Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.2. Nội dung biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về vai trò và tác động của hoạt động giáo dục kỹ năng sống có ảnh hưởng tích cực đến ý thức và trách nhiệm của học sinh
Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, các tổ chức Đoàn thể nhà trường, phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của hoạt động GDKNS cho HS là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động GDKNS trong nhà trường.
a. Mục tiêu biện pháp
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức Đoàn thể nhà trường, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HS; thấy được tầm quan trọng và sự cấp thiết của sự quản lý hoạt động GDKNS cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD kỹ năng sống cho HS nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung.
b. Nội dung biện pháp
- Đối với cán bộ quản lý: Quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, các quy chế của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, chỉ đạo của Sở Giáo Dục và Đào tạo về mục tiêu giáo dục toàn diện trong đó chú trọng đến hoạt động GD kỹ năng sống cho học sinh. Để có thể thực hiện biện pháp này một cách hiệu quả, theo chúng tôi, vai trò của người Hiệu trưởng trong trường hợp này rất quan trọng. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Do vậy, để có thể nâng cao nhận thức của
CB, GV trong việc GDKNS cho HS trong nhà trường, trước tiên, người Hiệu trưởng phải nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của mình là tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách, đường lối giáo dục thông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp, nghiêm túc, đạt hiệu quả.
- Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GD kỹ năng sống cho HS.
- Đối với giáo viên bộ môn: Đội ngũ giáo có vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo. Để đáp ứng những nhu cầu này, người giáo viên cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình, không ngừng học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, KNS của học sinh. Để giáo dục kỹ năng sống, nhân cách cho học sinh trước hết người quản lý cần bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên.
Tình thương yêu của người thầy đối với học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo và làm cho mỗi giáo viên có trách nhiệm cao đối với công việc của mình đó là: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Chính vì vậy người giáo viên phải có lòng yêu nghề, sự say sưa hứng khởi, sự kiên trì, khắc phục khó khăn trong học hỏi rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là lực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trực tiếp quản lý học sinh, gần gũi gắn bó với lớp, với học sinh, nắm được tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em. Bởi vậy người cán bộ quản lý phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm làm tốt các công việc: nắm vững lý lịch, hoàn cảnh của từng học sinh để từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục phù hợp, giúp các em rèn luyện, học tập và phấn đấu để đáp ứng với yêu cầu của xã hội; chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với giáo viên dạy bộ môn, cha mẹ học sinh, với Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội có
liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh. Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể phát triển toàn diện, tự quản để trở thành phương tiện giáo dục KNS cho học sinh; giáo dục cho HS mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn, chăm chỉ, say mê học tập, biết trân trọng những kiến thức được tiếp thu, không ỉ lại, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, có thái độ trung thực trong học tập. Giáo dục các em đức khiêm tốn, tinh thần tập thể, tình đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm phải vận dụng nhiều biện pháp tâm lý để tạo cho các em một niềm tin, một tinh thần phấn đấu. Đặc biệt rèn cho học sinh đức kiên trì, tính tự giác, chủ động sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo dục cho các em quan điểm học tập tiến bộ và đúng đắn: Học để biết, học để làm, học để làm người, học để chung sống cộng đồng. Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh từng tháng để kịp thời điều chỉnh các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Đối với nhân viên: Đây là lực lượng không trực tiếp tổ chức GDKNS cho học sinh nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động này thông qua thái độ phục vụ, ứng xử giao tiếp với học sinh. Đặc biệt, đối với học sinh nội trú, việc hướng dẫn, chỉ bảo của nhân viên nhà trường trong thời gian học sinh ở lại trường là rất cần thiết và quan trọng. Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng phục vụ, ký năng giáo tiếp... cho đội ngũ nhân viên.
- Đối với phụ huynh học sinh: là người ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành KNS của học sinh. Phụ huynh học sinh phải là những tấm gương về đạo đức cho các em học tập. Cha mẹ cũng phải uốn nắn, răn dạy con em từ lời ăn, tiếng nói đến cách ứng xử trong đời sống thường ngày. Để từ đó xây dựng, hình thành trong các em thói quen ứng xử có văn hóa ngay từ trong gia đình. Cha mẹ cũng cần dành thời gian để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con những điều con cảm thấy vướng mắc, khó
khăn, tiếp thêm cho con sức mạnh và bản lĩnh để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
Người quản lý cần chú ý những vấn đề sau:
- Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức trong nhà trường nhận thức được trách nhiệm của mình trong hoạt động GDKNS cho HS. Cán bộ, giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Để làm được điều đó, người giáo viên phải nhận thức được việc rèn luyện KNS cho HS là một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc giáo dục trí dục, không chỉ trong quá trình giảng dạy mà trong cả cuộc sống hàng ngày, không chỉ trong mối quan hệ với HS mà trong mọi mối quan hệ xã hội .
- Xây dựng phong trào tự học, tự rèn luyện; không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng cho cán bộ giáo viên thông qua các buổi học tập chính trị, sinh hoạt hội đồng; chú trọng bồi dưỡng lòng nhân ái, đạo đức, lương tâm nhà giáo và trách nhiệm đối với học sinh.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, học chính trị, qua các buổi sinh hoạt hội đồng và sinh hoạt nội trú để giúp cho giáo viên, nhân viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có thái độ đúng đắn trong việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường cùng tham gia giáo dục phong cách, lối sống, tình cảm... cho học sinh.
- Tổ chức các buổi họp phụ huynh, xây dựng quy chế phối hợp giữa gia đình với nhà trường ... để nâng cao nhận thức cho PHHS về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho HS.
- Một số hình thức thực hiện:
+ Tuyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua họp hội đồng sư phạm nhà trường, họp phụ huynh học sinh, sinh hoạt tập thể học sinh, sinh hoạt lớp, tham gia các cuộc hội họp ở địa phương lên tiếng kêu gọi
các lực lượng ngoài xã hội nhận thức đúng, đầy đủ về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh...
+ Tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về quản lý hoạt động GDKNS cho HS.
+ Nhân dịp các ngày lễ lớn, nhà trường lồng ghép những nội dung GDKNS với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của CB, GV về GDKNS cho HSTHPT.
+ Xây dựng kế hoạch GDKNS theo năm học, theo tháng, theo tuần một cách thiết thực và sát hợp với đặc điểm tình hình nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục kỹ năng sống với mục tiêu giáo dục toàn diện; phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy và học; chọn lựa nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
+ Huy động các lực lượng: Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, hội đồng giáo dục, Ban đại diện cha mẹ học sinh… vào các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được những nội dung đó thì cần phải có sự quan tâm chỉ đạo quản lý hoạt động GDKNS cho HS trong nhà trường thường xuyên của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự ủng hộ hoạt động của chi bộ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên. Tổ chức bộ máy phải đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, đảm bảo tập trung dân chủ, tập thể phải thực sự đoàn kết nhất trí, đảm bảo thực hiện được kế hoạch, nghị quyết đề ra.