I. M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến thức:
- Nội dung, yêu cầu của dạng bài NL về 1 hiện tượng đời sống.
- Cách thức triển khai bài NL về 1 hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được HTĐS được nêu ra trong 1 số văn bản NL.
- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài NL về 1 hiện tượng đời sống.
III. PHƯƠNG PHÁP , PHƯƠNG TIỆN :
1. Phương pháp :
GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2. Phương tiện: SGK , STK, bảng phụ, sơ đồ hóa…
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Tiến trình bài dạy :
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề + GV: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
+ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
+ Giáo viên kết luận bổ sung :
+ GV: Hãy xác định những ý chính sẽ nêu trong bài viết?
+ Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
+ GV: Xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận sử dụng trong bài viết?
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân- vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.
- Một số ý chính:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán.
+ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha...
- Dẫn chứng:
+ Văn bản đọc thêm trang 69.
+ Từ thực tế cuộc sống (biểu dương hoặc phê phán).
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
+ GV: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân sao cho ấn tượng nhất?
+ GV: Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đồng thời đưa ra ý kiến phân tích và bình luận hiện tượng?
+ GV: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đem đến cho em cảm xúc gì, suy nghĩ gì?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đối tượng và cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống.
+ GV: Qua phần tìm hiểu trên, vậy nghị luận về một hiện tượng đời sống có những đối tượng nào?
+ GV: Nêu cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống?
+ HS: Dựa và phần Ghi nhớ để trả lời.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài tập 1 SGK 68 -69.
+ GV: Hiện tượng mà Nguyễn Ái Quốc nêu lên trong bài viết là gì?
+ GV: Hiện tượng ấy diễn ra vào khoảng thời gian nào?
+ GV: Nói thêm: Một số thanh niên, sinh viên Việt Nam ngày nay du học ở nước ngoài cũng đang mãi miết kiếm tiền, chơi bời, lãng phí thời gian cho những việc vô bổ mà không tập trung tư tưởng, quyết tâm học tập, rèn luyện chuyên môn, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến...:
+ GV: Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận nào?
- Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b. Lập dàn ý:
* Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai”
* Thân bài:
- Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân - Phân tích hiện tượng:
+ Ý nghĩa.
* Kết bài:
Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.
2. Đối tượng và cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống:
Ghi nhớ (SGK).
II. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
a. Hiện tượng:
- Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây dựng đất nước.
- Hiện tượng ấy diễn ra:
Diễn ra vào đầu TK XX. Trong xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.
b. Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận:
- Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả,sống già cỗi, thiếu tổ chức,, rất nguy hại cho tương lai đất nước.
+ GV: Nhận xét về cách dùng từ, diễn đạt của Bác?
+ GV: Qua bài viết trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- So sánh: nêu hiện tuợng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
- Bác bỏ: Thế thì thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.
c. Cách dùng từ, diễn đạt:
Dùng từ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể; kết hợp nhuần nhuyễn các câu tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d. Bài học cho bản thân:
Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nắm vững các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nắm vững bố cục bài làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Chuẩn bị:
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC Câu hỏi:
- Đọc ba văn bản a, b và c và xác định mỗi văn bản thuộc loại văn bản khoa học nào? Từ đó cho biết có mấy loại văn bản khoa học?
- Thế nào là ngôn ngữ khoa học?
- Ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng cơ bản nào?
- Xem và suy nghĩ đáp án cho các bài tập luyện tập.
4. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
NGÀY 24/8/2010 TIẾT 13-14