CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
2.3.2 Công tác tổ chức thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Hàng năm, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (sau đây gọi là Hội sở chính) rà soát các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, quy mô tăng trưởng và mức độ rủi ro của từng ngành nghề, đề ra những chính sách, định hướng ngành nghề, lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ đƣợc quy định phân ngành theo mã màu xanh - vàng - đỏ - đen. Tỷ lệ tăng trưởng đối với từng mã màu như sau: xanh trên 12 %, vàng 12%, đỏ: duy trì , đen : hạn chế.
Trên cơ sở đó, các Chi nhánh trong hệ thống tiến hành sàng lọc các khách hàng hiện có và chọn lọc khách hàng để tăng trưởng.
Đối với Vietcombank Quảng Nam, NH thực hiện thông qua việc tiếp xúc KH, sử dụng các thông tin tra cứu từ CIC hoặc nguồn dữ liệu lịch sử từ Hội sở chính, phân tích báo cáo tài chính, phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng và thanh tra hiện trường. Đối chiếu với mã màu theo định hướng của HSC để quyết định cấp tín dụng.
b. Công tác đo lường rủi ro tín dụng
Việc đo lường rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua 2 công việc chính: chấm điểm xếp hạng tín dụng và thẩm định tín dụng.
Chấm điểm xếp hạng tín dụng
Đối với khách hàng là doanh nghiệp, quy trình xếp hạng tín dụng phân thành 3 đối tượng: doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp tiềm năng.
- Doanh nghiệp thông thường là DN có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
45
- DN mới thành lập là DN chƣa có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu không có Báo cáo tài chính và hiện đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
- DN tiềm năng là DN chƣa từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng hoặc DN đã từng có quan hệ với ngân hàng nhƣng có thời gian giám đoạn quan hệ tín dụng trên 1 năm tính đến thời điểm đánh giá.
Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng:
- Bắt buộc chấm điểm XHTD đối với (i) khách hàng có dƣ nợ từ 5 tỷ quy VND trở lên, hoặc (ii) khách hàng có dư nợ dưới 5 tỷ quy VND và đang trong quá trình giải ngân- có tổng các khoản cho vay từ 5 tỷ quy VND trở lên, hoặc (iii) khách hàng chỉ có cam kết ngoại bảng (trừ trường hợp ký quỹ 100%) có giá trị từ 5 tỷ quy VND trở lên.
-Việc chấm điểm XHTD được thực hiện hàng quý, quý trước được chấm vào tháng thứ 2 của quý tiếp theo. Hết thời hạn chấm điểm XHTD, các DN thuộc đối tƣợng bắt buộc phải chẩm điểm mà ngân hàng không thực hiện chấm điểm thì sẽ bị xếp hạng thấp nhất.
Các bước thực hiện theo quy trình chấm điểm XHTD đối với DN thông thường như sau:
(1)Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng:
+ Các DN có quy mô điểm từ 6 đến 32 điểm (là DN thông thường) được chiab theo 52 nhóm ngành kinh tế, mỗi nhóm có một bộ chỉ tiêu chấm điểm riêng
+ Các DN có quy mô điểm nhỏ hơn 6 điểm là DN siêu nhỏ) đƣợc chia theo 5 ngành/lĩnh vực sản xuất
(2) Xác định quy mô: dựa trên các chỉ tiêu về vốn đầu tƣ của chủ sở hữu (TK 411), số lƣợng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Mỗi chỉ tiêu về
46
quy mô có 8 giá trị chuẩn và thang điểm từ 1 – 8 điểm. DN có điểm về quy mô càng lớn thì qwuy mô của DN càng lớn.
(3) Chỉ tiêu tài chính: có 4 nhóm chỉ tiêu, mỗi nhóm có tỷ trọng riêng phụ thuộc vào nhóm ngành kinh tế và tổng tỷ trọng các nhóm trong chỉ tiêu tài chính là 100%, bao gồm:
- Nhóm chỉ tiêu thanh khoản - Nhóm chỉ tiêu hoạt động - Nhóm chỉ tiêu cân nợ - Nhóm chỉ tiêu thu nhập
(4) Chỉ tiêu phi tài chính: bao gồm các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng - Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ quản lý và môi trường nội bộ - Nhóm chỉ tiêu phản ánh quan hệ với ngân hàng
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của ngành
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của DN Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, hệ thống tự động chấm điểm và xếp hạng tín dụng DN.
