QUA 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Tình hình nợ quá hạn theo nhóm
Do hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng là hoạt động tín dụng, cho nên ta chỉ nên xem xét rủi ro trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng, mà biểu hiện đầu tiên chính là nợ quá hạn. Tuy nhiên, ta khó có thể triệt tiêu được nợ quá hạn bởi vì trong từng lĩnh vực, từng đối tượng đều chứa đựng mức độ rủi ro khác nhau. Do có sự thay đổi trong việc phân loại các nhóm nợ quá hạn nên đề tài này chỉ phân thành 3 nhóm. Để hiểu rõ hơn về thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, ta đi sâu phân tích tình hình nợ quá hạn cụ thể tại Ngân hàng trong thời gian qua :
Bảng 4.12 : Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng trong 3 năm (2010-2012) ĐVT : Triệu đồng Năm Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Số
tiền % Số
tiền % Nợ đủ tiêu chuẩn 270.729 285.141 343.812 14.412 5,32 58.671 20,58 Tổng nợ quá hạn 2.006 2.596 2.882 590 29,41 286 11,02 - Đến 180 ngày 1.559 793 1.220 (766) (49,13) 427 53,85 - Trên 180-360
ngày
270 605 440 335 124,07 (165) (27,27) - Trên 360 ngày 177 1.198 1.222 1.021 576,84 24 2,00 Tổng dư nợ 272.735 287.737 346.693 15.002 5,50 58.956 20,49
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nhóm nợ khác. Tuy nhiên ta không thể căn cứ vào riêng chỉ tiêu này mà khẳng định hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt, bởi qua 3 năm ta thấy số nợ trong hạn có tăng cụ thể năm 2011 tăng 14.412 triệu đồng tương ứng 5,32%, đến năm 2012 tăng đến 58.671 triệu đồng tương ứng 20,58%. Ta thấy trong các nhóm nợ thì nợ đến 180 ngày phần lớn chiếm tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn cao hơn các nhóm nợ quá hạn khác, trung bình trong 3 năm chiếm hơn 50% trong tổng nợ quá hạn. Điều này cũng dễ hiểu vì việc trễ hạn thanh toán nợ từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi theo quy định thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay để nhằm phát hiện các khoản vay của khách hàng có những biểu hiện sẽ xảy ra rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, do dư nợ
tăng lượng khách hàng lớn nên công tác thu hồi nợ có phần chậm trễ làm nợ quá hạn tăng.
Nhìn chung thì tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ có cơ cấu chưa đạt đúng mực tiêu đề ra nên phải chuyển nhóm nợ cao hơn làm tăng tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn. Cụ thể đối với các khoản nợ trên 180 ngày đến 360 ngày thì tỷ trọng trên tổng nợ quá hạn nhỏ hơn hai nhóm nợ còn lại khoảng 13,5% và có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 tăng đến 605 triệu đồng nguyên nhân là do việc thu hồi nợ vẫn gặp khó khăn ở nợ nhóm 1 nên phải chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Tuy nhiên đến năm 2012 có xu hướng giảm xuống chủ yếu phần lớn nợ đã được thu hồi, một phần thì chuyển sang nhóm nợ khác.
Riêng nhóm nợ trên 360 ngày tăng mạnh qua 3 năm, cụ thể trong năm 2010 chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 8,8% trong tổng nợ quá hạn nhưng có xu hướng tăng trong năm 2011 và năm 2012, năm 2011 tăng lên 1.021 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 576,84% và trong năm 2012 tiếp tục tăng thêm 24 triệu đồng, tương ứng tăng 2%. Đây là tín hiệu không tốt có thể làm cho Ngân hàng có khả năng mất vốn nếu không thu được nợ nhóm này. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ trước vẫn chưa thu hồi được nên dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn ở nhóm này.
Mặc dù Ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, thâm niên cao và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn gặp không ít khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh các khoản nợ quá hạn, điều đó đưa đến việc trong các báo cáo luôn tồn tại nợ quá hạn.
