CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 79 - 85)

TRONG 3 NĂM (2010-2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.4 CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM PHÁT SINH RỦI RO TÍN DỤNG

Qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Phong Điền trong thời gian qua, em có thể rút ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phong Điền như sau:

4.4.1 Các nguyên nhân từ phía hộ sản xuất

Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động không có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng. Nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn và có xu hướng tăng trong 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm tỷ trọng trên 40%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi cá nhân – hộ sản xuất vay vốn gặp phải các nguy cơ sau thường không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi:

- Thu nhập không ổn định, thường xuyên phải thay đổi công việc hoặc thu nhập chỉ tính theo phần trăm trên sản phẩm. Nguồn thu này sẽ làm hạn chế khả năng trả nợ của khách hàng.

- Bị tai nạn lao động: trong quá trình làm việc có thể họ bị tai nạn làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, từ đó thu nhập cũng giảm hoặc không còn thu nhập để trả nợ.

- Hỏa hoạn, lũ lụt: đây là những yếu tố khách quan có thể xảy ra một cách bất ngờ khiến họ mất hết tài sản. Và trong những năm gần đây tình hình này thường xuyên xảy ra nên nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao.

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: do mất mùa hoặc làm ăn không hiệu quả khiến gia đình trở nên khó khăn.

- Sử dụng vốn sai mục đích: chủ yếu là do các đối tượng này xin vay tiền Ngân hàng để kinh doanh nhỏ như mua bán, chăn nuôi…một số khác lại dùng số tiền vay được cho người khác vay với lãi suất cao hơn để hưởng chênh lệch, nhưng một khi việc kinh doanh không được thuận lợi, thậm chí thua lỗ thì họ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hoặc người đi vay không có kế hoạch cụ thể nên thâm hụt vốn không thể trả nợ cho Ngân hàng, bắt buộc họ phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao để được vay lại. Điều này càng làm cho đồng vốn đầu tư ngày càng

- Tuy nhiên nghiêm trọng hơn hết là trường hợp khách hàng không chịu trả nợ hoặc cố tình lừa đảo Ngân hàng bằng việc lợi dụng sự quen biết hay tín nhiệm. Cũng có trường hợp do Ủy ban nhân dân xã xác nhận tài sản nhưng thực chất không có. Với những khách hàng cố ý lừa đảo thì phần lớn Ngân hàng thiệt hại rất nhiều.

4.4.2 Các nguyên nhân khách quan

Tuy đây không phải là nguyên nhân chủ yếu nhưng cũng góp phần dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng và điều này thật sự nằm ngoài tầm kiểm soát của cả Ngân hàng và khách hàng vay vốn, bởi lẽ không ai có thể lường trước được như rủi ro do lũ lụt, thiên tai, do tai nạn bất ngờ, thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước, các doanh nghiệp sát nhập hoặc giải thể… Tất cả những biến cố này đều làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị vay vốn. Và một khi họ gặp khó khăn trong kinh doanh thì Ngân hàng sẽ là người phải gánh chịu rủi ro. Nhìn chung, trong những năm qua tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt mưa nắng thất thường tạo ra hạn hán, lũ lụt, bão… nhiều loại bệnh dịch đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như khả năng lao động của người vay. Bên cạnh đó còn làm cho sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất thu. Ngân hàng cho vay chủ yếu HSX vì thế tình hình thời tiết thời tiết không thuận lợi cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thu nợ của Ngân hàng. Nợ quá hạn cho vay HSX luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng trong suốt 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013 luôn chiếm trên 95%

trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Vì thế, rủi ro phát sinh do nguyên nhân khách quan cũng gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua.

