Kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực mà yếu tố rủi ro có vị trí quyết định đến tồn tại và đứng vững của một Ngân hàng. Trong hoạt động của Ngân hàng rủi ro là yếu tố thường xuyên xảy ra không thể nào tránh khỏi do các yếu tố khách quan hay chủ quan gây ra. Tùy theo mức độ tác động mà rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, hệ thống Ngân hàng hay nền kinh tế. Hiểu được điều đó, từ việc phân tích rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro, NHNo&PTNT huyện Phong Điền đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro như sau:
5.2.1 Nâng cao năng lực, đạo đức, kiến thức cho cán bộ tín dụng Việc đào tạo kiến thức chuyên môn cho cán bộ tín dụng là việc làm thiết yếu cho hiệu quả tín dụng. Bởi vì một khách hàng khi đến với Ngân hàng trước tiên sẽ tiếp xúc với cán bộ tín dụng. Vì vậy lực lượng cán bộ tín dụng là lực lượng quyết định quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức sâu rộng, năng lực làm việc tốt để có các khoản tín dụng chất lượng sẽ làm hạn chế rủi ro. Muốn được như vậy thì bên cạnh việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp chi cán bộ Ngân hàng thì Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa những phong trào thi đua như hội thi cán bộ giỏi, tiến hành các cuộc hội thảo, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích cao trong công việc về tinh thần và vật chất. Đồng thời với việc khen thưởng là kỹ luật những cá nhân, tập thể có hành vi sai trái, làm việc không có hiệu quả trong công việc.
Bên cạnh đó, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho tất cả các cán bộ công nhân viên như: luật Ngân hàng, luật đất đai, luật dân sự… Sự nắm vững này giúp cho Ngân hàng chọn lọc được các đối tượng: doanh nghiệp, hộ sản xuất… cho vay có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi nên giữ được an toàn và hiệu quả cho vay vốn.
Tuy nhiên chỉ ở năng lực chuyên môn, sự hiểu biết đa dạng vẫn chưa đủ mà đòi hỏi cán bộ tín dụng còn phải có đạo đức tốt để có các khoản tín dụng lành mạnh. Tóm lại, mỗi cán bộ tín dụng không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức rèn luyện đạo đức là việc làm thiết thực đem lại hiệu quả cao cho hoạt động tín dụng.
5.2.2 Nâng cao tầm quan trọng trong công tác thẩm định trước khi xét duyệt cho vay
Trong hoạt động tín dụng, trước khi quyết định quan hệ với một khách hàng, thiết nghĩ cán bộ tín dụng phải đặt quá trình xét duyệt hồ sơ khách hàng xin vay lên trước tiên. Đây là bước đầu mang tính chất quyết định đến chất lượng các khoản tín dụng mà Ngân hàng chuẩn bị cấp ra. Một lý do đơn giản là vì khả năng chưa đựng rủi ro mang lại cho Ngân hàng tìm ẩn ngay trong giai đoạn này, giai đoạn mà kết quả của nó đã giúp cho Ngân hàng quyết định kỹ càng có nên hay không nên quan hệ với khách hàng, nếu có thì quan hệ ở mức bao nhiêu. Sau khi yêu cầu khách hàng nộp những giấy tờ cần thiết cho món vay, Ngân hàng cần tiến hành thẩm định các yếu tố sau:
- Năng lực pháp lý, năng lực dân sự của khách hàng.
- Uy tín khách hàng.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Khả năng trả nợ khách hàng.
- Tài sản thế chấp.
5.2.3 Giải pháp về tài sản đảm bảo
Bất kỳ món vay nào trước khi đi đến quyết định cho vay Ngân hàng cũng cần xem xét hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Nhưng do yếu tố rủi ro trong nông nghiệp rất lớn nên khi xem xét cho vay cần quan tâm đến tài sản thế chấp, không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn cho món vay phát ra mà nó chỉ là phương tiện, biện pháp để phòng ngừa.
Mục đích của hoạt động cho vay không phải nhằm phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ mà là giúp khách hàng có vốn để mở rộng quy mô sản xuất,
mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và chính bản thân Ngân hàng. Để thực hiện tốt giải pháp này phải xem xét kỹ lưỡng tài sản đảm bảo cụ thể như: Ngân hàng cần lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn. Cụ thể đối với đảm bảo bằng tài sản, Ngân hàng phải xác định chính xác được quyền sỡ hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.
