Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 37 - 41)

4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG NĂM 2013

4.1.1 Khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013

Ngân hàng No&PTNT huyện Phong Điền là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền một vấn đề hết sức cấp thiết.

Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay được dễ dàng hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền được hình thành chủ yếu từ những nguồn nào, ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 132.102 135.675 202.068 3.573 2,70 66.393 48,94 Vốn điều chuyển 209.046 245.339 248.632 36.293 17,36 3.293 1,34 Tổng nguồn vốn 341.148 381.014 450.700 39.866 11,69 69.686 18,29

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng qua các năm. Nếu xét riêng từng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động tăng về số lượng và tỷ trọng. Vốn điều chuyển cũng tăng nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể.

Tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2010 là 341.148 triệu đồng. Nhìn chung tổng nguồn vốn hoạt động có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp so với các Ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng chưa phát huy hết lợi thế mạng lưới của các chi nhánh cấp 3 và phòng giao dịch để huy động vốn. Sang năm 2011 con số này là 381.014 triệu đồng tăng 11,69% so với năm 2010, và năm 2012 đạt được 450.700 triệu đồng so với năm 2011. Sự tăng trưởng này giúp cho Ngân hàng vừa đảm bảo hoạt động được liên tục, vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng để bổ sung vốn kinh doanh, hay nhu cầu phục vụ tiêu dùng.

Sự gia tăng nguồn vốn hoạt động chủ yếu là do sự gia tăng của nguồn vốn huy động trên địa bàn. Ta thấy năm 2010 vốn huy động là 132.102 triệu đồng chiếm 38,72% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy việc huy động vốn gặp khó khăn bởi lượng tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư không lớn lắm cộng với ý thức đầu tư tiết kiệm của người dân chưa cao nên mặc dù Ban Giám Đốc ra sức huy động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Đến năm 2011 vốn huy động tăng lên 135.675 triệu đồng, với mức tăng tương đương là 2,7%, tỷ trọng đạt 35,61% tổng nguồn vốn. So với chỉ tiêu kế hoạch vốn huy động có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Vốn huy động tăng thì bao gồm huy động cả nội tệ và ngoại tệ đều tăng. Tuy nhiên, vốn huy động ngoại tệ chỉ đạt khoảng 80% kế hoạch. Mặc dù nằm bao quanh thị trấn nhưng là địa bàn nông thôn cho nên việc thực hiện nghiệp vụ huy động vốn ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thành phố, chi nhánh chỉ có nghiệp vụ thu ngoại tệ không có nghiệp vụ bán hay đổi ngoại tệ từ VND sang USD cho nên đôi khi khách hàng cần chuyển đổi tiền gửi từ VND sang USD chi nhánh không thực hiện được. Còn vốn huy động nội tệ tăng là do Ngân hàng mở rộng được nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó là sự quyết tâm cao của từng cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đồng thời, công tác tuyên truyền, tiếp thị đã góp phần quảng bá thương hiệu AGRIBANK của NHNo&PTNT Việt Nam, tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể, ban ngành trong công tác huy động các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các hộ mua bán kinh doanh… triển khai huy động theo các sản phẩm hiện có như tiết kiệm, chứng

chỉ tiền gửi dài hạn, Agribank cup và các loại hình tiết kiệm dự thưởng của Thành phố, Trung Ương… Từ đó, đã tạo được sự tin cậy và tín nhiệm của khách hàng gửi tiền đối với NHNo&PTNT huyện Phong Điền trong thời gian qua.

Đến năm 2012 nguồn vốn huy động tăng 66.393 triệu đồng, tương ứng tăng 48,94% so với năm 2011, chiếm 44,84% tổng nguồn vốn của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm. Để được kết quả như vậy thì Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, có nhiều hình thức huy động, bên cạnh đó tình hình kinh tế phát triển, người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn tăng đã góp phần làm cho việc sử dụng vốn chủ động hơn, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn điều này đòi hỏi Ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực hơn vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn nhiều.

Nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn điều chuyển năm 2011 tăng về số lượng lẫn tỷ trọng, tăng 36.293 triệu đồng, tương ứng tăng 17,36% so với năm 2010. Nguyên nhân tăng do nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng trong khi đó nguồn vốn huy động tăng nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng cần tích cực hơn trong công tác huy động vốn để hạn chế tối đa sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên xuống, góp phần làm giảm chi phí cho Ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2012 nguồn vốn điều chuyển tăng về số lượng và giảm về tỷ trọng, đạt 248.632 triệu đồng, tăng 3.293 triệu đồng, chỉ chiếm 55,16% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân nguồn vốn điều chuyển giảm về tỷ trọng là do Ngân hàng đã làm ngày một tốt hơn công tác huy động vốn, bên cạnh đó cũng có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương đã hướng dẫn mô hình kinh tế tổng hợp đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao. Tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển giảm đã chứng tỏ Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013:

ĐVT: Triệu đồng 30/06/2013 so với

30/06/2012 Chỉ tiêu 30/06/2012 30/06/2013

Số tiền % Vốn huy động 143.193 224.077 80.884 56,49 Vốn điều chuyển 185.483 149.926 (35.557) (19,17) Tổng nguồn vốn 328.676 374.003 45.327 13,79

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn ngân hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013. Nếu xét riêng từng nguồn vốn thì nguồn vốn huy động tăng về số lượng và tỷ trọng. Vốn điều chuyển có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 80.884 triệu đồng tương ứng 56,49% so với 6 tháng đầu năm 2012, để được kết quả như vậy thì Ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, có nhiều hình thức huy động, bên cạnh đó tình hình kinh tế phát triển, người dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nguồn vốn tăng đã góp phần làm cho việc sử dụng vốn chủ động hơn, tiết kiệm chi phí từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn điều này đòi hỏi Ngân hàng có nhiều biện pháp tích cực hơn vì lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn.

Vốn điều chuyển: Nguồn vốn huy động tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn thiếu hụt. Nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm một tỷ trọng lớn vì thế nó cũng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên lượng vốn điều chuyển đang có xu hướng giảm, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 35.557 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguồn vốn điều chuyển giảm đã chứng tỏ Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng được biểu hiện rõ qua biểu đồ sau:

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000

2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm

Triệu đồng Vốn huy động

Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

Hình 4.1: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)