Môi trường vi mô ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DU LỊCH SINH THÁI

3.2. Môi trường vi mô ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty TNHH lữ hành Khoa Trần – Hội An

3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm DL sinh thái sông Thu Bồn của công ty Trên cơ sở phân tích đặc điểm của khách du lich sinh thái, thực trạng hoạt động Du lịch sinh thái ở địa phương và xu hướng phát triển loại hình Du lịch sinh thái ở Việt Nam và thế giới, những đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng xã hội

và đầu tư cho ngành Du lịch. Trong bối cảnh phát triển hiện nay của Du lịch sinh thái, công ty Khoa Trần – Hội An đã có những sự chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển trong tương lai.

Trong thời gian qua công ty đã cố gắng để đào tạo và tuyển dụng thêm nhân viên và đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp phục vụ cho chương trình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn của công ty. Bồi dưỡng về những kiến thức văn hóa dân gian cũng như cách ứng xử để người hướng dẫn viên có thể am hiểm và chủ động được trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, các hoạt động khác về Marketing và tài chính cũng được thúc đẩy để nhắm mục đích trong tương lai chương trình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn sẽ là sản phẩm chủ đạo trong cơ cấu sản phẩm Du lịch tại công ty.

Du lịch sinh thái là loại hình Du lịch dựa vào thiên nhiên, khai thác các giá trị từ thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Với sản phẩm Du lịch sinh thái, Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan những thắng cảnh thiên nhiên với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa và từ đó Du khách sẽ ý thức hơn về các hoạt động của mình, sẽ không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa. Để thực hiện được chương trình Du lịch sinh thái thì cần có sự gắn kết nhiều yếu tố như điểm Du lịch tự nhiên, văn hóa bản địa, dịch vụ vui chơi giải trí gần gũi với sinh hoạt của cộng đồng cư dân, dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Do vậy, để phát triển chương trình Du lịch sinh thái thì cần phải phát triển đồng bộ các yếu tố trên để thu hút khách Du lịch sinh thái.

3.2.2. Phân tích, dự báo sự thay đổi về nhu cầu Du lịch sinh thái đến Quảng Nam

3.2.2.1. Đối với khách nội địa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng khách Du lịch nội địa tăng không ngừng và với tốc độ ngày càng cao trong những năm gần đây. Theo dự báo

của tổng cục Du lịch, lượng khách nội địa năm 2015 vào khoản 32 – 35 triệu khách và con số này dự báo sẽ là 45 – 48 triệu khách vào năm 2020.

Với những điều kiện về tự nhiên và văn hóa xã hội cũng như các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Quảng Nam đang ngày càng có sức thu hút đối với nguồn khách Du lịch từ hai đầu đất nước. Hấp dẫn lượng khách nội địa với những chuyến tham quan, nghĩ ngơi ngắn ngày vào những dịp lễ hoặc vào những ngày nghĩ cuối tuần.

Trừ một tỷ lệ tương đối thấp khách Du lịch nội địa có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp thì lượng khách Du lịch tìm đến thiên nhiên cũng như sử dụng phương tiện kỹ thuật Du lịch gần gũi với thiên nhiên cũng ngày càng gia tăng.

Với lợi thế về vị trí, thuận lợi về giao thông nên Quảng Nam đang dần trở thành điểm Du lịch được khách từ cả hai đầu đất nước lựa chọn. Một lượng lớn khách Du lịch là học sinh sinh viên, giáo viên, cán bộ công chức các cơ quan nhà nước đang ưu tiên lựa chọn các điểm Du lịch sinh thái tại Quảng Nam để làm điểm đến cho các đợt tham quan và nghĩ ngơi ngắn ngày.

3.2.2.2. Đối với khách quốc tế

Bên cạnh sự tăng trưởng trung bình 12% hằng năm (2000 - 2008), sau những năm 2008 – 2009, ngành Du lịch chịu ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đến năm 2010, mặc dù nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng nhưng lượng khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam đã có sự tăng đột biến. Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn nhất thế giới.

Thị trường khách Du lịch Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á đều ưu tiên chọn Việt Nam là điếm đến trong chuyến Du lịch của mình.

Cũng theo dự báo của tổng cục Du lịch, năm 2015 ngành Du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7 – 8 triệu lượt khách quốc tế, con số này vào năm 2020 sẽ vào khoản 11- 12 triệu. Như vậy, theo dự báo lượng khách đến Việt Nam năm 2015 gấp 1.5 lần so với năm 2010 (5.14 triệu). Hiệu quả kinh tế trong hoạt động Du lịch không chỉ do lượng khách đến quyết định mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của thời gian lưu lại của

khách. Vì vậy, phát triển Du lịch sinh thái, khai thác lợi thế về văn hóa bản địa và thiên nhiên là hướng đi đúng đắn của các địa phương trong vùng.

Trong xu hướng Du lịch chung của thời đại thì Du lịch sinh thái là loại hình Du lịch được lựa chọn nhiều nhất. Ngoài các yếu tố như góp phần bảo vệ thiên nhiên, tìm hiểu các giá trị văn hóa, sinh hoạt, phong tục truyền thống thì còn một yếu tố khác nữa là khách Du lịch sinh thái không phải tốn quá nhiều chi phí cho chuyến Du lịch của mình. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của loại hình Du lịch sinh thái trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển loại hình Du lịch sinh thái sông Thu Bồn tại công ty trách nhiệm hữu hạn lữ hành Khoa Trần – Hội An (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)