Phân tích thực trạng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 59 - 65)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

2.3. Phân tích thực trạng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An

2.3.1. Môi trường ngành và thực trạng tình hình Du lịch sinh thái Quảng Nam 2.3.1.1. Môi trường ngành Du lịch sinh thái

a. Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

Hoạt động kinh doanh loại hình Du lịch sinh thái ở Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung gần đây đã có sự phát triển rất mạnh. Công ty Khoa Trần – Hội An từ vị trí là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất khai thác loại hình Du lịch sinh thái tại Hội An thì hiện nay sự cạnh tranh trong ngành Du lịch sinh thái đã trở nên gay gắt với sự tham gia của những doanh nghiệp Du lịch lớn như Hội An travel, Sông Hội travel, San Hô xanh… Bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt giữa các công ty trong ngành, công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn từ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc thương hiệu Hội An eco – tour của công ty bị một số doanh nghiệp Du lịch nhỏ tại địa phương nhái đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín và kết quả kinh doanh của Công ty.

b. Nguy cơ của các đối thủ tiềm tàng

Du lịch nói chung và Du lịch sinh thái ở Quảng Nam nói riêng đang có sự phát triển mạnh mẽ, ngoài những yếu tố về môi trường tự nhiên phong phú, thuận

lợi, với chính sách ưu tiên phát triển Du lịch bền vững và việc Du lịch sinh thái đang trở thành một xu hướng tất yếu của thời đại đã mở ra những cơ hội mới thu hút rất nhiều các doanh nghiệp Du lịch quan tâm.

Hiện nay, trên địa bàn Quảng Nam cũng như các khu vực lân cận đã xuất hiện những tên tuổi lớn trong ngành Du lịch như Saigon tourisrt, Vitour, Việt Đà travel… Đây là những doanh nghiệp Du lịch hàng đầu của Việt Nam, với kinh nghiệm phong phú, nguồn lực dồi dào, tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Những công ty này đang có kế hoạch xâm nhập ngành và nếu điều này xảy ra thì đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với hoạt động kinh doanh Du lịch sinh thái của công ty.

c. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp

Đối với chương trình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn của công ty thì vai trò của nhà cung cấp chưa thật sự quan trọng. Do là người tiên phong nên công ty sẽ được hưởng rất nhiều lợi thế và khi đó vai trò của nhà cung cấp là phải hợp tác chặc chẽ với công ty để cùng phát triển. Chính những yếu tố này sẽ tạo nên một lợi thế lớn để công ty tạo dựng thế mạnh cho mình trong việc thương lượng với nhà cung cấp.

d. Đe dọa của các sản phẩm thay thế

Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy Du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng tất yếu của thời đại nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế và còn xa lạ mới một bộ phận khách Du lịch. Ngoài ra, Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung được khách Du lịch quốc tế và trong nước biết đến với Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An. Hai danh thắng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là địa danh mang đậm tính chất văn hóa và lịch sử, và loại hình Du lịch tham quan, ngắm cảnh, tìm hiểu về văn hóa lịch sử sẽ là một trong những lựa chọn mà du khách sẽ thay thế cho sản phẩm Du lịch sinh thái sông Thu Bồn của công ty.

e. Năng lực thương lượng của người mua

Năng lực thương lượng của người mua là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năng lực

thương lượng của người mua thể hiện vai trò, sức mạnh của người mua và nếu năng lực thương lượng của người mua mạnh thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty là bán hàng trực tiếp và theo số liệu thống kê thì năm 2010 thì lượt khách lẻ tại công ty chiếm hơn 50% tổng lượt khách, điều này sẽ là một lợi thế trong việc thương lượng với khách hàng của công ty.

2.3.1.2. Thực trạng tình hình Du lịch sinh thái a. Quy mô khách Du lịch đến Quảng Nam

Bảng 2.2 - Lượng khách Du lịch đến Quảng Nam giai đoạn 2008-2010

Stt Tiêu chí Đvt 2008 2009 2010

Tổng lượng khách đến người 1.764.216 1.763.560 1.764.350

1 Khách trong nước người 620.383 802.73 701.368

2 Khách quốc tế người 1.143.833 960.83 1.062.982

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010 ) Nhìn vào bảng thống kê lượng khách Du lịch đến với Quảng Nam qua 3 năm 2008 – 2010 ta nhận thấy có sự giao động, giảm xuống vào năm 2009 và tăng lên vào năm 2010. Tuy nhiên tỷ lệ giảm và tăng là không đáng kể.

