PHẦN III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
II. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ TUYỂN CHỌN GIỐNG HOA LILY,
2.2. Kết quả khảo nghiệm và tuyển chọn giống hoa loa kèn
2.2.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản giống hoa loa kèn
a, Tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống loa kèn
Theo dõi thời gian từ trồng đến mọc mầm và tỷ lệ mọc mầm của các giống loa kèn đưa vào thử nghiệm, nhận thấy: các giống loa kèn có tỷ lệ sống cao, dao động từ 94,5%-98,3% và không có sự chênh lệch đáng kể giữa các giống. Cả 3 giống loa kèn nhập nội đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống Tứ Quý (bảng 20).
Bảng 20: Tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008)
Thời gian từ trồng đến...(ngày) Tên giống
Tỷ lệ sống
(%) Mọc mầm 50%
Ra nụ 50%
Nở hoa 50%
TGST (ngày) Bright Tower 98,3 6,4 37,6 68,3 76,5 Sacre Coeur 96,7 7,1 58,1 74,6 94,7 White Tower 98,0 6,7 46,5 70,2 85,3 Tứ Quý (đ/c) 94,5 7,5 75,2 83,5 100,6 Thời gian sinh trưởng của giống Bright Tower là ngắn nhất (76,5 ngày), tiếp đến là giống White Tower (85,3 ngày), giống Sacre Coeur (94,7 ngày) và dài nhất là giống Tứ Quý (100,6 ngày). Đồng thời bảng 20 cũng cho ta thấy thời gian thu hoạch hoa của giống Bright Tower cũng tập trung nhất (từ nở 50% đến thu hoạch 100% là 8,2 ngày).
b, Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống hoa loa kèn Hình 6:Giống Belladonna
Bảng 21: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008)
Chiều cao cây sau trồng... (cm) Tên giống 15
ngày 30
ngày 45
ngày 60
ngày 75
ngày 90 ngày
Cao cây cuối cùng
(cm) Bright Tower 12,4 35,6 64,8 79,6 85,3 - 91,8 Sacre Coeur 10,6 25,7 33,4 48,5 60,0 68,3 73,5 White Tower 11,3 33,6 52,3 67,2 74,1 - 79,2 Tứ Quý (đ/c) 13,2 30,5 58,3 78,1 98,7 105,4 112,6
CV(%) 8,6
LSD0.05 14,84
Trong các giống hoa loa kèn khảo nghiệm, giống loa kèn Tứ Quý có chiều cao cây cuối cùng cao nhất (đạt 112,6cm), tiếp đến là giống Bright Tower (91,8cm), 2 giống Sacre Coeur và White Tower có chiều cao cây tương đương nhau, dao động trong khoảng 73,5-79,2cm. Kết quả bảng 21 cho thấy: chiều cao cây của giống Bright Tower là thích hợp nhất do vừa đạt tiêu chuẩn hoa cắt cành vừa giảm được khả năng gãy đổ khi gặp thời tiết mưa bão.
c, Động thái ra lá của các giống hoa loa kèn
Theo dõi động thái ra lá và tổng số lá của các giống loa kèn, thu được kết quả ở bảng 22. Nhìn chung, giống có động thái tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất thì động thái ra lá cũng mạnh nhất và ngược lại. Trong 4 giống loa kèn khảo nghiệm, giống Tứ Quý có số lá/cây nhiều nhất (72,3 lá), giống Bright Tower có số lá thấp hơn giống Tứ Quý nhưng cao hơn so với 2 giống Sacre Coeur và White Tower (đạt 65,4 lá).
