CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK QUẢNG NAM
3.2.2 Giải pháp về đo lường rủi ro tín dụng
Hiện tại, Vietcombank đã có quy trình khá chuẩn về công tác chẩm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tiêu chí chấm điểm cần đƣợc cải thiện để hoàn thiện hơn. Cụ thể, quy trình chấm điểm hiện tại còn nặng về số liệu tài chính cuối năm mà chƣa quan tâm đến các số liệu tài chính tại thời điểm cuối quý để chấm điểm. Do đó, để đánh giá chính xác cần tăng trọng số đối với số liệu tài chính cuối quý khi chấm điểm hàng quý.
Hiện nay, công cụ đo lường rủi ro tín dụng của Vietcombank nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung đang sử dụng là hệ thống cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, việc xác định hạn mức cho vay tối đa đối với từng khách hàng, việc phân loại nợ vay và trích lập dự phòng rủi ro theo một số chuẩn mực quốc tế, … Mặc dù hầu hết các ngân hàng đều nỗ lực đầu tƣ và đƣa vào áp dụng các phần mềm tin học hiện đại, trực tuyến online để có thể tích hợp chính xác và kịp thời thông tin đến các nhà quản lý, phục vụ có hiệu quả trong việc ra quyết định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết nhƣ lƣợng thông tin không đầy đủ, không kịp thời,
79
nhiều loại thông tin quan trọng chƣa đƣợc theo dõi trên hệ thống nhƣ tài sản đảm bảo, dƣ nợ cấp tín dụng ở các ngân hàng, …
Để tăng cường công tác đo lường RRTD, cần nâng cao chất lượng các công cụ đo lường đang sử dụng và nghiên cứu áp dụng thêm các công cụ đo lường mới.
Đối với các công cụ đo lường đang sử dụng, có thể điều chỉnh như sau:
- Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cần phải chỉnh sửa cho phù hợp hơn và kịp thời cập nhật hàng quý để đánh giá chuẩn xác hơn sức khỏe của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách tín dụng đối với từng doanh nghiệp.
- Nghiên cứu phương pháp chuyển đổi từ kết quả xếp hạng doanh nghiệp sang tổng mức tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể cấp cho khách hàng
- Áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro tự động.
Ngoài ra, Ngân hàng có thể áp dụng thêm các mô hình định tính và định lượng sau đây để đo lường rủi ro tín dụng:
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng-Mô hình chất lượng 6C - Tư cách người vay (Character)
- Năng lực của người vay (Capacity) - Thu nhập của người vay (Cash) - Bảo đảm tiền vay (Collateral) - Các điều kiện (Conditions) - Kiểm soát (Control)
Mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập đƣợc, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng (a) Mô hình điểm số Z
80
Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay .
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 (1.1) Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản, X2 = Hệ số lãi chƣa phân phối/ tổng tài sản,
X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản, X4 = Hệ số giá thị trường của tổng vốn sở hữu/ giá trị hạch
toán của tổng nợ, X5 = Hệ số doanh thu/ tổng tài sản.
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.
Z < 1,81 : khách hàng có khả năng rủi ro cao, 1,81 < Z < 3: Không xác định đƣợc,
Z >2,99 : khách hàng không có khả năng vỡ nợ.
(b) Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Moody’s
Xếp
hạng Tình trạng
Standard
& Poor’
Xếp
hạng Tình trạng
Aaa Chất lƣợng cao nhất AAA Chất lƣợng cao nhất
Aa Chất lƣợng cao AA Chất lƣợng cao
A Chất lƣợng vừa cao hơn
A Chất lƣợng vừa cao hơn
Baa Chất lƣợng vừa BBB Chất lƣợng vừa
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ BB Chất lƣợng vừa thấp hơn
B Đầu cơ B Đầu cơ
Caa Chất lƣợng kém CCC-
CC
Đầu cơ có rủi ro cao Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Trái phiếu có lợi nhuận C Chất lƣợng kém nhất DDD-D Không hoàn đƣợc vốn
81
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhƣng với Standard &
Poor’s thì cao nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard & Poor’s) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao.
Đối với chỉ số Moody’s, ngoài những xếp hạng cơ bản trên, hệ số 1, 2, 3 còn dùng để chia nhỏ một xếp hạng cơ bản ra làm 3 loại, trong đó 1 là cao nhất trong hạng đó, 2 là trung bình, 3 là thấp nhất, ví dụ: Aa1, Aa2, Aa3.
Còn đối với chỉ số S&P, + hay – đƣợc dùng để chia nhỏ xếp hạng.
trong đó + là cao nhất trong hạng đó, không dấu là trung bình, - là thấp nhất;
ví dụ: AA+, AA, AA-
Hiện tại, Vietcombank đang nghiên cứu các công cụ đo lường rủi ro sau đây:
Xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ PDs, tổn thất ƣớc tính LGD, tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm không trả đƣợc nợ EAD, tổn thất dự kiến EL, tổn thất ngoài dữ liệu UL. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở dữ liệu và nguồn thông tin nên chưa hoàn thiện phương pháp tính toán để đưa các công cụ này áp dụng vào công tác đo lường rủi ro tín dụng.