Với quy mô thị trường gần 2 triệu khách Du lịch và chiếm tỷ lệ lớn là khách quốc tế. Đây sẽ là một cơ hội không nhỏ để các doanh nghiệp Du lịch tại Quảng Nam đầu tư và khai thác hiệu quả. Ngoài ra, khi nền kinh tế trong nước bắt đầu ổn định, đời sống của người dân được cải thiện thì nhu cầu về Du lịch của người dân cũng sẽ tăng lên, điều này sẽ góp phần tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh Du lịch của Hội An nói riêng và cả nước nói chung.

b. Quy mô doanh thu Du lịch tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.3 - Doanh thu từ hoạt động Du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

mức

tỷ lệ

(%) mức

tỷ lệ

(%) mức tỷ lệ (%)

DT của các cơ sở lưu trú 631.499 91.25 694.336 91.06 818.229 92.71

Nhà nước 66.748 10,57 76.637 11,04 80.694 9,86

Tư nhân 326.45 51,69 289.454 41,69 344.157 42,06

Cá thể 30.805 4,88 41.398 5,96 72.957 8,92 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 207.496 32,86 286.847 41,31 320.421 39,16 DT của các cơ sở lữ hành 60.553 8.75 68.13 8.94 64.34 7.29

Nhà nước 50.503 83,40 54.649 80,21 52.488 81,58

Tư nhân 10.05 16,60 13.481 19,79 11.852 18,42

Tổng doanh thu 692.052 100.00 762.466 100.00 882.569 100.00

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010 ) Từ bản tổng hợp doanh thu từ hoạt động Du lịch tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 – 2010 ta có thể rút ra một kết luận là doanh thu từ hoạt động Du lịch của tỉnh Quảng Nam chủ yếu là doanh thu từ hoạt động lưu trú (chiếm hơn 90% tỷ lệ cơ cấu doanh thu Du lịch toàn tỉnh). Điều này thể hiện một thực tế rằng tuy doanh thu từ hoạt động Du lịch của Quảng Nam đều có sự tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này dường như chưa xứng tầm với tiềm năng Du lịch của tỉnh. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong cơ cấu doanh thu. Doanh thu từ hoạt động lưu trú chiếm hơn 90% và doanh thu từ các cơ sở lữ hành chỉ chiếm chưa tới 10%. Điều này cho thấy một thực tế rằng hoạt động Du lịch ở Quảng Nam còn rất nghèo nàng, chưa thu hút được khách Du lịch bỏ tiền chi tiêu ở đây. Các loại hình Du lịch dường như quá đơn điệu, không hấp dẫn và không lôi kéo được du khách.

Với một tỉnh mà với ba di sản văn hóa thế giới gồm: Di sản văn hóa thế giới thánh địa Mỹ Sơn, Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An, khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Ngoài ra, còn rất nhiều danh lam, thắng cảnh khác như biển Cửa Đại, Sông Thu Bồn, các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, các lễ hội văn hóa, các làng nghề truyền thống…mà doanh thu từ hoạt động dịch vụ - lữ hành chỉ chiếm chưa tới 10% doanh thu Du lịch toàn tỉnh. Điều này thể hiện một sự bất cập, thiếu đầu tư và quan tâm từ lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp Du lịch.

Từ thực trạng trên mà ta có thể nhận thấy được cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh và khai thác dịch vụ Du lịch nói chung và công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An nói riêng là:

- Thị trường thật sự tiềm năng, giai đoạn 2008 – 2010 là giai đoạn nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên doanh thu Du lịch của tỉnh Quảng Nam vẫn có sự tăng lên (năm sau luôn cao hơn năm trước). Điều này cho thấy Du lịch

Quảng Nam đã trở thành một thương hiệu Du lịch lớn và có sức hút đặc biệt với khách Du lịch trong nước cũng như quốc tế.

- Quảng Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố để khai thác các dịch vụ Du lịch.

Trong nhiều năm qua với sự quan tâm và đầu tư đúng mức từ tỉnh cũng như các địa phương cho phát triển Du lịch thì ta có thể nhận thấy Du lịch Quảng Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ đã được cải thiện đáng kể, nguồn nhân lực cho phát triển Du lịch đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, hình ảnh Du lịch Quảng Nam đã được quảng bá rộng rãi hơn, các chính sách về đầu tư và phát triển Du lịch cũng được quan tâm cải thiện đáng kể nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho phát triển Du lịch… Những điều này sẽ là cơ hội lớn để đưa Du lịch Quảng Nam bay cao, bay xa hơn.

c. Quy mô cơ sở vật chất Du lịch tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.4 - Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Du lịch của tỉnh Quảng Nam

Stt Tiêu chí Đvt 2008 2009 2010

1 Số cơ sở lưu trú cơ sở 216 214 225

2 Khách sạn cơ sở 95 99 105

3 Nhà nghỉ cơ sở 121 115 120

4 Số phòng nghỉ phòng 4.316 4.234 4.938

5 Khách sạn phòng 3.453 3.517 4.186

6 Nhà nghỉ phòng 863 717 752

7 Số giường giường 7.266 7.186 8.334

8 Khách sạn giường 6.029 6.055 7.12

9 Nhà nghỉ giường 1.237 1.131 1.214

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010 ) Với tỷ lệ chiếm tới hơn 90% doanh thu Du lịch của toàn tỉnh, điều này sẽ được thể hiện rõ hơn qua bảng thống kê về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Du lịch của tỉnh Quảng Nam. Với số lượng cơ sở lưu trú lên tới 225 cơ sở (năm 2010) bao gồm cả khách sạn và nhà nghĩ và với số phòng khách sạn lên tới 4186 phòng sẽ là nơi lưu trú tương đối phong phú và có thể thỏa mãn những nhu cầu lưu trú khác nhau của du khách.