Bảng 22: Động thái ra lá của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008)
Động thái ra lá sau trồng...(lá) Tên giống 15
ngày
30 ngày
45 ngày
60 ngày
75 ngày
90 ngày
Số lá/cây
(lá) Bright Tower 5,1 13,0 28,6 42,3 60,2 - 65,4 Sacre Coeur 4,6 9,2 19,5 28,3 34,6 40,3 45,6 White Tower 4,8 9,6 20,3 35,5 47,6 - 52,1
Tứ Quý (đ/c) 5,2 10,2 22,4 34,3 52,6 64,5 72,3
CV(%) 8,1
LSD0.05 12,84
d, Chất lượng hoa của các giống loa kèn
Theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ ra hoa và chất lượng hoa của các giống loa kèn đưa vào khảo nghiệm, thu được kết quả ở bảng 23.
Bảng 23: Chất lượng hoa của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008)
Tên giống Tỷ lệ ra hoa
(%)
Số nụ/cây
(nụ)
CD nụ
(cm) ĐK nụ
(cm) Độ bền hoa cắt (ngày)
Bright Tower 98,3 3,6 16,8 4,6 11,2
Sacre Coeur 92,6 2,1 9,6 2,7 6,5
White Tower 93,2 2,4 10,7 3,0 7,3
Tứ Quý (đ/c) 95,7 3,4 14,8 4,3 10,3
CV(%) 4,8 5,1 4,5
LSD0.05 1,12 1,40 1,25
Qua bảng 23 cho thấy:
- Tỷ lệ ra hoa: giống Bright Tower đạt cao nhất (98,3%), tiếp đến là giống Tứ Quý (95,7%), hai giống Sacre Coeur và White Tower ở mức trung bình (92,6% và 93,2%).
- Chất lượng hoa: giống Bright Tower có chất lượng hoa cao hơn so với 3 giống còn lại (số nụ/cây là 3,6 nụ), trong khi đó giống White Tower (2,4 nụ/cây);
giống Sacre Coeur (2,1 nụ/cây); giống Tứ Quý (3,4 nụ/cây). Kích thước nụ hoa (chiều dài nụ, đường kính nụ) và độ bền hoa cắt của giống Bright Tower cũng cao hơn so với các giống khác.
e, Mức độ bị sâu bệnh hại của các giống hoa loa kèn
Theo dõi mức độ bị sâu, bệnh hại của các giống loa kèn, kết quả được trình bày ở bảng 24.
Bảng 24: Mức độ bị sâu, bệnh hại của các giống loa kèn trồng khảo nghiệm tại Gia Lâm (vụ đông, 2008)
ĐVT: cấp Tên giống Bệnh khô lá
(Botrytis)
Bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium)
Rệp nâu đen (Macrosiphonilla sanbornici billette)
Bright Tower 1 0 1
Sacre Coeur 1 3 1
White Tower 3 3 1
Tứ Quý (đ/c) 1 1 1
Ghi chú:
- Đối với rệp:
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới1/3 cây) Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cây)
- Đối với bệnh hại:
Cấp 1: < 1% diện tích lá Cấp 3: 1 – 5% diện tích lá Cấp 5: 5 – 25% diện tích lá Cấp 7: 25 – 50% diện tích lá Cấp 9: >50% diện tích lá
Cả 4 giống loa kèn đều bị bệnh khô lá nhưng ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến mức độ thẩm mỹ của cành hoa. Trong 4 giống loa kèn, giống Sacre Coeur bị
bệnh thối củ, vảy củ ở mức nặng hơn, riêng giống Bright Tower thì không bị bệnh này gây hại (cấp 0), giống Tứ Quý bị ở mức độ nhẹ (cấp 1).
Loa kèn bị loại sâu hại chủ yếu là rệp. Kết quả theo dõi cho thấy, cả 3 giống loa kèn nhập nội đều bị rệp gây hại ở mức độ nhẹ (cấp 1).
Nhận xét: qua khảo nghiệm cơ bản các giống hoa loa kèn trong vụ đông năm 2008 tại Gia Lâm-Hà Nội, chúng tôi đã tuyển chọn được giống loa kèn triển vọng là Bright Tower có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; năng suất, chất lượng hoa cao;
khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, tương đương giống đối chứng. Giống hoa loa kèn này sẽ được đưa vào khảo nghiệm sản xuất ở các vụ tiếp theo.