Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.5. Đánh giá thực trạng
Đa số cán bộ quản lý, giáo viên và HS nhà trường đều có nhận thức đúng đắn và hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động GDKNS đối với bản thân mình.
Các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS thông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức để nhằm trang bị cho mình những kiến thức, sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, ra quyết định...
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề GDKNS cho HS, nhà trường đã có nhiều kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao trong hoạt động GDKNS cho HS.
2.5.2. Hạn chế
Mặc dù hoạt động GDKNS cho HS đã được nhà trường quan tâm bằng cách xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, thông qua một số môn học... Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn còn thấp, một số giáo viên vẫn còn tỏ ra lúng túng khi hiểu về KNS, đây vẫn là vấn đề mới mẻ và chưa có phương pháp giáo dục thích hợp.
Hoạt động GDKNS chủ yếu thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường, qua đội ngũ GVCN, qua các tiết chào cờ và hoạt động của Đoàn thanh niên... Tuy nhiên các nội dung đó vẫn mới chỉ dừng lại ở kế hoạch tổng thể, tức là lựa chọn những ngày lễ lớn để tổ chức hoạt động giáo dục, chưa cụ thể hóa các hình thức tổ chức có tính sáng tạo. Các hình thức tổ chức tuy đã phong phú, đa dạng nhưng chưa có chiều sâu để cuốn hút học sinh và nâng cao nhận thức sâu sắc, tình cảm và niềm tin mạnh mẽ để hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Sự phối hợp các lực lượng chưa đồng bộ, nhất là các bậc cha mẹ HS chưa nhận thức rõ được mục tiêu, nội dung GDKNS và các biện pháp GDKNS để cùng nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong quá trình GDKNS cho HS.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên một số học sinh đã có những quan niệm, những suy nghĩ lệch lạc. Nhiều em sớm có biểu hiện của lối sống buông thả, ham chơi, thực dụng, tỏ ra mình là người hiểu biết, thích tự khẳng định mình, ít quan tâm rèn luyện các KNS cần thiết.
HS không được trang bị đầy đủ các kiến thức về KNS từ phía gia đình, nhà trường và xã hội, đây có thể nói là kẽ hở để các em dễ bề bị lôi cuốn vào việc tìm cái mới, cái lạ...
Tài liệu về hoạt động GDKNS cho HS còn hạn chế nên nhà trường và thậm chí là các em HS gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động GDKNS.
Công tác quản lý hoạt động GDKNS cho HS chưa được coi là một tiêu chí quan trọng, chưa được đặt ngang hàng với giáo dục văn hóa.
* Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ phía nhà trường: Một số giáo viên, GVCN, cán bộ Đoàn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS gắn với kết quả quá trình dạy học với hoạt động giáo dục toàn diện. Năng lực của người tổ chức hoạt động GDKNS còn nhiều hạn chế, phương tiện tổ chức hoạt động GDKNS vẫn còn thiếu. Nhà trường vẫn còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ với con người, với môi trường tự nhiên.
- Nguyên nhân từ phía gia đình: Nhận thức của gia đình về GDKNS còn hạn chế, ít dành thời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình. Do bố mẹ nuông chiều, ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, gia đình đổ vỡ. Bố mẹ thiếu sự hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về GD và chăm sóc con v.v…
- Nguyên nhân từ phía học sinh: đó là những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi HS trung học phổ thông: do đặc điểm tâm, sinh lý tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững, không ổn định, khả năng làm chủ bản thân, bản lĩnh còn yếu trước những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài… cho nên dễ phát sinh mặc cảm, sự bồng bột, cả tin…
- Nguyên nhân từ việc quản lý, phối hợp các lực lượng GD: Các tổ chức chính trị xã hội nói chung và tổ chức Đoàn thanh niên nói riêng hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, sự phối kết hợp với nhà trường trong GDKNS cho HS chưa tốt.
Các nguyên nhân khách quan và chủ quan được kể trên nếu được khắc phục kịp thời sẽ nâng cao QL hoạt động GDKNS cho HS của nhà trường.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở khảo sát thực trạng về kỹ năng sống và GDKNS cho HS cũng như các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống ở Trường THPT nội trú Đồ Sơn, chúng tôi nhận thấy rằng: bên cạnh những kết quả đã làm được như: bước đầu trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản về sự hiểu biết và rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp, ra quyết định..., áp dụng một số hình thức giáo dục hợp lý, phối hợp sự hỗ trợ giáo dục từ các lực lượng trong và ngoài xã hội….đem đến tác động tích cực góp phần chuyển biến nhận thức của HS thì nhà trường vẫn còn mắc phải một số hạn chế như: vấn đề giáo dục kỹ năng sống vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức, quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng giáo dục KNS, quản lý hoạt động GDKNS và căn cứ trên tình hình thực tế của Trường THPT nội trú Đồ Sơn, chúng tôi cho rằng, cán bộ quản lý nhà trường phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp quản lý tích cực mang tính đồng bộ, khoa học để nâng cao chất lượng GDKNS cho HS, làm giảm dần tình trạng HS đánh nhau, bỏ học, chơi điện tử, có cảm giác bi quan, chán nản khi gặp một vấn đề không may xảy ra trong cuộc sống. Nhằm bồi dưỡng một thế hệ trẻ khỏe, có trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ ĐỒ SƠN