Tổng quan về sông Thu Bồn và Du lịch sinh thái sông Thu Bồn

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 46 - 59)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.2. Tổng quan về sông Thu Bồn và Du lịch sinh thái sông Thu Bồn

2.2.1.1. Hiện Trạng Mạng Lưới Sông Thu Bồn a. Sơ lược về sông Thu Bồn

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, Thu Bồn là dòng sông nhỏ chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía tây nam tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên. Tại Duy Xuyên, Thu Bồn hội ngộ cùng sông Vu Gia, trải phù sa ra khắp vùng đất Điện Bàn theo hai hướng: Hướng bắc vẫn là hướng chính với tên Thu Bồn (có nơi còn gọi là sông Chợ Củi), hướng nam nhánh nhỏ hơn là sông Bà Rén. Gần đến biển, Thu Bồn và Bà Rén gặp lại nhau để hoà với dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An rồi đổ ra biển Cửa Đại.

b. Thực trạng kết cấu dòng chảy của sông

- Đoạn từ ngã ba sông Tranh đến Phà Hiệp Đức dài 2,5 km. Đoạn này dòng sông rất rộng và sâu, nước chay xiết.

- Đoạn từ Hiệp Đức đến Trà Linh dài 12,5km, có chiều rộng từ 30 – 50 m, độ sâu nhỏ nhất vào mùa kiệt 0,4m, chiều rộng luồng nhiều đoạn chỉ rộng 6-8m, nhiều nghềnh, đá ngầm.

- Đoạn Trà Linh đến Nông Sơn dài 17km, chiều rộng 50-60m, độ sâu nhỏ nhất vào mùa kiệt 0,6m, nhiều đoạn luồng hẹp chỉ 5-7m. Có nhiều đoạn cạn, bãi cuội sỏi nhỏ. Hai bên bờ sông là những bãi đất màu mỡ, là nơi canh tác của người dân nơi đây.

- Đoạn sông từ Nông Sơn đến ngã ba Vĩnh Điện dài 43km, có đặc thù của sông vùng miền núi, chiều rộng sông bình quân 100-200m. Độ sâu trên các đoạn cạn mùa kiệt 0,5 –0,8m, chiều rộng luồn 20 – 30m, cá biệt có những vị trí luồng chỉ rộng 10 – 15m. Đoạn này có nhiều bãi đá ngầm, mùa lũ nước chảy xiết nên gây rất nhiều trở ngại cho hoạt động của các phương tiện đường sông.

- Đoạn từ ngã ba Vĩnh Điện tới thành phố Hội An dài 17km, lòng sông rộng từ 100 – 300m, có nhiều đoạn cong uốn khúc và có nhiều bãi cạn, khi nước kiệt, độ sâu luồng chỉ đạt từ 0,5 – 0,8m. Điển hình là các bãi cạn: Cẩm Kim (km6+00), Thanh Hà (km13 +00), bãi cạn Duy Phước (km15+00), bãi cạn Điện Phong (km 18+00). Tuy nhiên các bãi cạn này ngắn và có thể khắc phục nếu đặt vấn đề khai thác lâu dài.

- Đoạn sông tại khu vực Hội An ra Cửa Đại dài 5km, lòng sông rộng 400 – 600m, đặc biệt gần Cửa Đại rộng gần 1km với độ sâu trung bình từ 5 – 8m.

2.2.1.2. Đặc Điểm Khí Tượng - Thuỷ Văn - Địa Chất a. Đặc điểm khí tượng

Qua phân tích các yếu tố đặc trưng từ hai trạm Đà nẵng và Tam Kỳ .

- Số ngày mưa trung bình năm là 140 ngày, chủ yếu tập trung vào các tháng 9 đến tháng 11. Những tháng mùa khô có số ngày mưa trung bình 5-8 ngày.

- Số ngày có sương mù trung bình năm chỉ khoảng 3 ngày. Những ngày có sương mù dày đặc có thể làm giảm tầm nhìn xa xuống dưới 50m.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành khống chế khu vực Cửa Đại Hội An là:

Hướng Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Hướng Nam và Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 8

- Chế độ Bão: Bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Trung Bộ tập trung chủ yếu vào 3 tháng (tháng 9 đến 11). Tuy nhiên trong những năm gần đây, do chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu thì số lượng các cơn bão

ảnh hưởng đến Miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng có sự tăng lên đáng kể, sức tàn phá cũng lớn hơn, thời gian bắt đầu có hiện tượng bão trong năm cũng sớm hơn và kết thúc muộn hơn.

b. Chế độ mưa

Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 9 và kết thức vào tháng 11. Lượng mưa trung bình mỗi tháng khoảng 150-180mm. Riêng trong ba tháng của mùa mưa khoảng 100 – 120mm chiếm 50-60% lượng mưa cả năm.