5.2.4 Tăng cường giám sát sau khi cho vay và đôn đốc thu hồi nợ Đây là giai đoạn tiếp theo giai đoạn đồng ý cho vay. Mục đích là muốn biết xem khách hàng có sử dụng tiền vay có đúng như mục đích mà khách hàng đã ghi trên hợp đồng không, để Ngân hàng có những biệp pháp xử lý kịp thời, có theo dõi, giám sát khách hàng mới biết được tình trạng khó khăn mà khách hàng gặp phải để có thể hỗ trợ giúp họ vượt qua khó khăn. Ngân hàng xem xét kỹ tài sản đảm bảo nợ vay để biết được khách hàng thừa hay thiếu đảm bảo từ đó kết hợp phân tích nguyên nhân thừa (thiếu) nếu có để có biện pháp kịp thời hạn chế rủi ro xảy ra. Việc giám sát tiền vay giúp Ngân hàng biết được các khoản nợ sắp đáo hạn, thực hiện việc đôn đốc thu nợ kịp thời trước ba ngày so với ngày đến hạn của món nợ để hạn chế nợ quá hạn.
Nâng cao chất lượng tín dụng, thu hồi các khoản nợ đến hạn và nắm rõ khả năng các khoản nợ sắp đến hạn để có kế hoạch thu hồi đúng hạn, xem lại hồ sơ vay vốn khách hàng có nợ quá hạn, tìm hiểu cá nhân, thân nhân hộ có nợ quá hạn, nguyên nhân để nợ quá hạn, thiện chí trả nợ của khách hàng như thế nào để từ đó có cơ sở tiếp xúc cùng khách hàng theo từng đối tượng để có giải pháp xử lý và đề ra phương án trả nợ thấy hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải kiên trì, chịu khó thường xuyên đến hộ vay để động viên khách hàng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng. Nếu khách hàng không trả nợ khi đến hạn thì cán bộ tín dụng phải giải thích cho khách hàng rõ việc không trả nợ cho Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã kí kết do nguyên nhân chủ quan của người vay.
5.2.5 Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro 5.2.5.1 Bảo hiểm tín dụng
Để đảm bảo được an toàn vốn tín dụng đòi hỏi Ngân hàng cần sớm có quy định và đưa vào thực hiện yêu cầu khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm cho ngành nghề kinh doanh của họ hoặc bảo hiểm tài sản vay của khách
hàng. Việc mua bảo hiểm sẽ giúp cho khách phòng ngừa được một phần rủi ro trong sản xuất, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là luôn chứa đựng những rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh…. Cho nên việc mua bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi sẽ giúp cho hộ nông dân phòng ngừa được rủi ro trong sản xuất, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
5.2.5.2 Lập quỹ dự phòng rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng việc xảy ra rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách thức nào hạn chế tối thiểu những tổn thất xảy ra là điều cần phải quan tâm. Vì vậy, việc lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải đúng theo quy định và đủ về số lượng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng bù đắp được những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra từ đó không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng.
5.2.5.3 Đa dạng hóa trong cho vay
Một biện pháp khác nữa là thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay có nghĩa là cho vay nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau từ đó có thể hạn chế được phần nào rủi ro. Đồng thời, đa dạng hóa địa lí là tìm kiếm khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau như ngoài khu vực huyện Phong Điền, Ngân hàng nên chú ý mở rộng quy mô tín dụng sang các huyện lân cận đây cũng là một biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng. Cuối cùng nên cân đối giữa các khoản cho vay ngắn, trung, dài hạn một cách hợp lý.
5.2.6 Thường xuyên nghiên cứu và theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng chính sách tín dụng cho Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt:
- Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường.
- Diễn biến về sự biến động của giá vàng và ngoại tệ trên thị trường, qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư và cho vay của Ngân hàng. Hệ số rủi ro trong cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn.
5.2.7 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn
Khách hàng của NHNo&PTNT huyện Phong Điền đa số là những người nông dân. Trong việc thu hồi nợ đòi hỏi đến nhà mỗi người và công việc này phải nhờ đến xã, ấp. Do đó, có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương và một khi đã được chính quyền địa phương giúp đỡ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thu hồi nợ.
Trong việc xử lý nợ quá hạn Ngân hàng thường gặp khó khăn ở khâu phát mãi tài sản bởi vì cần kết hợp với nhiều ban ngành như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… đòi hỏi Ngân hàng tăng cường mối quan hệ tốt với các ban ngành hữu quan sẽ là một lợi ích trong công việc kinh doanh của Ngân hàng.
Tóm lại, những dấu hiệu trên báo hiệu cho Ngân hàng biết rủi ro tín dụng có thể xảy ra, khi phát hiện Ngân hàng phải nhanh chóng có những biện pháp thích hợp, kịp thời nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
CHƯƠNG 6