4.4.3 Các nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

Để đảm bảo cho khoản vay Ngân hàng đòi hỏi khách hàng đem thế chấp, cầm cố tài sản. Thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn Ngân hàng là vấn đề luôn được Ngân hàng quan tâm. Thế chấp cầm cố là một trong những biện pháp để phòng chống rủi ro của Ngân hàng trong cho vay. Người đi vay bắt buộc phải đem tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho số nợ vay và cam kết trong trường hợp không trả được nợ vay thì Ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản để thu nợ. Mặc dù vậy cho đến nay việc thế chấp vẫn mang lại rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:

- Tài sản thế chấp tại Ngân hàng chủ yếu được đảm bảo bằng bất động sản vì có giá trị lớn và luật đất đai đã được ban hành, nhưng việc phát mãi tài sản còn nhiều khó khăn phức tạp, thủ tục rườm rà, rắc rối, còn phải phụ thuộc vào các ngành có liên quan như: Sở Vật Giá, Sở Tài Chính, Toà Án,… và vì

thế không thể xác định chính xác thời gian phát mãi tài sản, làm cho thời gian xử lý tài sản thường kéo dài, tạo cơ hội cho người vay dây dưa trong việc hoàn trả nợ vay.

- Tài sản thế chấp bị mất giá, do thời gian xử lý các khoản nợ của Trung Ương quá lâu, khi tiến hành bán tài sản trên thị trường thì giá bán thực tế thấp hơn so với giá do Ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trước đây.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời trong công tác quản lý của chính quyền nên dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

- Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

4.4.4 Các nguyên nhân do chính bản thân Ngân hàng

- Xuất phát trước tiên từ phía cán bộ tín dụng tại Ngân hàng tuy có trình độ cao về văn hóa, nhưng chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, kinh nghiệm non trẻ, chưa hiểu rõ hết khách hàng tại địa bàn phụ trách. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng chưa, trong 6 tháng đầu năm 2013 quay 0,70 vòng thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Nhìn chung rủi ro xuất phát từ các nguyên nhân sau:

+ Thẩm định qua loa cho có, định kỳ trả nợ chưa hợp dẫn đến tình hình gia hạn nợ nhiều. Bởi vì, Phong Điền là huyện mà phần lớn người dân sống nhờ nông nghiệp nên khách hàng vay vốn của Ngân hàng chủ yếu phục vụ việc nuôi trồng theo từng kì hạn và mùa vụ. Nếu cán bộ tín dụng định kỳ hạn trả nợ không chính xác sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Chẳng hạn khi người vay nuôi heo thì xem heo thịt hay heo nái, chăm sóc nhãn thì xem mùa thuận hay mùa nghịch…mà định thời điểm trả nợ thích hợp.

+ Hạn chế trong việc nắm bắt thị trường tiêu thụ sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp hay một cơ sở có thể làm ăn có hiệu quả, sản phẩm tiêu thụ nhanh tại một thời điểm này nhưng ở một thời điểm nào đó có thể gặp rủi ro về mặt thị trường tiêu thụ dẫn đến tồn kho, vốn hoàn trả lâu…sẽ phát sinh rủi ro cho phương án vay.

+ Vi phạm đạo đức kinh doanh: những cán bộ tín dụng không có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt có thể cấu kết với khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ vay.

+ Định kỳ không tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng

trong khi cho vay, như vậy Ngân hàng khó có thể biết được khách hàng có dùng vốn đúng mục đích như đã thỏa thuận không. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì nguy cơ không thu hồi được nợ là rất cao trong khi Ngân hàng không thể phát hiện kịp thời để giải quyết.

- Do Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh.

- Về công tác tin học: công tác tin học hiện nay tuy có quan tâm nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định, chương trình vi tính chỉ mới phục vụ cho yêu cầu công tác kế toán nhưng vẫn chưa được kịp thời, bộ phận kế toán trung tâm thường xuyên làm việc 1 ngày trên 10 giờ, tin học chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác tín dụng và công tác điều hành biểu hiện phần lớn cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiệp vụ một cách thủ công.

- Do hoạt động ở địa bàn nông thôn nên NHNo&PTNT huyện Phong Điền còn khiêm tốn trong các sản phẩm, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chẳng hạn như không có sự chia sẽ rủi ro với các Ngân hàng khác.

Chính điều này đã làm cho rủi ro của Ngân hàng ngày càng tăng.

