Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 113 - 117)

CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Nam

- Tạo điều kiện thuận lợi cũng như những chính sách ưu đãi đối với những hoạt động phát triển Du lịch theo hướng bền vững. Xây dựng các kế hoạch, các chương trình, chính sách để phát triển và mở rộng các khu Du lịch sinh thái.

- Tăng cường công tác tổ chức quản lý và giám sát hoạt động của các khu Du lịch sinh thái, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường giao thông nối các điểm Du lịch sinh thái. Nạo vét, khơi thông dòng chảy của sông Thu Bồn, kè chắn ở những đoạn sông sụt lỡ. Nâng cấp những bến thuyền cũ và xây mới những bến thuyền mới phù hợp với qui mô phát triển.

- Đầu tư mở rộng qui mô các ngành nghề thủ công truyền thống phù hợp với yêu cầu thực tế, nâng cao hơn nữa chất lượng và đa dạng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Xây dựng các chính sách, các đề án đào tạo, bồi dưỡng nghề cho con em những gia đình khó khăn để nâng cao trình độ dân trí phục vụ cho phát triển Du lịch tại địa phương, góp phần cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu về lao động Du lịch.

3.4.2. Kiến nghị đối với các địa phương ven sông Thu Bồn 3.4.2.1. Đối với thành phố Hội An

- Đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống bến tàu và bến đỗ cho phương tiện giao thông đường Thủy, tăng cường hoạt động quản lý, kiểm tra, kiểm soát hoạt động giao thông đường thủy, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

- Các sinh hoạt văn hóa, làng nghề, các lễ hội cần được đầu tư khai thác và tổ chức một cách rộng rãi hơn, chuyên nghiệp hơn.

- Kế hoạch về các hoạt động Du lịch trong năm phải được xây dựng trước để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất.

3.4.2.2. Đối với làng Mộc Kim Bồng

- Bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm mộc Kim Bồng.

- Xây dựng các phân xưởng, các nhà máy chuyên sản xuất hai loại sản phẩm này, bên cạnh đó tạo ra một môi trường Du lịch cùng chia sẻ, thân thiện và du khách có thể tự tay mình làm ra những sản phẩm thông qua sự chỉ dẫn của các nghệ nhân.

- Cần có những chính sách, hỗ trợ cần thiết để duy trì và phát triển làng nghề.

Đầu tư một số công trình thiết yếu phục vụ khách tham quan, tôn tạo lại cảnh quang, sắp xếp ngành nghề phù hợp. Tại các điểm di tích này nên có những bài giới thiệu về giá trị lịch sử, vai trò của di tích đó.

3.4.2.3. Đối với làng Gốm Thanh Hà

- Xây dựng làng nghề truyền thống Gốm Thanh Hà thành một điểm đến Du lịch quan trọng trong cơ cấu Du lịch của Thành Phố Hội An.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại chổ. Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế góp phần cải thiện đời sống người dân.

- Quy hoạch tổng thể làng gốm Thanh hà, tạo ra những khu vực riêng để có điều kiện thúc đẩy phát triển, xây dựng các nhà trưng bày, các chương trình trình diễn nghệ thuật làm gốm.

3.4.2.4. Đối với huyện Duy Xuyên và làng nghề Tơ Tằm

- Đầu tư xây dựng và hoàn chỉnh hạ tầng để phát triển mạnh Du lịch tại tánh địa Mỹ Sơn, khu Du lịch sinh thái Duy Sơn và làng nghề dâu tằm tơ Đông Yên.

- Đầu tư xây dựng đường giao thông kết nối trực tiếp Lăng Bà Thu Bồn với khu di tích và Du lịch Mỹ Sơn, Lăng Bà Đoàn Quý Phi với cụm di tích: Chùa Vua, lăng bà Chiêm Sơn, Lăng bà Mạc Thị Giai.

- Tiếp tục xác định lợi thế về phát triển Du lịch văn hóa gắn với di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, đồng thời phát huy các nét văn hóa riêng của Duy Xuyên như các lễ hội dân gian truyền thống: Xây dựng thương hiệu các làng nghề: Tơ lụa Đông Yên - Mã Châu; chiếu Bàn Thạch; gốm mỹ nghệ La Tháp.

3.4.2.5. Đối với huyện Quế Sơn

- Đầu tư xây dựng một số cơ sở lưu trú đảm bảo phục vụ việc nghĩ ngơi của khách Du lịch, đối với làng Đại Bình nên đưa vào loại hình cùng sinh hoạt với người dân (Homestay).

- Xây dựng kế hoạch nạo vét những bãi cạn, tạo luồng lạch thông thoáng.

Đối với những khu vực có bãi sạn, đá ngầm, bờ sông thường hay lở cần có những biển báo, biển chỉ dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện.

- Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ từ Mỹ Sơn đi Trung Phước, đây là tuyến đường quan trọng trong hành lang đường sông Thu Bồn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những phân tích những yếu tố về môi trường vĩ mô như : môi trường kinh tế, môi trường nhân khẩu học, môi trường chính trị - pháp luật - an ninh, nét độc đáo từ môi trường văn hóa – xã hội, nét độc đáo từ môi trường tự nhiên, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty.

Căn cứ các yếu tố của môi trường vi mô như : Định hướng phát triển sản phẩm DL sinh thái sông Thu Bồn của công ty, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và đe dọa đối với công ty, phân tích, dự báo sự thay đổi về nhu cầu Du lịch sinh thái đến Quảng Nam ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty.

Căn cứ những đánh giá về tiềm năng Du lịch sinh thái và thực trạng khai thác Du lịch sinh thái sông Thu bồn.

Từ những căn cứ trên, tác giả bắt đầu hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần Hội An :

- Phân tích, dự báo môi trường ngành và nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm Du lịch sinh thái sông Thu Bồn

- Nguồn lực và khả năng khác biệt hóa của công ty

- Xác định thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm trong thị trường mục tiêu - Lựa chọn chiến lược kinh doanh sản phẩm DLST sông Thu Bồn tại công ty - Chính sách thực thi chiến lược.

Để có thể triển khai thành công các chính sách thực thi chiến lược, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý và các cấp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chiến lược của công ty sớm đi vào thực tế.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu Du lịch của người dân cũng ngày càng gia tăng. Đặc biệt trong giai đoạn này là sự phát triển của những sản phẩm Du lịch sinh thái. Thực tế cho thấy trong những năm qua, mặc dầu nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do tác hại của cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên tình hình kinh doanh của công ty vẫn tốt và được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Mỗi một sản phẩm mới mà công ty đưa ra là nhằm đáp ứng và khai thác hiệu quả hơn nhu cầu của khách hàng. Các chương trình Du lịch sinh thái mới thiết kế phải hấp dẫn, thú vị đặc biệt đáp ứng nhu cầu tham quan Du lịch của khách Du lịch sinh thái có mức chi trả trung bình và cao, dẫn đạo về chất lượng. Việc triển khai thành công chương trình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn cần phải thực hiện theo đúng chiến lược đã được hoạch định.

Sau một thời gian dài nỗ lực tìm hiểu, được sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của cô hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm và các thầy cô trong trường, các anh chị tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần Hội An. Luận văn bước đầu được hoàn thành. Luận văn nêu ra được một số vấn đề của đề tài, xây dựng, hệ thống lý luận về Du lịch sinh thái và phát triển chương trình Du lịch sinh thái. Đồng thời đã đề ra những nội dung chủ yếu cần tiến hành để phát triển chương trình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty nhằm đa dạng hóa các sản phẩm Du lịch của địa phương và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách Du lịch.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)