Mùa khô: kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình của mùa khô từ 100 – 200mm. Số ngày mưa trung bình từ 8 –12 ngày/tháng. Tháng có mưa ít nhất vào tháng 3, lượng mưa trung bình từ 10-20mm. Riêng tháng 12 và tháng 1 có số ngày mưa lớn hơn nhưng lượng mưa trung bình không vượt quá 80mm, hiện tượng mưa phùn không đáng kể.

c. Chế độ lũ

Theo số liệu thống kê ở trạm thuỷ văn Nông Sơn (sông Thu Bồn) trong nhiều năm cho thấy mùa lũ hàng năm xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 cũng trùng vào mùa mưa bão, tuy vậy qua thống kê cho thấy tháng 12 có năm lũ vẫn còn và ở sông Thu Bồn số lần lũ xuất hiện lớn và sớm.

Lũ chính mùa xuất hiện chủ yếu vào tháng 10 và 11, trung bình mỗi tháng có từ 1-3 lần, lưu lượng trung bình lớn nhất của lũ từ 200 – 300m/s. Theo thống kê cho thấy ở sông Thu Bồn có lũ sớm và không có lũ muộn. Lũ sớm ở trạm Nông Sơn trung bình nhiều năm chiếm 0,5 lần và nhiều nhất có hai lần. lũ tiểu mãn hàng năm ở trạm Nông Sơn trung bình nhiều năm có 0,6 lần, nhiều nhất trong các năm khoảng 3 lần. Lũ tiểu mãn chỉ xuất hiện vào tháng 5 và còn tháng 6 hầu như không có lũ tiểu mãn.

2.2.1.3. Hệ thống cảng và bến thuyền địa phương

Tại hầu hết các điểm dừng chân trên tuyến sông Thu Bồn đều có bến thuyền, tuy nhiên về quy mô kết cấu bến, trừ bến Hội An là có công trình bến, còn lại các bến khác đều là bến tạm bằng thép - gỗ hoặc tự nhiên.

Bảng 2.1 - Bảng thống kê các bến tại các điểm dừng chân

Stt Tên bến Kết cấu

1 Bến Hội An Cầu tàu bê tông cốt thép dài 100m 2 Bến làng mộc Kim Bồng Cầu bê tông cốt thép dài 4m 3 Bến làng gốm Thanh Hà bến tạm kết cấu gỗ

4 Bến làng chiếu An Phước bến tự nhiên

5 Bến Câu Lâu bến tự nhiên

6 Bến Gò Nổi kết cấu bê tông

7 Bến Giao Thuỷ bến tự nhiên

8 Bến Phú Thuận bến tự nhiên (đoạn đường vào bê tông hoá)

9 Bến Dầu bến tự nhiên

10 Bến Trung Phước bến tự nhiên

11 Bến làng Đại Bường bến tự nhiên (đoạn đường vào bê tông hoá) (Nguồn: Kết quả khảo sát) 2.2.1.4. Các Huyện, Thành Phố Dọc Theo Tuyến Sông Thu Bồn

a. Huyện Quế sơn

- Địa chỉ UBND huyện: Thôn lãnh thượng 2, Thị trấn Đông Phú, Huyện Quế Sơn - Diện tích: 706,64 km2, gồm có18 xã, 138 thôn.

- Dấn số:129.954 người. Mật độ dân số:183 người/km2. b. Huyện Duy Xuyên

Huyện nằm phía bắc tỉnh Quảng Nam, phía bắc là huyện Điện Bàn và Hội An, phía tây bắc là huyện Đại Lộc, phía tây nam và phía nam là huyện Quế Sơn, phía đông nam là huyện Thăng Bình và phía đông là biển.

- Địa chỉ UBND huyện: Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam - Diện tích:297,85km2, gồm có: 13 xã và 01 thị trấn

- Dân số: 129.160người. Mật độ dân số: 434 người/ km2 c. Huyện Điện Bàn

- Địa chỉ UBND huyện: Khối 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam - Diện tích: 214,28 km2, gồm có 19 xã và 01 thị trấn

- Dân số: 196.072 người d. Thành Phố Hội An

- Địa chỉ UBND huyện: 09-Trần Hưng Đạo - Thành phố Hội An

- Diện tích: 60 km2, Có : 9 Phường, 4 xã, Trong đó có 1 xã đảo là xã Tân hịêp - Dấn số:80.000 người. Mật độ dân số: người/km2.

