Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 66 - 70)

QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.2.3 Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.15: Rủi ro nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012)

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu

2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Hộ sản xuất 1.906 2.510 2.811 604 31,69 371 14,78 Doanh nghiệp 100 86 70 (14) (14) (16) (18,60) Tổng 2.006 2.596 2.881 590 29,41 285 10,98

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy được nợ quá hạn đối với hộ sản xuất không ngừng tăng lên. Năm 2011 là 2.510 triệu đồng tăng 604 triệu đồng gần 32% so với năm 2010. Đến năm 2012 rủi ro trong lĩnh vực này lại tiếp tục tăng lên đạt 2.811 triệu đồng tương đương 14,78%, nguyên nhân là do:

- Trong lĩnh vực trồng trọt: nợ quá hạn chủ yếu là do tác động bởi thiên nhiên. Tình hình thời tiết chuyển biến phức tạp, mưa bão, hạn hán nhiều trong mùa vụ gây thiệt hại cho mùa màng, việc phơi sấy gặp khó khăn làm giảm

chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, giá nông sản biến động không tốt ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Giá nhãn có khi chỉ còn 1000 đ/kg, giá lúa thấp hơn so với giá sàn. Chưa kể đến thương lái lợi dụng thời cơ có thể ép giá làm cho người sản xuất đã lỗ lại càng lỗ nhiều hơn. Cho nên các hộ nông dân thường dự trữ lại chờ giá lúa khá hơn gây chậm trễ đến việc thanh toán nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, là một huyện chuyên sản xuất về hàng nông sản thực phẩm, nhưng lại không có nhà máy chế biến, nhà nước không có chế độ bao tiêu sản phẩm nên mọi rủi ro người sản xuất phải gánh chịu.

- Ở đối tượng chăn nuôi: các hộ vay chủ yếu là chăn nuôi heo, gia cầm…

Nợ quá hạn tăng nguyên nhân là do trong năm chi phí thức ăn tăng cao làm cho lợi nhuận bị giảm. Bên cạnh đó, việc thiếu khoa học kỹ thuật trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng chủ yếu theo cách truyền thống, thiếu quan tâm trong vấn đề tiêm phòng dịch bệnh nên chất lượng nuôi không cao làm hạn chế khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế cho nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đồng bộ, còn sản xuất mang tính đại trà, giá cả bấp bênh, hàng sản xuất không tiêu thụ được.

Còn đối với doanh nghiệp, nợ quá hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 100 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 86 triệu đồng giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2012 nợ quá hạn giảm 18,60% so với năm 2011. Nguyên nhân do phần lớn các doanh nghiệp trong địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói, gốm mỹ nghệ…

nắm bắt được thị trường tiêu thụ nên đầu tư thêm cho việc sản xuất. Đây là sự chuyển biến tích cực đem lại kết quả tốt cho các cơ sở.

Rủi ro nợ quá hạn đối với hộ sản xuất không những tăng theo thời gian mà còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Đến năm 2012 nợ quá hạn HSX đã chiếm 97,50% của nợ quá hạn. Mặc dù là tín hiệu đáng mừng đối với cho vay đối tượng doanh nghiệp vì nợ quá hạn rất ít nhưng Ngân hàng cũng cần chú ý tìm ra những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.

Bảng 4.16: Tình hình nợ quá hạn phân theo thời hạn và thành phần kinh tế của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng 30/06/2013 so với 30/06/2012 Chỉ tiêu 30/6/2012

Tỷ trọng

(%)

30/6/2013

Tỷ trọng

(%) Số tiền % I. Theo thời hạn cho

vay 1.419 100 1.403 100 (16) (1,13)

1. Ngắn hạn 733 51,66 711 50,68 (22) (3,00) 2. Trung và dài hạn 686 48,34 692 49,32 6 0,87

II.Theo thành phần

kinh tế 1.419 100 1.403 100 (16) (1,13) 1.Hộ sản xuất 1.377 97,04 1.380 98,36 3 0,22 2.Doanh nghiệp 42 2,96 23 1,64 (19) (0,45)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao so với nợ quá hạn trung và dài hạn và có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 là 733 triệu đồng, chiếm 51,66% trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm xuống 711 triệu đồng ứng với mức giảm là 3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho năm 2012 nợ quá hạn cao là do sự biến động của tình hình kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao khiến giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi bùng phát làm cho người dân gặp khó khăn. Từ đó, dẫn đến tình trạng người dân làm ăn không hiệu quả, Ngân hàng thu hồi vốn chậm vì vậy làm cho nợ quá hạn cao nhưng sang năm 2013 tình hình kinh tế dần ổn định người dân làm ăn có hiệu quả hơn nên có ý thức trả nợ cho Ngân hàng nên tỷ lệ nợ quá hạn được giảm xuống tuy tỷ lệ giảm là chưa cao nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan trong 6 tháng đầu năm 2013.

Tuy nhiên, nợ xấu trung hạn của Ngân hàng trong năm này lại tăng, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tăng 6 triệu đồng, tương ứng tăng 0,28% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, giá cả nguyên vật liệu, vật tư trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự chậm trễ trong việc trả nợ Ngân hàng. Mặt khác, cho vay trung hạn có thời hạn thu hồi vốn lâu nên một khi rủi ro xảy ra thì nợ quá hạn sẽ cao.

Ta vừa phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại Ngân hàng thì thấy nợ quá hạn xuất phát từ các khoản vay trong ngắn hạn. Tuy nhiên, để thấy rõ những rủi ro trong đầu tư vốn của Ngân hàng đối với từng đối tượng đầu tư, ta cần phân tích kỹ tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế. Đối với nợ quá hạn của hộ sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 19 triệu so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân nợ quá hạn sụt giảm là do tình hình kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Đặc biệt tháng 11 năm 2012 nông dân trong xã đã chuyển 23 ha lúa và vườn cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng mè đen tập trung ở hai ấp An Thạnh và Bình Thạnh xã Giai Xuân. Năng suất bình quân đạt 700 – 800 kg/ha, với thời gian sinh trưởng chỉ khoảng 60 – 75 ngày, chi phí đầu tư thấp nhưng thu nhập lại gấp 3 lần trồng lúa. Với việc áp dụng mô hình mới này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn huyện. Từ đó, giúp các hộ sản xuất thu được nhiều lợi nhuận nên việc thu nợ của ngành này không gặp trở ngại.

Đối với nợ quá hạn theo thành phần kinh tế là doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng lên 3 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nguyên nhân là do trong năm này nền kinh tế dần phục hồi nên nhu cầu về các loại vật liệu để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng tăng cao như: sửa chữa, xây nhà mới; mua sắm vật dụng sinh hoạt… mà giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng dẫn đến người dân gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ làm nợ quá hạn trong năm 2013 tăng. Tuy nhiên mức tăng của nợ quá hạn đối với doanh nghiệp cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng nợ quá hạn của Ngân hàng.

Tổng nợ quá hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 là 1.403 triệu đồng giảm 16 triệu đồng với mức giảm tương ứng là 1,13%, đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động của Ngân hàng. Rủi ro nợ quá hạn của Ngân hàng được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm

Triệu đồng Ngắn hạn

Trung-dài hạn Tổng

Hình 4.9: Biểu đồ nợ quá hạn theo thời hạn của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm

Triệu đồng Hộ sản xuất

Doanh nghiệp Tổng

Hình 4.10: Biểu đồ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)