Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 81 - 86)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NỘI TRÚ ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.2. Nội dung biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông

HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp. HĐGDNGLL ở trường giúp cho học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động thực tiễn. HĐGDNGLL là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo

dục chung của nhà trường. HĐGDNGLL có mục tiêu giúp học sinh mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển các kỹ năng, thái độ, hành vi, phát triển năng lực sở trường, có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống. HĐGDNGLL được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần vào việc đào tạo những phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho các em học sinh đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.

a. Mục tiêu biện pháp

- Nhằm củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua những môn học trên lớp. Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực của đời sống xã hội từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức cho các em.

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển của tâm lý lứa tuổi. Đó là các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá; kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rèn luyện; củng cố phát triển các hành vi thói quen tốt trong học tập, lao động.

- Bồi dưỡng thái độ tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia các hoạt động xã hội; tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng vào cuộc sống, quê hương đất nước. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên, xã hội; thái độ có trách nhiệm với công việc chung.

b. Nội dung biện pháp

Với ưu thế của HĐGDNGLL, khả năng giáo dục kỹ năng sống trong HĐGDNGLL ở bậc THPT qua các hình thức hoạt động đa dạng, học sinh có dịp rèn luyện các kỹ năng cơ bản mà mục tiêu giáo dục cấp học đã đề ra, trong đó có các KNS là rất lớn. Nội dung chương trình hoạt động đa dạng như: Trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, về giáo dục truyền thống dân tộc, về tình bạn, tình yêu và gia đình, về vấn đề lập nghiệp. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động

NGLL như: diễn đàn, tổ chức thi tìm hiểu, xây dựng các tiểu phẩm, tổ chức hội thảo, câu lạc bộ, văn nghệ, thể dục thể thao để lồng ghép các nội dung trên nhằm giúp cho các em có dịp trải nghiệm và thực hành KNS. Cụ thể:

- Tổ chức các hoạt động mang tính truyền thống như: Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương, từ đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào về dân tộc cho học sinh.

- Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như các kỹ năng ứng xử có văn hoá, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng trình bày những suy nghĩ cá nhân về quan niệm tình bạn, tình yêu, kỹ năng trình bày suy nghĩ cá nhân về phương pháp học tập tích cực, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT nhằm khuyến khích sự tham gia một cách chủ động, tích cực của học sinh.

- Tổ chức các hoạt động công ích tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp nhằm hướng tới môi trường giáo dục thân thiện đối với HS.

c. Cách thức tiến hành biện pháp

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh.

* Tổ chức lồng ghép vào các hoạt động:

- Thông qua các tiết học, bài học trên lớp.

- Sinh hoạt vào giờ chào cờ đầu tuần.

- Sinh hoạt lớp cuối tuần.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, câu lạc bộ...

*Tổ chức HĐGDNGLL bằng hình thức sinh hoạt ngoại khoá theo chủ điểm: Mỗi chủ điểm gắn với một ngày kỷ niệm trong tháng và với nhiệm vụ trọng tâm của từng thời điểm giáo dục trong năm.

* Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động theo hướng phát triển tính tích cực chủ động của học sinh. Cụ thể:

- Hoạt động ngoài giờ được tổ chức phối hợp giữa phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục của giáo viên, nên lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp như thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề...

- Có thể lựa chọn hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, xây dựng các tiểu phẩm.

- Kết hợp giáo dục ngoài giờ lên lớp vào các môn học như: Môn Ngữ văn, GDCD, Sử, Địa lý Sinh học,... theo hướng tích hợp phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương.

- Nhà trường phối hợp với Đoàn TN và các đoàn thể khác tổ chức các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ lớn bằng hình thức, nội dung phù hợp với chủ điểm.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động một cách nghiêm túc.

* Tổ chức thực hiện - Đối với cán bộ quản lý:

Quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng kế hoạch hoạt động một cách cụ thể phù hợp với đặc trưng của HĐGDNGLL và điều kiện cụ thể ở đơn vị.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các GVCN, các tổ chức đoàn thể thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công.

Làm tốt công tác tham mưu, XHH GD để có nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động và xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất hàng năm.

- Đối với giáo viên:

Tích cực học tập, tìm hiểu để nâng cao nhận thức, hiểu biết các nội dung về giáo dục NGLL.

Bồi dưỡng năng lực thiết kế và tổ chức có hiệu quả các HĐGDNGLL.

Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động tập thể.

Tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường, Đoàn thanh niên tổ chức.

- Đối với các tổ chức đoàn thể:

Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, xem đây là cầu nối quan trọng để HĐGDNGLL có hiệu quả và đi vào chiều sâu.

Chủ động xây dựng kế hoạch của đoàn thể trong việc phối hợp với hiệu vụ nhà trường tổ chức các hoạt động.

Thiết kế, tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể có nội dung và hình thức phong phú, hấp dẫn, tạo không khí vui vẻ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui cho học sinh.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hội đồng giáo dục trước hết là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phải đóng vị trí, vai trò chính trong việc xây dựng các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc giáo dục KNS cho học sinh.

- Cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp với tâm lý và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Đổi mới hình thức hoạt động, tránh lặp lại nhàm chán để học sinh có hứng thú tham gia.

- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, xây dựng đội ngũ tự quản của học sinh. Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ này về kỹ năng và nghiệp vụ tổ chức hoạt động. Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Động viên mọi thành viên trong hội đồng tham gia vào HĐGDNGLL.

Hướng dẫn, tổ chức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chỉ đạo hoạt động này ở lớp. Sử dụng giáo viên có năng lực, kinh nghiệm làm nòng cốt, tập huấn những nội dung yêu cầu về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

- Có sự phối kết hợp với gia đình học sinh, các lực lượng giáo dục ngoài xã hội để phát huy thế mạnh của họ.

- Xây dựng quỹ HĐGDNGLL. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động: Sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao, sách, báo, các thiết bị nghe nhìn... để hoạt động này được tổ chức thuận lợi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường trung học phổ thông nội trú Đồ Sơn thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)