- Mặc dù lực lượng cán bộ được bổ sung tương đối đảm bảo được nhiệm vụ, mạng lưới hoạt động của hội sở và 4 chi nhánh trực thuộc, được phân bổ hợp lý theo từng địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện tốt mục tiêu và định hướng của địa phương, của ngành. Tuy nhiên, một số địa bàn trọng điểm gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch với khách hàng như khách hàng khu vực xã Trường Long, Nhơn Nghĩa còn phải đi lại xa xôi trong việc vay vốn, trả nợ và các quan hệ thanh toán tiền hàng với Ngân hàng.

4.4.5 Các nguyên nhân có liên quan đến yếu tố pháp lý

- Về vấn đề xác định chủ sở hữu tài sản bảo đảm: trong một số trường hợp, việc thẩm định hồ sơ chưa xác định được đầy đủ các thành viên đồng chủ sở hữu như xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, con cái, tài sản đồng thừa kế, dẫn đến thiếu sót các chữ ký cần thiết trên hợp đồng thế chấp, bảo lãnh và hợp đồng tín dụng. Đây là yếu tố bất lợi khi khởi kiện và thường kéo dài thời gian khởi kiện.

- Đối với hồ sơ vay vốn doanh nghiệp: trong khi thẩm định, đôi lúc cán bộ tín dụng chưa đọc kỹ điều lệ công ty, hoặc chưa quan tâm đến ý chí vay vốn của các thành viên trong công ty. Do đó việc quyết định cho vay của Ngân hàng đôi lúc chưa phù hợp với điều lệ hoạt động của công ty hoặc chưa đồng thuận ý chí vay vốn của các thành viên dẫn đến tranh chấp, hoặc tranh chấp giữa các thành viên trong công ty làm kéo dài thời gian trả nợ, hoặc gây bất lợi

cho Ngân hàng khi tranh tụng tại Tòa án.

4.4.6 Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên góp phần vào việc tăng rủi ro tín dụng của Ngân hàng còn có tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp phải thực hiện quy chế cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình cho vay cụ thể của Ngân hàng.

Trong đó cán bộ tín dụng phải trực tiếp thực hiện các công việc sau:

+ Tiếp nhận đơn xin vay của khách hàng.

+ Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ vay và các điều kiện khi vay vốn.

+ Thẩm định kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi, tính hiệu quả của dự án xin vay.

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc việc trả lãi và nợ gốc đúng hạn.

Một khi thực hiện xong các công việc đó, thu đủ gốc và lãi cho Ngân hàng thì cơ bản coi như đã hoàn thành một khoản cho vay. Bên cạnh đó, ngoài việc phân công cán bộ tín dụng phụ trách các doanh nghiệp nhà nước, còn phải phân công cán bộ trực tiếp phụ trách khách hàng vay vốn là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, cán bộ công nhân viên,… Đối tượng vay này rất phức tạp, tài sản thế chấp đa dạng, mức vay lớn từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí tới hàng tỷ đồng, hàng chục tỷ đồng. Do đó, cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay…Mặt khác do số lượng người vay ngày càng đông nên khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều, song do số lượng công việc chỉ có thể thực hiện được trong khoảng thời gian làm việc trong ngày và ngày làm việc trong tuần nên dễ dẫn đến tình trạng quá tải của cán bộ tín dụng, do khối lượng công việc quá nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng có hạn. Đôi khi, họ buộc phải làm thêm ngoài giờ, làm cả buổi tối và ngày chủ nhật. Vì vậy, đôi khi một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng với quy trình đề ra, sơ xuất trong hồ sơ cho vay, dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút. Tuy nhiên rủi ro do nguyên nhân này rất ít xảy ra tại Ngân hàng.

- Việc chưa thu thập đầy đủ các giấy chứng nhận như giấy chứng nhận

hành nghề, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép xây dựng nhà xưởng..., của khách hàng có ngành nghề kinh doanh có điều kiện là thiếu cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bởi vì đối với một số ngành, nếu thiếu các giấy chứng nhận trên thì có thể sẽ không được phép tiếp tục hoạt động, từ đó sẽ dẫn đến rủi ro là không hoàn trả được nợ.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện phong điền (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)