QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.4 Rủi ro nợ xấu của Ngân hàng
Để tìm hiểu hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có tiềm ẩn rủi ro hay không ta cần xem xét chỉ tiêu nợ xấu theo thời hạn và theo thành phần kinh tế, vì chỉ tiêu này ảnh hưởng tới chất lượng các khoản vay.
Bảng 4.17: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Số
tiền % Số
tiền % I. Theo thời hạn cho vay 1.227 2.193 2.252 966 78,73 59 2,62 1. Ngắn hạn 544 1.490 1.383 946 173,90 (107) (7,18) 2. Trung và dài hạn 683 703 869 20 2,93 166 23,61 II.Theo thành phần kinh tế 1.227 2.193 2.252 966 78,73 59 2,62 1. Hộ sản xuất 1.182 2.150 2.221 968 81,90 71 3,30 2. Doanh nghiệp 45 43 31 (2) (4,44) (12) (27,91)
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)
Bảng 4.17 cho thấy trong tổng nợ xấu thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của Ngân hàng và có sự biến động qua 3 năm.
Đây là điều bình thường do có dư nợ ngắn hạn cao chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Nợ xấu ngắn hạn: Trong năm 2010 có nợ xấu ngắn hạn là 544 triệu đồng.
Năm 2011 có nợ xấu ngắn hạn là 1.490 triệu đồng tăng 946 triệu đồng, mức tăng trưởng là 173,9% so với năm 2010. Năm 2012 có nợ xấu ngắn hạn là 1.383 triệu đồng, giảm 107 triệu đồng, mức giảm là 7,18% so với năm 2011.
Nợ xấu có xu hướng tăng do phần lớn khách hàng vay vốn ngắn hạn để phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ mà trong những năm qua thì thường xảy ra các đợt dịch bệnh, thời tiết không thuận lợi nên khiến cho một số khách hàng gặp khó khăn trong việc trả gốc và lãi vay cho ngân hàng.
Sở dĩ năm 2012 nợ xấu giảm là do thực hiện nghị quyết số 131/QĐ – TT ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay Ngân hàng để sản xuất kinh doanh, Chi nhánh huyện Phong Điền cũng đã tích cực triển khai chương trình cho vay lãi suất, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất trên địa bàn huyện. Từ đó, thúc đẩy việc kinh doanh của hộ sản xuất được thuận lợi và góp phần vào việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng nên nợ xấu giảm so với năm 2011.
Nợ xấu trung - dài hạn: Nhìn chung nợ xấu trung dài hạn tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Trong năm 2010 có nợ xấu trung - dài hạn là 683 triệu đồng. Năm 2011 có nợ xấu trung - dài hạn là 703 triệu đồng tăng 20 triệu đồng, mức tăng trưởng là 2,93% so với năm 2010.
Năm 2012 có nợ xấu trung - dài hạn là 869 triệu đồng tăng 166 triệu đồng, mức tăng 23,61% so với năm 2011. Nợ xấu có xu hướng tăng do phần lớn khách hàng vay trung - dài hạn là các khoản vay lớn. Trong khi đó một số khách hàng mới bắt đầu sản xuất còn thiếu kinh nghiệm, chưa thể ổn định nguồn vốn làm ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng.
Nợ xấu theo thành phần kinh tế hộ sản xuất tăng qua 3 năm, trong năm 2010 nợ xấu của hộ sản xuất là 1.182 triệu đồng, sang năm 2011 tỷ số này tăng lên là 2.150 triệu đồng với mức tăng 968 triệu đồng. Đến năm 2012 chỉ số nợ xấu này tiếp tục tăng thêm 71 triệu đồng, tương đương 3,3% so với năm 2011.
Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do trình độ người dân còn thấp nên việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và khoa học kỹ thuật mới để phục vụ sản xuất chưa cao dẫn đến năng suất thấp, thu nhập thấp vì thế việc trả nợ cho Ngân hàng còn chậm chạp. Thêm một nguyên nhân nữa là do các hộ nông dân nuôi cá tra,
cá trê… trên địa bàn Huyện với giá cả thức ăn cá tra tăng trong khi giá bán cá tra thì ở mức thấp từ 19.000 – 21.000 đ/kg nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh làm cho người sản xuất không có lãi, thậm chí lỗ vốn, không có khả năng tái đầu tư do chi phí đầu tư cho sản xuất lớn mà nguồn vốn chủ yếu vay của Ngân hàng với lãi suất cao nên diện tích nuôi giảm liên tục và có tình trạng bỏ ao, không sản xuất, vì thế việc hoàn trả các khoản nợ Ngân hàng gặp khó khăn.
Nợ xấu của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong 3 năm, trong năm 2010 nợ xấu của doanh nghiệp là 45 triệu đồng, sang năm 2011 giảm xuống còn 43 triệu đồng và đến năm 2012 nợ xấu này giảm xuống còn 31 triệu đồng tương ứng giảm 12 triệu đồng so với năm 2011. Việc giảm này là do nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng nên nợ xấu giảm 27,91% so với năm 2011. Đây là điều đáng mừng để Ngân hàng tiếp tục cố gắng và phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng 30/06/2013 so với 30/06/2012 Chỉ tiêu 30/6/201
2
Tỷ trọng
(%)
30/6/201 3
Tỷ trọng
(%) Số tiền % I. Theo thời hạn cho
vay
1.119 100 1.121 100 2 0,18
1. Ngắn hạn 708 63,27 824 73,51 116 16,38 2. Trung và dài hạn 411 36,73 297 26,49 (114) (27,7)
II.Theo thành phần kinh tế
1.119 100 1.121 100 2 0,18
1.Hộ sản xuất 1.108 99,02 1.111 99,11 3 0,27 2.Doanh nghiệp 11 0,98 10 0,89 (1) (9,09)
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)
Dựa vào bảng trên ta thấy nợ xấu ngắn hạn: Trong 6 tháng đầu năm 2012 có nợ xấu ngắn hạn là 708 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 có nợ xấu ngắn hạn là 824 triệu đồng tăng 116 triệu đồng, mức tăng trưởng là 16,38% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nợ xấu có xu hướng tăng do phần lớn khách hàng vay vốn ngắn hạn để phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ mà trong những năm qua thì thường xảy ra các đợt dịch bệnh, thời tiết không
thuận lợi nên khiến cho một số khách hàng gặp khó khăn trong việc trả gốc và lãi vay cho ngân hàng
Nợ xấu trung - dài hạn: Nhìn chung nợ xấu trung dài hạn giảm qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Trong 6 tháng đầu năm 2013 có nợ xấu trung - dài hạn là 297 triệu đồng giảm 114 triệu đồng, mức giảm là 27,74% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do Ngân hàng thận trọng xem xét, thẩm định và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Thêm vào đó, một số ngành nghề kinh doanh của hộ sản xuất có hiệu quả nên góp phần làm cho nợ xấu trung - hạn giảm.
Nợ xấu theo thành phần kinh tế: Nợ xấu đối với hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, như đã phân tích ở các phần trên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà tình hình nợ xấu của hộ sản xuất tăng lên nhưng tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3 triệu đồng, tức là tăng 0,27% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nợ xấu có xu hướng tăng do Ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và điều kiện chăn nuôi, trồng trọt không thuận lợi, kèm theo giá cả biến động nên gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ gốc và lãi từ đó làm gia tăng nợ xấu.
Nợ xấu của doanh nghiệp có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm 2012 nợ xấu của doanh nghiệp là 11 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 giảm 9,09% so với 6 tháng đầu năm 2012. Vì đây không phải là lĩnh vực mà Ngân hàng đặt trọng tâm nên Ngân hàng đã giảm mạnh doanh số cho vay ra đối với lĩnh vực này, làm cho dư nợ của lĩnh vực này giảm mạnh và Ngân hàng cũng xử lý tốt các khoản nợ xấu. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau:
0 500 1000 1500 2000 2500
2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng
Hình 4.11: Biểu đồ nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500
2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm
Triệu đồng Hộ sản xuất
Doanh nghiệp Tổng
Hình 4.12: Biểu đồ nợ xấu theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013