Phết tế bào cổ tử cung (cytology): PAP SMEAR

Một phần của tài liệu Tập san Sản Phụ Khoa tập 1- YDH (Trang 240 - 248)

UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

III. MỘT SỐ TEST SÀNG LỌC CƠ BẢN TRONG UNG THƯ CTC

3.1 Phết tế bào cổ tử cung (cytology): PAP SMEAR

Ra đời vào 1941 do G. Papanicolaou tìm ra để phát hiện sớm các tổn thương biến đổi tế bào nhằm tầm soát ung thư CTC. Hơn 50 năm qua nhờ có có pap test, tỷ lệ ung thư ctc xâm lấn giảm 70 - 80%, tỷ lệ tử vong do ung thư CTC cũng giảm 70%.

3.1.1 Điều kiện để làm pap test

 Không đặt thuốc âm đạo trong vòng 3 ngày.

 Không giao hợp, không thụt rửa âm đạo trong 48 giờ trước đó.

 Không có tình trạng viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung cấp tính.

 Không có tình trạng xuất huyết âm đạo, tử cung (tốt nhất là làm vào ngày thứ 15 - 20 của chu kì kinh nguyệt.

 Không khám âm đạo bằng tay trước, không dung dầu bôi trơn mỏ vịt khi khám.

 Ở người đã mãn kinh,nên điều trị estrogen tại chỗ trước khi lấy.

3.1.2 Cách tiến hành.

Pap test qui ước

 Bệnh nhân nằm trong tư thế phụ khoa (bệnh nhân nằm ngửa, gối gập, hai chân dang rộng, thả lỏng người)

 Đặt mỏ vịt ( ko dung dầu bôi trơn).

- Bộc lộ ctc, có thể lâu bớt chất nhầy.

- Dùng que Ayre áp vào lỗ cổ tử cung, quay một vòng 360 0 để lấy tế bào.

(Lấy tế bào cổ ngoài bằng đầu tròn, tế bào cổ trong bằng đầu nhọn).

- Dùng que Ayre trải đều tế bào lên lame kính. Khi trải, lưu ý chỉ trải một lần duy nhất, không kéo nhiều lần sẽ làm thay đổi hình dạng tế bào.

- Mẫu sẽ được cố định bằng cách nhúng vào dung dịch hoặc xịt một lớp keo mỏng lên bề mặt lame.

Tế bào ung thư ổ tử cung vẫn được lấy theo cách cũ.

 Nhúng rửa dụng cụ lấy mẫu có chứa các tế bào vào lọ dung dịch, tế bào sẽ được bảo tồn và phân tích bằng hệ thống máy.

 Máy xử lý tế bào sẽ tách các tế bào khỏi máu, mủ và các thành phần khác.

so sánh Pap test qui ước

o Chỉ có khoảng 20% tế bào được thu thập phết lên lame kính,bỏ sót 80%

trong đó có cả tế bào biến dạng.

o Kết quả đọc kém chính xác hơn, vì các tb chồng chất lên nhau,có cả máu lẫn chất nhầy.

Thinprep pap test

Là một tiến bộ vượt bậc của ngành tế bào học, thu thập toàn bộ bệnh phẩm, xử lí bằng máy giúp tế bào được trải mỏng và quan sát rõ hơn. Do đó, pap nhúng dịch có độ nhạy cao hơn đến 7 lần.

Hình 3.1. Xét nghiệm Pap truyền thống

Hình 3.2. Pap qui ước và thinprep pap 3.1.3 Phân tích kết quả: phân loại tế bào học theo Bethesda 2001

- Tế bào biểu mô bình thường - Tế bào biểu mô biến đổi lành tính + Viêm nhiễm:

Chlamydia

Trichomonas

Actinomyces

 Candida

 Virus herpes simplex + Biến đổi do phản ứng:

 Viêm teo

- Bất thường tế bào biểu mô:

+ Tế bào lát :

 Tế bào lát không điển hình (ASC):

 Tế bào lát không điển hình có ý nghĩa không xác định (ASC-US)

 Tế bào không điển hình không thể loại trừ HSIL (ASC-H).

 Tổn thương trong biểu mô gai mức độ thấp (HSIL) bao gồm: HPV/CIN1.

 Tổn thương trong biểu mô gai mức độ cao (LSIL) bao gồm: CIN2,3,CIS, Ung thư tế bào gai xâm lấn.

+ Tế bào tuyến:

 Tế bào nội mạc tử cung lành tính ngoài thời kì hành kinh hoặc ở phụ nữ đã

mãn kinh.

 Tế bào tuyến không điển hình (AGS).

 Tế bào tuyến không điển hình có ý nghĩa không xác định (AGUS).

 Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ (AIS).

Bảng 3.1 So sánh phân loại tế bào và mô học

TẾ BÀO HỌC (PAP SMEAR) MÔ HỌC (SINH THIẾT)

Hệ thống Bethesda 2001 Phân loại theo CIN Phân loại theo WHO

Bình thường Bình thường Bình thường

ASC-US Phản ứng viêm Phản ứng viêm

LSIL CIN1 Dị sản nhẹ

HSIL CIN2 Dị sản trung bình

CIN3 Dị sản nặng

Ung thư xâm lấn Ung thư xâm lấn Ung thư xâm lấn

Hình 3.2 Phân chia mức độ u tân sinh trong biểu mô cổ tử cung.

CIN I: loạn sản nhẹ; các tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong 1/3 của niêm mạc của cổ tử cung.

CIN II: loạn sản vừa; tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong 2/3 của niêm mạc của cổ tử cung.

CIN III: loạn sản nặng ; các tế bào bất thường có thể được tìm thấy trong hơn 2/3 của niêm mạc.

3.1.4 Xử lý Pap test bất thường: theo quan điểm của ASCCP 2013 3.1.4.1. ASC-US

3.1.4.2 LSIL

3.1.4.3 HSIL

3.1.4.4 AGC

3.1.4.5. CIN1

3.1.4.6. CIN 2+

Tóm lại, xử lí kết quả của pap test bất thường chia làm 2 nhóm:

 Nhóm ASC-US: gồm 3 lựa chọn:

o Lặp lại pap test mỗi 6-12 tháng, thực hiện soi tử cung nếu sau đó phát hiện bất thường.

o Thử nghiệm HPV DNA.

o Soi CTC ngay: là nhạy nhất để phát hiện CIN 2+.

 Nhóm pap bất thường còn lại: tiến hành soi tử cung ngay và làm sinh thiết để chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Tập san Sản Phụ Khoa tập 1- YDH (Trang 240 - 248)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(344 trang)