Tổng điểm đƣợc tính = (tổng điểm tài chính x trọng số tài chính) +(tổng điểm phi tài chính x trọng số phi tài chính) Xếp hạng tín dụng DN đƣợc quy định theo tổng số điểm nhƣ sau:
Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại RR Nhóm nợ
94 – 100 AAA Rủi ro rất thấp Nhóm 1
88 - <94 AA+ Rủi ro rất thấp Nhóm 1
83 - <88 AA RR tương đối thấp Nhóm 1 78 - <83 A+ RR tương đối thấp Nhóm 1
73 - <78 A RR tương đối thấp Nhóm 1
70 - <73 BBB Rủi ro thấp Nhóm 2
47
67 - <70 BB+ Rủi ro thấp Nhóm 2
64 - <67 BB Rủi ro thấp Nhóm 2
62 - <64 B+ Rủi ro thấp Nhóm 2
60 - <62 B RR trung bình Nhóm 3
58 - <60 CCC RR trung bình Nhóm 3
54 - <58 CC+ RR trung bình Nhóm 3
51 - <54 CC RR trung bình Nhóm 3
48 - <51 C+ RR trung bình Nhóm 3
45 - <48 C Rủi ro cao Nhóm 4
< 45 D Rủi ro rất cao Nhóm 5
Theo quy định, các khách hàng có các khoản cấp tín dụng từ 5 tỷ đồng trở lên mới bắt buộc thực hiện. Tuy nhiên, Vietcombank Quảng Nam thực hiện chấm điểm tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng. Việc này giúp cho Chi nhánh đánh giá đƣợc tổng thể các khách hàng vay, đồng thời qua đó đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng của toàn Chi nhánh. Kết quả xếp hạng tín dụng các DN vay vốn tại Vietcombank Quảng Nam thể hiện tại bảng 2.4 nêu trên.
Thẩm định tín dụng
Tất cả các khoản cấp tín dụng đều được thẩm định kỹ trước khi quyết định. Hội sở chính đã ban hành quy trình thực hiện, cẩm nang hướng dẫn công tác thẩm định, các mẫu biểu báo cáo thẩm định rất chi tiết, cụ thể. Trong báo cáo thẩm định, cần chú trọng tình hình tài chính của khách hàng và hiệu quả của dự án/phương án vay vốn.
Các khâu cần thẩm định trong quá trình cấp tín dụng:
Thẩm định tƣ cách pháp nhân của khách hàng vay Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay
Thẩm định hiệu quả dự án/phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng
48 Thẩm định tài sản đảm bảo
Trong đó quan trọng nhất là thẩm định hiệu quả dự án/phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Hiện tại, Vietcombank đang áp dụng 2 quy trình tín dụng: quy trình 246 áp dụng đối với khách hàng vƣợt thẩm quyền của Chi nhánh, phải trình về Hội sở chính và quy trình 36 áp dụng đối với DN vừa và nhỏ. Hai quy trình này đều tiến hành qua các bước như sau:
Tiếp nhận yêu cầu khách hàng Thẩm định đề xuất tín dụng Phê duyệt tín dụng
Ký kết hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan Nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu trữ hồ sơ
Rút vốn vay
Kiểm tra, giám sát tín dụng, phát hiện và xử lý các dấu hiệu rủi ro Thu nợ
Xử lý có vấn đề
Thanh lý hợp đồng tín dụng.
c. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Việc kiểm soát rủi ro ro tín dụng đƣợc Hội sở chính rất chú trọng.
Trong việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng, Hội sở chính đã đề ra các giới hạn và phân cấp thẩm quyền theo quy mô và năng lực hoạt động của các Chi nhánh.
Hệ thống giới hạn kiểm soát rủi ro gồm tối thiểu các chỉ tiêu RRTD:
• Tổng mức dƣ nợ cấp tín đối với một KH
• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một KH và người có liên quan
• Mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết củaVCB hoặc một doanh nghiệp mà VCB nắm quyền kiểm soát
49
• Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với tất các các công ty con, công ty liên kết củaVCB hoặc doanh nghiệp mà VCB nắm quyền kiểm soát
• Tỷ lệ dƣ nợ cho vay 10 KH lớn nhất
• Tỷ lệ dƣ nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực.
• Tỷ lệ nợ xấu tối đa.
• Tỷ lệ dƣ nợ cấp tín dụng xấu tối đa.
• Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản bảo đảm so với tổng dƣ nợ.
