I. GIỚI THIỆU:
Sau khi sinh, người mẹ thường được tư vấn chỉ nên mang thai lại sau khoảng 03 năm để đảm bảo có thể chăm sóc tốt cho con và bảo vệ sức khỏe người mẹ. Vì vậy, tránh thai sau sinh luôn là vấn đề được các bà mẹ quan tâm. Có nhiều biện pháp tránh thai, nhưng đối với người mẹ sau sinh, “ CHO BÚ VÔ KINH” là phương pháp được khuyến khích ở các nước đang phát triển.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP BÚ VÔ KINH 2.1 Vai trò của các hocmon sinh dục trong chu kì kinh nguyệt
Hình 2.1 Các hormone sinh dục trong chu kì kinh nguyệt
Chu kì tử cung và chu kì buồng trứng được điều khiển bởi GnRH của vùng dưới đồi:
- GnRH:kích thích giải phóng các hocmon FSH và LH của thùy trước tuyến yên.
- FSH: kích thích phát triển các nang trứng và khởi đầu việc bài tiết estrogen của các nang trứng.
- LH: kích thích cho các nang trứng phát triển thêm, tăng cường bài tiết estrogen, điều khiển quá trình rụng trứng, tạo thành hoàng thể và kích thích bài tiết progesteron, estrogen, relaxin và inhibin từ tổ chức này.
Hình 2.2 Trục Hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng
- Estrogen: nồng độ trung bình của các estrogen trong máu sẽ ức chế vùng dưới đồi giải phóng GnRH từ đó ức chế tuyến yên giải phóng FSH, LH gây ức chế rụng trứng, vào ngày thứ 12-14 của chu kì, nồng độ cao estrogen feedback dương dẫn đến tăng LH kích thích trứng rụng.
- Progesteron: nồng độ cao progesteron cũng ức chế bài tiết GnRH và LH.
2.2 Cơ sở của phương pháp
2.2.1 Theo USAID:
Hình 2.2 Cơ sở khoa học phương pháp bú vô kinh.
- Khi trẻ bú sẽ kích thích núm vú mẹ, trẻ sẽ ép và cọ vào đầu vú mẹ bằng nướu răng và vòm miệng của mình, gây áp lực hay kích thích cơ học cho núm vú.
- Việc kích thích núm vú sẽ gửi tín hiệu đến não của người mẹ gây ra 1 tín hiệu thần kinh đến tuyến yên - tuyến sản xuất và bài tiết hocmon liên quan đến nhiều quá trình, trong đó có quá trình rụng trứng.
- Tín hiệu này làm gián đoạn sự sản xuất hocmon kích thích buồng trứng.
Kết quả:
Tuyến yên tăng sản xuất prolactin làm ức chế sự bài tiết bình thường của GnRH ở vùng dưới đồi. Khi GnRH giảm dẫn đến giảm sản xuất FSH và LH ở tuyến yên. Giảm FSH dẫn đến ngăn cản sự trưởng thành của trứng. Giảm LH dẫn đến ức chế trứng chín rụng.
Do đó, trứng sẽ không thể thụ tinh nếu người mẹ quan hệ tình dục trong giai đoạn này.
2.2.2 Theo Hội nghiên cứu khoa học hàn lâm New York (ANNALS NEW YORK ACADEMY OF SCIENCES)
Cho con bú làm trì hoãn việc có kinh trở lại bằng cách làm gián đoạn tiết GnRH từ vùng dưới đồi, do đó làm giảm LH của tuyến yên. Nồng độ FSH trong huyết tương trong thời gian cho con bú vẫn đủ để trứng trưởng thành nhưng tín hiệu của LH không đủ nên làm giảm sự sản xuất estradiol ở những nang trứng này. Khi trứng trưởng thành, nồng độ Estradiol không tăng đủ để feedback dương tính tại thời điểm trước rụng trứng nên LH không đủ để trứng chín và rụng. Theo nghiên cứu này, cơ chế làm giảm GnRH thông qua việc cho con bú vẫn chưa rõ, không có sự liên quan rõ ràng với Prolactin, Dopamin hoặc những Opiate mặc dù sự kết hợp các yếu tố trên có thể góp phần dẫn đến tình trạng này.
III. CHỈ ĐỊNH
Áp dụng cho phụ nữ sau sinh có đầy đủ 3 tiêu chí:
1.Chưa có kinh trở lại sau khi sinh (chảy máu trong 2 tháng đầu sau sinh không được xem là kinh nguyệt).
2.Trẻ được cho bú sữa mẹ hoàn toàn (không dùng thêm bất kì chất lỏng hay thức ăn nào khác, trừ vacxin, vitamin, thuốc), cho bú theo nhu cầu, cả ngày lẫn đêm, cho bú cả khi trẻ hoặc mẹ bị ốm.
3.Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Nếu có một trong các tiêu chí trên thay đổi, người phụ nữ không nên sử dụng phương pháp tránh thai cho bú vô kinh nữa mà nên chuyển sang dùng các biện pháp tránh thai khác.
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 4.1 Chống chỉ định tuyệt đối
- Mẹ đang sử dụng những loại thuốc chống chỉ định cho con bú như: các loại thuốc chống đông, chống chuyển hóa, bromocriptin, corticosteroid liều cao, cyclosporin, ergotamin, lithium, thuốc trầm cảm và thuốc có đồng vị phóng xạ.
- Những tình trạng của bé ảnh hưởng đến việc cho bú như: bé có dị tật vùng miệng, hầu - họng, bé non tháng hoặc nhỏ so với tuổi thai cần chăm sóc đặc biệt, bé
- Mẹ bị bệnh tim nặng.
- Mẹ bị bệnh lao phổi đang tiến triển.
- Mẹ nhiễm HIV: bà mẹ HIV(+) hoặc AIDS hoặc đang điều trị thuốc kháng virus.
V. CÁCH THỰC HIỆN
- Cho bú thường xuyên: bú theo nhu cầu của trẻ, khoảng 8 – 10 lần/ngày và ít nhất 01 lần trong đêm. Ban ngày, khoảng cách giữa hai lần bú liên tiếp không quá 4 giờ, ban đêm không quá 6 giờ.
- Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng duy nhất cho trẻ, không cho trẻ ăn thêm bất kỳ loại thức ăn hay thức uống nào (kể cả nước lọc).
VI. ƯU ĐIỂM
- Đơn giản, dễ thực hiện, không cần sự giám sát của nhân viên y tế.
- An toàn cho người mẹ và trẻ.
- Không có tác dụng phụ.
- Giảm chảy máu sau sinh.
- Tăng cường tình cảm mẹ con.
VII. NHƯỢC ĐIỂM
- Chỉ có tác dụng trong vòng 06 tháng.
- Dễ thất bại nếu không tuân thủ đúng cách thực hiện (xem lại phần V).