Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 102 - 108)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Stt Các biện pháp

Tính cần thiết

Σ Thứ

bậc Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về vai trò và tác động của hoạt động giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng tích cực đến ý thức và trách nhiệm của học sinh

53 55.8 36 37.9 6 6.3 237 2.49 4

2

Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

58 61.1 35 36.8 2 2.1 246 2.59 2

3

Tăng cường các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua nội dung dạy các môn văn hóa

55 57.9 39 41 1 1.1 244 2.57 3

4

Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các chủ đề sinh hoạt đoàn, đặc biệt các tổ chức diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cho học sinh

74 77.9 21 22.1 0 0 264 2.78 1

5

Chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động phong trào

35 36.8 43 45.3 17 17.9 208 2.19 5

6

Chỉ đạo đổi mới hoạt động khen thưởng và kỷ luật nhằm khích lệ giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh

35 36.8 43 45.3 17 17.9 208 2.19 5

Điểm TB chung 2,52

Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.1 cho thấy việc đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn có mức độ cần thiết rất cao bởi vì

với điểm trung bình = 2,52 và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình > 2,0 trong đó có 3/6 biện pháp đề xuất (50%) có điểm trung bình > 2,5.

01 biện pháp có = 2,49, gần với điểm trung bình chung. Đặc biệt có 1 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:

Biện pháp: “Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các chủ đề sinh hoạt đoàn, đặc biệt các tổ chức diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cho học sinh” có điểm trung bình = 2,78 xếp bậc 1/6.

Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau. Chúng ta có thể so sánh mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá tính cần thiết của các biện pháp

Như vậy, qua khảo nghiệm, chúng tôi thấy ý kiến có tính đồng thuận cao, sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học, đáp ứng được mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đặt ra.

Về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp

Tính khả thi

Σ Thứ

Rất bậc

khả thi Khả thi Ít khả thi

Không khả thi SL % SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý và giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về vai trò và tác động của hoạt động giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng tích cực đến ý thức và trách nhiệm của học sinh

65 68,4 26 27,4 4 4,21 0 0,0 251 2,64 2

Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

59 62,1 30 31,6 6 6,32 0 0,0 243 2,56 3 Tăng cường các hoạt động

lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua nội dung dạy các môn văn hóa

49 51,6 38 40,0 6 6,32 2 2,1 229 2,41 6 Tăng cường vai trò chủ đạo

của tổ chức Đoàn thanh niên trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các chủ đề sinh hoạt đoàn, đặc biệt các tổ chức diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cho học sinh

61 64,2 26 27,4 4 4,21 4 4,2 239 2,52 5

Chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động phong trào

63 66,3 24 25,3 6 6,32 2 2,1 243 2,56 3

Chỉ đạo đổi mới hoạt động khen thưởng và kỷ luật nhằm khích lệ giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh

69 72,6 22 23,2 4 4,21 0 0,0 255 2,68 1

Điểm TB chung 2,56

Nhận xét: Với kết quả khảo sát ở bảng 3.2 cho thấy việc đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn có tính khả thi rất cao bởi vì với điểm trung bình = 2,56 và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình

> 2,0 trong đó có 5/6 biện pháp đề xuất (83,3%) có điểm trung bình > 2,5.

01 biện pháp có = 2,41 gần với điểm trung bình chung. Đặc biệt có 1 biện pháp được đánh giá tính khả thi cao nhất là:

Biện pháp: “Chỉ đạo đổi mới hoạt động khen thưởng và kỷ luật nhằm khích lệ giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh” có điểm trung bình = 2,68 xếp bậc 1/6.

Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn đã đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở Trường Trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau. Chúng ta có thể so sánh tính khả thi của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

Biện pháp 6

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

Biểu đồ 3.2. kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp

Kết luận chương 3

Nguyên tắc là những luận điểm xuất phát mang tính quy luật, có vai trò chỉ đạo, điều tiết hoạt động của chủ thể. Biện pháp thuộc phạm trù hoạt động, do vậy việc đề xuất biện pháp cũng như thực hiện biện pháp phải dựa trên những nguyên tắc xác định. Do đó, để đề xuất biện pháp thực hiện giáo dục KNS cho học sinh Trường THPT nội trú Đồ Sơn cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục KNS cho học sinh THPT, luận văn đã xây dựng 06 biện pháp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh trường THPT nội trú Đồ Sơn, đó là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về vai trò và tác động của hoạt động GDKNS có ảnh hưởng tích cực đến ý thức và trách nhiệm vủa học sinh; Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Tăng cường các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua nội dung dạy các môn văn hóa; Tăng cường vai trò chủ đạo của tổ chức Đoàn thanh niên trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua các chủ đề sinh hoạt đoàn, đặc biệt các tổ chức diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ cho học sinh; Chỉ đạo kết hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc đưa các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các hoạt động phong trào; Chỉ đạo đổi mới hoạt động khen thưởng và kỷ luật nhằm khích lệ giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. Các biện pháp này phản ánh tương đối đầy đủ các yêu cầu của nội dung hoạt động giáo dục KNS ở trường THPT nội trú Đồ Sơn. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong quá trình thực hiện không được coi nhẹ biện pháp nào mà phải có sự áp dụng đồng bộ. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao để góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trường THPT nội trú Đồ Sơn trong giai đoạn hiện nay nhằm góp phần đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)