2.2.2. Tổng quan về Du lịch sinh thái sông Thu Bồn

2.2.2.1. Tổng quan về hoạt động Du lịch sinh thái tại công ty

Công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An là một trong những công ty hàng đầu khai thác các dịch vụ Du lịch sinh thái trên địa bàn Hội An. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, an toàn. Đội ngũ nhân viên trẻ, giỏi và yêu nghề, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Chiến lược phát triển phù hợp với xu thế thị trường nên trong những năm qua tên tuổi của công ty đã dần được khẳng định tại thị trường trong nước và cả quốc tế. Hoi an eco – tour đã trở thành một lựa chọn hàng đầu đối với khách Du lịch sinh thái khi đến với Hội An.

Hiện nay, công ty đang tổ chức khai thác và phục vụ 4 tour chính là: Tour một ngày làm Ngư dân với Hội An eco – Tour, Tour một ngày làm Nông dân với Hội An eco – Tour, Tour hoàng hôn sông Thu, Tour bình minh trên biển Cửa Đại.

Ngoài ra, công ty sẽ linh hoạt trong việc kết hợp tour cũng như thiết kế các tour mới theo yêu cầu của khách.

Giới thiệu về các Tour Du lịch hiện có

- Bạn có muốn ngồi trên những chiếc thuyền, bồng bềnh trong một thiên đường Dừa Nước yên bình và bí ẩn, bạn có muốn thử cảm giác trở thành một nông dân Việt Nam tại một làng Rau nổi tiếng và xinh đẹp, bạn có thích ngắm bình minh lên và bắt đầu một ngày mới với các ngư dân vùng biển, bạn có muốn ngắm cảnh Hoàn hôn bình yên mà vội vã trên dòng sông Thu Bồn mơ mộng.

Tất các những điều này, đã và đang được Hoi An Eco – Tour chúng tôi đầu tư khai thác để phục vụ nhu cầu của khách Du lịch. Những hoạt động tuy bình thường và dân giã nhưng trong một môi trường sống tấp nập và vội vã như hiện nay thì dường như nó đã trở nên quá xa lạ. Việc đắm mình trong những cảm giác bình yên giữa chốn ruộng đồng, sông nước sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.

- Tour một ngày làm Ngư dân với Hội An eco – Tour

Địa điểm: Làng chài Phước Trạch – Phường Cẩm An – TP. Hội An

- Tour một ngày làm Nông dân với Hội An eco – Tour (làng Rau Trà Quế) Địa điểm: Làng rau Trà Quế – Xã Cẩm Hà – TP. Hội An

- Tour hoàng hôn sông Thu Địa điểm: Sông Thu Bồn – Hội An

- Tour bình minh trên biển Cửa Đại (Sunrise in Cua Dai beach) Địa điểm: Cửa biển Cửa Đại – Hội An

2.2.2.2. Giới thiệu về tour Du lịch sinh thái sông Thu Bồn của công ty a. Giới thiệu chung

Đến với Quảng Nam du khách như lạc vào vùng đất của những huyền thoại, của những danh lam thắng cảnh của những điệu hò khoan mượt mà trên dòng sông Thu Bồn thơ mộng, những câu hát ru con vọng lên đâu đó vào những buổi trưa hè.

Sông Thu Bồn từ lâu đã là biểu tượng sống mạnh mẽ của người dân Quảng Nam. Là thể hiện cho ý chí bền bỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của con người xứ Quảng. Dòng sông cũng là biểu tượng của sự thân thiện, lòng hiếu khách của người dân nơi đây. Sông lặng lẽ, âm thầm như bà mẹ quê tần tảo chảy qua những thác ghềnh hiểm trở, những ghềnh đá cheo leo mang phù sa màu mỡ bồi đắp cho những vùng dân cư ven sông. Dòng sông gắn liền với những ký ức tuổi thơ thật ngọt ngào. Là câu hát ru con của mẹ, là tiếng cười đùa của trẻ con dưới dòng sông vào những buổi trưa hè nóng bức, là nụ cười hạnh phúc sau một buổi chài lưới đầy ắp cá tôm, là những vẽ đẹp mộc mạc của những con người nhà quê thân thiện và đầy lòng hiếu khách.

Trong suốt hành trình viễn du trên dòng Thu Bồn, du khách sẽ đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biền dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, làng cây trái Đại Bình...

