ của cây hoa lily Sorbonne tại Thái Bình. Các tác giả này đã rút ra một số kết luận quan trọng, tạo tiền đề cho việc nhân giống hoa lily, loa kèn sau này như: tuổi củ mẹ đem nhân giống tốt nhất là củ sau thu hoạch hoa 2 tháng; giá thể giâm vảy củ tốt nhất là vụn dừa và trấu hun + cát; trong quá trình giâm vảy có thể phun chất điều tiết sinh trưởng IBA với nồng độ 3ppm giúp tăng năng suất và chất lượng củ giống [21].

d, Nhân giống hoa Lilium bằng kỹ thuật gieo hạt

Đây là phương pháp nhân giống hiện vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Năm 2009, Viện Nghiên cứu Rau quả đã bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống hoa loa kèn Tứ Quý bằng phương pháp gieo hạt. Đây là quy trình nhân giống loa kèn bằng phương pháp gieo hạt đầu tiên, mở ra triển vọng về việc sản xuất cây giống loa kèn tại chỗ ở các địa phương, góp phần tăng thêm nguồn cung ứng cây giống loa kèn cho sản xuất bên cạnh việc sản xuất củ giống loa kèn.

Năm 2010, việc gieo trồng thử nghiệm giống hoa loa kèn chịu nhiệt (giống Tứ Quý) cũng đã được tiến hành ở Hải Phòng và mở ra khả năng tự sản xuất giống loa kèn tại chỗ ở Hải Phòng với giá thành hạ, thúc đẩy bà con nông dân mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hoa ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, góp

phần đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nông nghiệp [59].

4.3.2. Kết qu nghiên cu v điu khin sinh trưởng cho hoa Lilium

Nguyễn Quang Thạch (1994-1995) [13] đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và GA3 đến chiều cao cây và số bông trên cây của giống loa kèn ngang (Lilium longiflorum). Kết quả cho thấy khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần lên cây hoa loa kèn trái vụ, có thể làm tăng chiều cao cây và tăng số bông trên cây.

Năm 1995, Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự làm thí nghiệm trên cây hoa loa kèn trắng và phát hiện làm tăng chiều cao cây, số bông khi kéo dài thời gian chiếu sáng và phun GA3 nhiều lần trên cây hoa loa kèn trái vụ [9].

Năm 1997, Hoàng Minh Tấn nghiên cứu về hiệu quả của xử lý nhiệt độ thấp ở các thời gian khác nhau 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày ở điều kiện nhiệt độ 5oC và không xử lý (đối chứng) hoa loa kèn trắng (Lilium Longiflirum). Kết quả xử lý củ giống 20 ngày đã giúp cho củ nảy mầm trong 1 tháng và rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 193 ngày xuống 114 ngày. Đồng thời xử lý nhiệt độ thấp làm chiều cao cây và số lá giảm nhiều so với đối chứng [12].

Theo tác giả Nguyễn Văn Tỉnh, 2009 [20] thì đối với giống lily Sorbonne, khi đã ấn định thời điểm thu hoạch, nếu trước khi thu hoạch 35 ngày, chiều dài nụ hoa vẫn nhỏ hơn 3cm thì có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng cho hoa nở sớm bằng cách tăng nhiệt độ (dùng nilon quây kín và thắp đèn vào ban đêm) hoặc phun chế phẩm Đầu trâu 902 có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily từ 3 – 6 ngày, đồng thời giảm tỷ lệ hoa bị thui, nếu kết hợp cả tăng nhiệt độ và phun chế phẩm Đầu trâu 902 có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của lily khoảng 8 ngày, qua đó có thể điều khiển nở hoa của lily vào đúng dịp mong muốn.

Tóm lại, mặc dù cây hoa Lilium mới được nghiên cứu trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng bước đầu đã thu được những kết quả đáng kể về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng chăm sóc và điều khiển sinh trưởng cho cây hoa Lilium. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật lai, tạo giống mới cho cây hoa Lilium hay những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hoa Lilium để tạo ra được số lượng củ giống hoa thương phẩm đạt tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong nước để tiến tới Việt nam có thể chủ động dần được nguồn giống cung cấp cho sản xuất. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến của Hà Lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa chi Lilium (lily, loa kèn) ở Việt Nam sẽ góp phần giải quyết một phần nào các nghiên cứu về cây hoa Lilium còn đang bị bỏ ngỏ hiện nay.

PHẦN III

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến của hà lan trong chọn, tạo, nhân giống và điều khiển ra hoa chi lilium (lily, loa kèn) ở việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(229 trang)