• Tiến tới thiết lập một số giới hạn kiểm soát RRTD theo thông lệ quốc tế Mô hình tổ chức quản lý RRTD:
Tại Hội sở chính, thành lập Ủy ban quản lý rủi ro do một thành viên của của HĐQT phụ trách. Ủy ban này có trách nhiệm xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn an toàn và đảm bảo giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Tiếp đến là Hội đồng tín dụng Trung ƣơng bao gồm một số phòng ban do một Phó Tổng Giám đốc làm Chủ tịch. Dưới ủy ban này là Phòng Quản lý rủi ro tín dụng , phòng này có trách nhiệm thẩm định tất cả các khoản vay vƣợt thẩm quyền phê duyệt của các Chi nhánh gửi HSC.
Tại Chi nhánh, yêu cầu phải tuân thủ quy trình tín dụng, quy trình này tách biệt chức năng bán hàng và chức năng tác nghiệp, quản lý tài khoản vay trong hoạt động tín dụng, cụ thể nhƣ:
- Phòng Khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ KH, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với KH trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm NH nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của NH.
- Phòng Quản lý nợ có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc lưu trữ hồ sơ, giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ
50
vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ các bước quy định trong quy trình tín dụng.
- Tổ kiểm tra giám sát tuân thủ: kiểm tra thường xuyên và đột xuất phát hiện kịp thời những sai sót hoặc tiềm ẩn rủi ro để đề xuất với Giám đốc những biện pháp khắc phục. Kiểm tra việc thực hiện quy chế, qui trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng, dịch vụ NH.
Tại Vietcombank Quảng Nam, Chi nhánh xác định tăng trưởng tín dụng phải đạt mục tiêu hoàn thành kế hoạch nhƣng phải đảm bảo chất lƣợng, có thể giảm lãi suất/phí cho khách hàng nhƣng tuyệt đối không hạ chuẩn các điều kiện vay vốn. Vì vậy, Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, thể hiện qua các công việc sau:
(1). Kiểm soát các nguồn rủi ro.
- Đối với nguồn rủi ro từ KH: NH tiến hành thu thập và cập nhật thông tin đối với mỗi đối tƣợng KH (gồm thông tin phi tài chính và tài chính, các thông tin khác về tình hình TSĐB, về khả năng cạnh tranh, lợi thế trong kinh doanh…). Nguồn thông tin có đƣợc chủ yếu là do KH cung cấp thông qua phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp KH, do phòng Thông tin tín dụng của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, từ CIC, từ cơ quan chủ quản của DN, các hiệp hội, ngành nghề liên quan, các sở liên quan trên địa bàn (Sở tài chính, sở kế hoạch đầu tƣ.. tỉnh Quảng Nam), các thông tin từ báo chí, truyền hình, internet…và các thông tin được lưu trữ tại chi nhánh. Trên cơ sở những thông tin thu thập đƣợc, NH tiến hành phân tích để đánh giá tính hợp lý, hợp lệ và đầy đủ của thông tin phi tài chính đồng thời có những đánh giá chính xác về tình hình tài chính cũng nhƣ năng lực SXKD của KH và đƣợc nêu rõ trong báo cáo thẩm định. Qua đó, CBTD sẽ phát hiện đƣợc những nguy cơ có thể gây ra RRTD và đƣa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong việc cấp tín dụng (đồng ý hay từ chối cấp tín dụng). Việc phân tích thông tin đƣợc NH
51
thực hiện rất kỹ lƣỡng, khoa học, tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định mà quy trình tín dụng đặt ra. Công tác lưu trữ thông tin được NH thực hiện khá tốt và rất khoa học. Công tác này có hẳn bộ phận Quản lý Nợ phụ trách, thông tin được lưu trữ thông qua việc lưu trữ đầy đủ hồ sơ KH trên giấy tờ, sổ sách và đặc biệt là qua hệ thống quản lý dữ liệu trên Host. Vì vậy, tất cả thông tin liên quan đến KH hiện tại cũng nhƣ KH đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho CBTD trong việc đối chiếu, theo dõi và kiểm tra. Nếu cần, CBTD chỉ cần vào Host thông tin, gõ mã số CIF của KH thì sẽ có ngay những thông tin về dƣ nợ, sồ lần rút vốn, lãi phải trả, lãi đã trả, thời gian vay…, hoặc yêu cầu phòng Quản lý nợ cung cấp. Do đó đã hỗ trợ rất nhiều cho CBTD trong việc phân tích, thẩm định tín dụng, từ đó tạo cơ sở cho việc phát hiện và phòng ngừa RRTD.