Điểm này cho thấy công tác tín dụng, thẩm định của cán bộ tín dụng vẫn chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế, làm nợ quá hạn phát sinh ngày càng nhiều.
Tuy nhiên điều này cũng không thể chứng minh rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang bị suy giảm. Xét ở góc độ khác, Ngân hàng có thể tăng thêm lợi nhuận từ những khoản nợ quá hạn. Ta thấy rằng những khoản nợ đến 180 ngày là những khoản nợ vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nghĩa là khả năng thu hồi là rất cao. Do đó ngoài việc thu hồi được vốn gốc, Ngân hàng còn được hưởng thêm phần lợi nhuận từ số tiền lãi phạt. Riêng các khoản nợ còn lại tuy Ngân hàng chưa thu hồi được vốn đúng như dự kiến nhưng đây là những khoản nợ đều có tài sản đảm bảo nên hoàn toàn có thể thu hồi được thông qua thanh lý đấu giá tài sản. Nguyên nhân làm cho những khoản nợ này chẳng những không bị giảm mà còn tăng là do việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm bởi nhiều yếu tố như khách hàng gây cản trở cho Ngân hàng trong việc
xử lý tài sản để thu nợ, sự phối hợp giữa tòa án, cơ quan thi hành án và Ngân hàng chưa tốt làm việc thực hiện phát mãi thu hồi tài sản bị chậm trễ.
Bảng 4.13: Tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng 30/06/2013 so với
30/06/2012 Chỉ tiêu 30/6/2012 Tỷ trọng
(%) 30/6/2013
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Nợ đủ tiêu
chuẩn
315.796 x 371.500 x 55.704 17,64 Tổng nợ quá hạn 1.419 100 1.403 100 (16) (1,13) - Đến 180 ngày 595 41,93 584 41,63 (11) (1,85) - Trên 180-360
ngày
210 14,80 195 13,90 (15) (7,14) - Trên 360 ngày 614 43,27 624 44,47 10 1,63 Tổng dư nợ 317.215 100 372.903 100 199.557 115,12
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNO&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền)
Tổng nợ quá hạn có xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 tổng nợ quá hạn là 1.419 triệu đồng sang 6 tháng đầu năm 2013 con số này giảm xuống còn 1.403 triệu đồng tức là giảm 16 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên mức giảm này còn rất thấp chỉ giảm 1,13%. Trong tổng nợ quá hạn thì nợ trên 360 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,27% và có xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 1,63% chiếm tỷ trọng là 44,47%, đây là nhóm nợ nguy hiểm nhất nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất, vì thế nếu Ngân hàng không có giải pháp thích hợp để xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Đứng thứ hai về tỷ trọng cao là nhóm nợ đến 180 ngày với tỷ trọng là 41,93% vào 6 tháng đầu năm 2012 nhưng có xu hướng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013 giảm 11 triệu đồng tương đương với 1,85%. Nguyên nhân nhóm nợ này chiếm tỷ trọng cao là do đối tượng đi vay, một phần là do đa số khách hàng vay trung và dài hạn không đảm bảo trả nợ đúng ngày trả nợ, một phần là do cán bộ tín dụng phân kỳ trả nợ cho khách hàng chưa sát với tình hình thực tế đối với từng phương án sản xuất.
Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ < 2%, đây là điều đáng mừng vì Ngân hàng đạt vượt kế hoạch đã đề ra trong quý II năm 2013 là tổng nợ quá hạn <3%. Đạt được như vậy là do sự giám sát chặt chẽ của Ban lãnh đạo, đồng thời cùng với sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Sau đây là biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn phân theo nhóm của Ngân hàng:
0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600
2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013 Năm Triệu đồng
Nợ trên 180 ngày Nợ trên 180-360 ngày Nợ trên 360 ngày
Hình 4.8: Biểu đồ nợ quá hạn theo nhóm nợ của Ngân hàng từ năm 2010-6 tháng đầu năm 2013