Dừng chân ở một bến nước, du khách có thể hoà nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thưởng thức những đặc sản làng quê và lắng đọng trước những điệu hò khoan sâu lắng. Cùng nhau chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên đã ban tặng cho đất và người Quảng nam. Nghe kể chuyện truyền thuyết về bà Phường Chào, bà Bô Bô… và những huyền thoại của dòng Thu Bồn qua các cuộc kháng chiến vệ quốc. Thăm quan các làng nghề truyền thống, cùng chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc làng quê Quảng Nam. Du khách sẽ

cúi đầu kính phục trước sự sáng tạo, ý chí vươn lên của những đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân bậc thầy nơi đây.

b. Đặc điểm về sản phẩm Du lịch sinh thái sông Thu Bồn của công ty

Tính tiên phong

Tiềm năng về khai thác Du lịch sinh thái sông Thu Bồn đã được khẳng định qua rất nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu cả của các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp và tất cả đều đánh giá rất cao. Tuy nhiên, đến nay Du lịch sinh thái sông Thu Bồn vẫn chưa có doanh nghiệp nào đầu tư khai thác. Hiện chỉ có một vài doanh nghiệp ở Hội An khai thác những tour ngắn (từ bến Hội An lên làng gốm Thanh Hà) mà chưa có doanh nghiệp nào khai thác xa hơn.

Du lịch Quảng Nam đang gặp khó khăn là du khách dường như rất ít sự lựa chọn và chính điều này làm giảm đi sức hút của Quảng Nam đối với du khách.

Ngoài ra, Du lịch sinh thái đang trở thành một trào lưu Du lịch mới và nhu cầu về loại hình Du lịch này đang được đánh giá rất cao.

Với việc lập chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn, công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An sẽ là công ty đi tiên phong trong việc khai thác các tiềm năng Du lịch sinh thái sông Thu Bồn. Người đi tiên phong bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn như chưa có kinh nghiệm khai thác, phải đầu tư nhiều cả về những hiểu biết về văn hóa cũng như các cơ sở về hạ tầng – vật chất, phương tiện. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ có rất nhiều cơ hội, ngoài những ưu đãi từ phía cơ quan quản lý nhà nước thì người đi tiên phong sẽ có cơ hội được lựa chọn cho mình những điểm thuận lợi nhất, cũng như những đặc quyền dành cho người đi tiên phong.

Tính đa dạng

Tiềm năng về Du lịch sinh thái sông Thu Bồn được các chuyên gia về Du lịch đánh giá rất cao. Dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn là những quần thể về các di tích lịch sử, các công trình về văn hóa, các kỳ quang thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh. Các xóm làng dân cư với những làng nghề thủ công truyền thống, những sinh hoạt văn hóa, lễ hội đậm chất nhân văn. Đây chính là cơ sở để các

doanh nghiệp đầu tư khai thác Du lịch sinh thái sông Thu Bồn có thêm nhiều lựa chọn trong việc thiết kế các chương trình Du lịch để đem đến sự đa dạng và thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách hàng.

Tính thực tế

Hoạch định chiến lược khai thác Du lịch sinh thái sông Thu Bồn là một dự án mang tính thực tế rất cao. Sông Thu Bồn gắn liền với đất và người xứ Quảng, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sông Thu Bồn vẫn ung dung chảy qua từng thác ghềnh, từng xóm làng mang nguồn nước, nguồn thủy sản và nguồn phù sa màu mỡ nuôi sống những xóm làng ven sông.

Công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa với nhiều thành tựu khoa học công nghệ, xã hội phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu về các hoạt động Du lịch, thư giản tăng lên. Khai thác Du lịch sinh thái sông Thu Bồn vừa đáp ứng các nhu cầu của thị trường vừa góp phần làm giàu đẹp những xóm nghèo ven sông, mở ra cơ hội cho người dân được tiếp cận với những tiến bộ của khoa học công nghệ, từng bước cải thiện đời sống người dân.

c. Tính khả thi của dự án

Thế giới đang đứng trước một bước ngoặc lớn là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ gây ra những ảnh hưởng và những thiệt hại nghiêm trọng đến những thành tựu về kinh tế và xã hội của các quốc gia. Phát triển Du lịch sinh thái, một hình thức phát triển kinh tế theo hướng bền vững đang được hầu hết các quốc gia quan tâm và ưu tiên phát triển. Việt Nam, một quốc gia được dự báo sẽ chịu những tác động tiêu cực nhất của tình trạng BĐKH và nước biển dâng đã và đang triển khai rất nhiều biện pháp để đối phó với tình hình này và một trong những biện pháp được đánh giá là khả thi nhất là ưu tiên phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu tối đa những tác động đến môi trường và giảm thiểu lượng tối đa khí thải công nghiệp.

Tiềm năng Du lịch của Quảng Nam vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả nhất, các loại hình Du lịch ở Quảng Nam chưa đa dạng và chưa đủ khả năng giữ chân khách, dòng sông Thu Bồn thơ mộng gắn liền với các truyền thuyết lịch sử,

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)