- Đối với nguồn rủi ro từ phía nhân viên: NH thực hiện tốt công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên, thuờng xuyên tổ chức các đợt đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên mới tuyển dụng và các đợt tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn khi có thay đổi, bổ sung trong các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ của NH Ngoại thương Việt Nam cũng như của NHNN nhƣ: tập huấn về phân tích báo cáo tài chính của DN, các quy định về giao dịch bảo đảm, chính sách bảo đảm tín dụng… NH cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên học tập sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy năng lực, trình độ, sự nhạy bén trong công việc. Ngoài ra, NH áp dụng chính sách khen thưởng đối với cá nhân làm việc tốt vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm …., chính sách tiền lương cũng khá phù hợp với trình độ, năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên. Vì vậy, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của nhân viên nâng cao. Do đó, RRTD xuất phát từ phía nhân viên NH hầu nhƣ chƣa xảy ra.
52
(2) Thực hiện nghiêm túc các quy trình cấp tín dụng a. Xác định giới hạn tín dụng
Hàng năm, Vietcombank đều tiến hành xác định giới hạn tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và nhu cầu vay của doanh nghiệp. Mức giới hạn tín dụng xác định cho từng DN phụ thuộc vào kết quả XHTD, tài sản đảm bảo, mức độ uy tín trong quan hệ tín dụng với Vietcombank Quảng Nam trong quá trình giao dịch. Nếu vƣợt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh (GHTD trên 50 tỷ đồng) thì trình về Hội sở chính giải quyết. Quy trình xác định giới hạn tín dụng thực hiện giống nhƣ cấp tín dụng.
b. Cấp tín dụng
- Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay đối với doanh nghiệp: Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến KH doanh nghiệp, thông tin liên quan đến phương án vay vốn.
Kiểm tra hồ sơ vay vốn, thẩm định và lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng. dung thẩm định gồm: đánh giá năng lực pháp lý của KH và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình tài chính và năng lực SXKD (gồm: chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng; phân tích tình hình hoạt động SXKD, phân tích triển vọng phát triển của KH trong thời gian tới), đánh giá các yếu tố phi tài chính, tính khả thi và hiệu quả của dự án, dự kiến các rủi ro có thể xảy ra và khả năng giảm thiểu, thẩm định về bảo đảm tiền vay.
- Đối với những khoản cho vay doanh nghiệp vay vƣợt thẩm quyền của Phòng giao dịch (trên 500 triệu đồng), PGD có trách nhiệm thu thập toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng gửi về phòng Khách hàng để thẩm định. Sau khi đƣợc duyệt cho vay, PGD có thể thực hiện khâu giải ngân và theo dõi thu hồi nợ. CB PGD phối hợp với CBKH thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn trong và sau khi cho vay.
53
(3). Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay: NH thực hiện theo chính sách bảo đảm tín dụng đƣợc ban hành theo Quyết định số 30/QĐ- VCB.CSTD ngày 20/11/2011. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp để quyết định tỷ lệ tài sản đảm bảo tương ứng. Trong Quyết định này nêu rõ tài sản nhận bảo đảm, tài sản nào hạn chế nhận bảo đảm, cách thức định giá tài sản, tỷ lệ cho vay trên mỗi loại tài sản, … Riêng đối với tài sản hình thành từ vốn vay chỉ đƣợc nhận làm tài sản bảo đảm đối với những DN đã có quan hệ tín dụng và XHTD từ A trở lên. Điều kiện để xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm tín dụng đối với khách hàng thể hiện ở Phụ lục 01 kèm theo Quyết định số 30/QĐ-VCB.CSTD ngày 20/11/2011 nhƣ sau:
Trường hợp Quan điểm cấp tín dụng
Điều kiện về bảo đảm tín dụng
Cho vay bảo đảm toàn bộ bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tỷ lệ
TSĐB (2)
Điều kiện khác
1. Thuộc đối tƣợng phải cho vay có bảo đảm toàn bộ (1)
Không bắt buộc Có thể áp dụng Ngoại trừ các trường hợp sau:
(i) khách hàng có xếp hạng tín dụng của VCB từ hạng B trở xuống D (ii) Đối tƣợng ở Điểm 2.2 dưới đây
2. Các trường hợp ngoài đối tượng quy định tại Điểm 1
2.1. Khách hàng đƣợc xếp hạng tín dụng theo quy định của VCB AAA Thuộc đối
tƣợng ƣu tiên cấp tín dụng
≥ 0% Khách hàng phải cam kết bằng văn bản
Có thể áp dụng AA+
AA