CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP

Một phần của tài liệu Tập san Sản Phụ Khoa tập 1- YDH (Trang 334 - 337)

BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP

V. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP

Các biện pháp tránh thai khẩn cấp hiện nay đang có là viên tránh thai khẩn cấp dạng uống và dụng cụ tử cung chứa đồng.

5.1 Cơ chế hoạt động

5.1.1 Thuốc ngừa thai khẩn cấp dạng viên (Emergency contraceptive pills-EPCs) Có 3 loại EPCs: progestin đơn thuần, phối hợp estrogen với progestin và kháng progestin. Cả 3 loại này điều hiện có trên thị trường. EPCs nên được uống càng sớm càng tốt sau khi giao hợp không dùng các biện pháp tránh thai–ít nhất trong vòng 120 giờ sau giao hợp.

Hình 5.1 sự biến đổi nồng độ các hormone trong chu kì kinh nguyệt.

Cả 3 loại EPCs đều hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự rụng trứng. Các loại

acetate) sẽ ức chế hoạt động của progesterone, chú ý rằng progesterone bắt đầu tăng trước khi có đỉnh LH và góp phần làm tăng LH (mũi tên xanh) do đó thuốc tránh thai khẩn cấp chứa kháng progestin sẽ làm giảm tiết LH, sẽ không gây ra đỉnh LH dẫn đến ức chế sự rụng trứng.

Điều này giải thích việc sử dụng EPCs trong nửa đầu của chu kì kinh nguyệt trước khi rụng trứng sẽ có hiệu quả. Việc dùng EPCs sau khi rụng trứng không có tác dụng đến sự rụng trứng nhưng tỉ lệ ngừa thai khi dùng EPCs vẫn cao do theo sơ đồ 1 thì sau khi phóng noãn, noãn sẽ chỉ sống được 2 ngày, trong khi đó tinh trùng phải mất khoảng 5 ngày để gặp trứng, do vậy trứng sẽ không gặp được tinh trùng nếu giao hợp sau ngày rụng trứng và sự thụ tinh sẽ không diễn ra. Do vậy mặc dù EPCs không có tác dụng sau rụng trứng nhưng việc dùng EPCs có tỉ lệ tránh thai cao cả khi trước và sau khi rụng trứng.

Một vài nghiên cứu khác chỉ ra rằng EPCs có ảnh hưởng đến nội mạc tử cùng, nội mạc vòi trứng-qua đó ức chế quá trình thụ tinh, thụ thai nhưng đều chưa có bằng chứng thuyết phục.

5.1.2 Dụng cụ tử cung

Dụng cụ tử cung ở đây là dụng cụ tử cung chứa đồng, không phải là dụng cụ tử cung chứa progestin phóng thích chậm vì nó sẽ không có tác dụng trong trường hợp tránh thai khẩn cấp.

Dụng cụ tử cung chứa đồng hoạt động dựa trên những cơ chế sau:

 Thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung qua đó ức chế tinh trùng di chuyển.

 Tạo nên 1 quá trình viêm mạn tính làm thay đổi nội mạc tử cung và vòi trứng do đó gây diệt tinh trùng, ức chế thụ tinh và thụ thai.

 Làm mỏng và teo tuyến ở nội mạc do vậy ức chế sự thụ thai.

5.2 Hướng dẫn sử dụng 5.2.1Thời gian

Dùng thuốc sớm nhất có thể.

Bảng 5.1 hiệu quả ngừa thai theo thời gian của thuốc tránh thai khẩn cấp

Thời gian Cơ hội có thai

1 ngày sau giao hợp 1/1000 2 ngày sau giao hợp 1/120 3 ngày sau giao hợp 1/54

Trong trường hợp nghi ngờ đã có thai, việc sử dụng loại progestin đơn thuần, phối hợp estrogen với progestin không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng loại kháng progestin và dụng cụ tử cung cần yêu cầu kiểm tra có thai hay không mới sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

5.2.2 Liều dùng

Bảng 5.2 Liều lượng của 1 số biện pháp tránh thai khẩn cấp

Phương pháp Liều lượng Kết quả

Chỉ có progestin (Levonorgestrel).

1.5 mg liều duy nhất hoặc 2 liều 0.75 mg cách nhau 12 giờ.

59 - 94 %

Ostrogen cộng progestin (Yuzpe).

100 đến 120 micrograms ethinyl estradiol cộng 500 đến 600 micrograms levonorgestrel trong mỗi liều, 2 liều, cách nhau 12 giờ.

47 - 89 %

Kháng progestin (Ulipristal).

Liều duy nhất 30 mg. 98 - 99%

Kháng progestin (Mifepristone).

Liều duy nhất 600 mg. 99 - 100%

Vòng tránh thai chứa đồng.

Chèn vào tử cung trong vòng 120 giờ sau giao hợp.

Ít nhất 99%

5.2.3 Tác dụng phụ

Không có tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng liên quan đến thuốc ngừa thai khẩn cấp.

Thường hay gặp nhất là buồn nôn và nôn. Dùng thêm thuốc chống nôn (Meclizine 50 mg), nhất là đối với loại progestin kết hợp estrogen.

5.2.4 Thêm liều

Nếu có giao hợp sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể thêm 1 liều tương tự như lần đầu.

Nếu nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc thì có thể lặp lại liều như lần đầu.

5.2.5 Theo dõi

Nên kiểm tra lại những trường hợp không có kinh nguyệt trở lại sau 3-4 tuần sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp hoặc khi có đau bụng hay chảy máu âm đạo bất thường.

Một phần của tài liệu Tập san Sản Phụ Khoa tập 1- YDH (Trang 334 - 337)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(344 trang)