Điều này cũng thể hiện một điểm yếu trong chiến lược phát triển Du lịch của Quảng Nam. Quảng Nam được xem là thiên đường về nghĩ dưỡng, là nơi du khách lựa chọn để lưu trú. Tuy nhiên, các dịch vụ về Du lịch dường như chưa phát triển để

có thể giử chân du khách được lâu hơn. Các sản phẩm Du lịch như vui chơi, giải trí, tham quan tìm hiểu dường như chưa được đầu tư triển khai trong khi các hoạt động đang được tổ chức thì không có tính mới lạ. Chính những điều này lý giải cho sự chênh lệch lớn giữa doanh thu lưu trú và doanh thu dịch vụ Du lịch, lữ hành.

d. Cơ hội thị trường của công ty Khoa Trần

Bảng 2.5 - Cơ cấu khách của công ty trong tổng cơ cấu khách toàn Tỉnh giai đoạn 2008-2010

Stt Chỉ tiêu 2008 2009 2010

số lượng (lượt) số lượng (lượt) số lượng (lượt)

1 Tổng lượng khách đến Quảng Nam 1764216 1763560 1764350

2 Tổng lượng khách công ty phục vụ 600 850 1400

(Nguồn: Niêm giám thống kê 2010 ) Nhìn vào bảng tổng hợp lượng khách đến Quảng Nam và lượng khách do công ty Khoa Trần phục vụ ta có thể nhận thấy một điều rằng lượng khách công ty phục vụ có sự tăng lên đáng kể qua 3 năm. Tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng lượng khách đến Quảng Nam. Điều này cho thấy dường như hoạt động của công ty Khoa Trần chưa thật sự tốt. Tuy nhiên, từ số liệu tổng hợp trên ta cũng có thể nhận thấy rằng cơ hội thị trường phục vụ khách Du lịch của công ty Khoa Trần là tương đối lớn.

Với quy mô gần 2 triệu lượt khách đến Quảng Nam (năm 2010), trong khi đó lượt khách công ty Khoa Trần phục vụ chỉ ở mức 1400 lượt chiếm tỷ lệ 0.08%, đây là một tỷ lệ tương đối thấp nhưng nếu xem đây là một cơ hội thì sẽ là một cơ hội rất lớn để công ty nâng cao thị phần của mình trong một quy mô thị trường tương đối lớn.

2.3.2. Phân tích nguồn lực kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An

2.3.2.1. Nguồn lực kinh doanh a. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng góp phần vào sự ổn định và phát triển của công ty. Các yếu tố hình thành nên lợi thế cạnh tranh thì nguồn nhân lực là yếu tố khó bắt chước nhất. Trước tình trạng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, lãnh đạo công ty xác định: Xây dựng một đội ngũ nhân lực ổn định và chất lượng, yêu nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho người lao động sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của công ty.

Với đội ngũ nhân viên trẻ (độ tuổi từ 25 – 35 chiếm 62.5%) năng động, nhiệt huyết, sáng tạo và linh hoạt trong công việc. Điều này là một thế mạnh của công ty trong việc phát triển cũng như chinh phục thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra công ty còn ký kết hợp đồng theo mùa vụ với một số hướng dẫn viên Du lịch bên ngoài khi nhu cầu cao. Công ty còn liên kết với các địa điểm Du lịch, nghĩ chân như các hộ gia đình tại làng rau Trà Quế, Cẩm Thanh, các Ngư dân… để phục vụ cho hoạt động khai thác Du lịch của công ty.

Bảng 2.6 - Tình hình lao động tại công Khoa Trần qua 3 năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số lượng

tỷ lệ

%

Số lượng

tỷ lệ

%

Số lượng

tỷ lệ

%

Tổng số lao động 21 100.0 24 100.0 32 100.0

Phân theo giới tính

1 Lao động giới tính nam 14 66.67 16 66.67 23 71.88

2 Lao động có giới tính nữ 7 33.33 8 33.33 9 28.13

Phân theo trình độ

1 LĐ có trình độ Đại học 9 42.86 11 45.83 12 37.50

2 LĐ có trình độ Trung cấp 4 19.05 6 25.00 10 31.25

3 Lao động phổ thông 8 38.10 7 29.17 10 31.25

Phân theo độ tuổi

1 Lao động tuổi dưới 25 4 19.05 5 20.83 8 25.00

2 Lao động tuổi từ 25 - 35 15 71.43 15 62.50 20 62.50

3 Lao động tuổi trên 35 2 9.52 4 16.67 4 12.50

(Nguồn: Bộ phận tổ chức hành chính) b. Trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh Du lịch

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh Du lịch của công ty được chia thành 4 nhóm cơ bản.

Bảng 2.7 - Thống kê máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh năm 2010

Thiết bị Đơn vị Số lượng công suất

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)