CHẨN ĐOÁN U VÚ Ở PHỤ NỮ
I. TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ KHỐI U VÚ
1.3 Xét ngiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh luôn được thực hiện trước khi làm mô bệnh học. Mức độ chính xác của chẩn đoán hình ảnh trong việc xác định một khối u phụ thuộc vào tuổi, yếu tố nguy cơ và mức độ nghi ngờ lâm sàng. Nhìn chung, chụp nhũ ảnh được chỉ định cho phụ nữ trên 35 tuổi, còn siêu âm vú sử dụng tốt hơn cho bệnh nhân dưới 35 tuổi, bởi vì siêu âm là xét nghiệm rẻ tiền, không xâm nhập, không gây bức xạ nên thường dùng để tầm soát cho phụ nữ trẻ, là những đối tượng có nguy cơ ung thư vú thấp, còn đối với phụ nữ trên 35 tuổi thì nguy cơ ung thư sẽ tăng lên, do đó chụp nhũ ảnh sẽ phát hiện sớm và tốt hơn nếu có tổn thương tại vú.Những phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác như MRI thì sự dụng một cách chọn lọc.
Trong trường hợp có các khối u ác tình tiềm tàng thì chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích để xác định giai đoạn khối cuả khối u, đồng thời giúp xác định các khối u không rõ giới hạn mà việc khám lâm sàng không thể đánh giá được. Những phát hiện này có thể giúp thay đổi phương pháp điều trị, đặc biệt là lựa chọn phương thức điều trị tại chỗ.
1.3.1 Siêu âm
Siêu âm là một công cụ rất hữu ích để đánh giá khối u, được sử dụng rộng rãi, nhanh chóng, là xét nghiệm không xâm nhập và ít tốn kém. Ưu điểm chính của siêu âm là phân biệt rõ giữa một khối u đặc với một khối u dạng nang. Siêu âm có thể phát hiện các thương tổn dạng nang có kích thước từ 2 mm trở lên với độ đặc hiệu lên tới 98%.
Siêu âm có độ nhạy cao hơn chụp nhũ ảnh trong việc phát hiện tổn thương ở phụ nữ có mô vú dày. Trong trường hợp này, nó được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ cho chụp nhũ ảnh giúp làm tăng mức độ chính xác lên 7,4%. Với những tổn thương đặc khám thấy trên lâm sàng thì độ đặc hiệu của siêu âm cao hơn chụp nhũ ảnh (97% so với 89%). Siêu âm là một phương tiện hỗ trợ trong trường hợp khám lâm sàng nghi ngờ, chụp nhũ ảnh bình thường. Siêu âm được sử dụng để đánh giá những tổn thương không rõ ràng trên phim chụp nhũ ảnh; hướng dẫn sinh thiết và theo dõi những tổn thương lành tính như u xơ vú. Tuy nhiên, các nhà phẫu thuật không dựa vào siêu âm vì độ nhạy thấp hơn chụp nhũ ảnh.
Hình 1.1 Siêu âm tuyến vú
1.3.2 Chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh là một xét nghiệm thiết yếu cần trong việc đánh giá những khối u sờ được trên lâm sàng. Nó giúp xác định đặc điểm và sự lan rộng của khối u vú, đồng thời đánh giá được cả những tổn thương ở sâu mà lâm sàng ko thấy được.
Ở những trường hợp ác tính, ung thư đa ổ, khối u ở cả 2 vú cùng lúc thường hiếm gặp, khoảng 3%, nhưng trong trường hợp này khoảng 65% được phát hiện nhờ nhũ ảnh.
Chẩn đoán bằng chụp nhũ ảnh yêu cầu một màng tối đặt trên vị trí nghi ngờ tổn thương để chắc chắn sự tương đồng giữa lâm sàng và các bất thường trên phim chụp nhũ ảnh. Mỗi vú về mặt hình ảnh được chia thành 3 mặt phẳng: mặt phẳng đứng dọc, mặt cắt nghiêng, và mặt cắt ngang.
Hình 1.2 Khảo sát bất thường tuyến vú bằng phương pháp chụp nhũ ảnh Độ nhạy của chẩn đoán chụp nhũ ảnh là khoảng 90% và độ đặc hiệu lên tới 88%. Tỷ lệ âm tính giả từ 8 - 10%. Khoảng 1 - 3% phụ nữ có dấu hiệu nghi ngờ trên lâm sàng, nhưng chụp nhũ ảnh và siêu âm vú bình thường vẫn có khả năng ung thư vú. Vì vậy, một khối u được phát hiện trên lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh bình thường vẫn cần phải theo dõi tiếp.
Độ nhạy của chụp nhũ ảnh giảm trong trường hợp mô vú dày, che lấp tổn thương. Tỉ lệ âm tính giả tăng lên nếu phương tiện kĩ thuật lạc hậu, phát hiện không đầy đủ khối u hoặc đọc kết quả sai từ bác sĩ.
Với những phụ nữ < 35 tuổi, nếu kết quả của đánh giá ban đầu gợi ý khối u
1.3.3 Chụp nhũ ảnh kĩ thuật số
Kĩ thuật này cho hình ảnh rõ ràng và chuyển thành tín hiệu điện tử. Kỹ thuật chụp nhũ ảnh kỹ thuật số có khả năng biến đổi độ tương phản và độ sáng từ đó sẽ cho phép xác định tổn thương là lành tính hay ác tính.
Tỷ lệ phát hiện ung thư tương đương với kỹ thuật chụp nhũ ảnh thông thường. Ưu điểm của chụp nhũ ảnh kỹ thuật số bao gồm chất lượng hình ảnh tốt hơn, ít sai sót, liều tia xạ trung bình thấp, dễ lưu trữ.
1.3.4 Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Với độ phân giải cao, độ tương phản rõ ràng thì MRI gần đây được xem như là phương thức rất nhạy để phát hiện ung thư vú.
Độ nhạy cao (khoảng 98%), làm cho MRI hữu ích trong những tình huống lâm sàng cụ thể, chẳng hạn như đánh giá bệnh nhân cấy ghép vú, phát hiện tái phát tại chỗ sau khi điều trị bảo tồn vú và phát hiện đa khối u. Tuy nhiên, độ đặc hiệu vừa phải chỉ khoảng 47 - 67%.
Kĩ thuật này không thường dùng trong việc đánh giá một khối u vùng vú.
Trong một số trường hợp nó có thể xác định mức độ xâm lấn của khối u vào cơ và da.