PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Thong diep nhan ngay the goi phong chong HIVAIDS01122003 (Trang 57 - 61)

I.

M ỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm vững các khái niệm văn bản khoa học ,các đặc trưng và đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ của phong cách NNKH.

- Có kỹ năng lĩnh hội, phân tích các văn bản KH và tạo lập các văn bản KH.

II.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến thức:

- Khái niệm NNKH: ngôn ngữ dùng trong các VBKH, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề KH.

- Ba loại VBKH: chuyên sâu, giáo khoa, phổ cập. Có sự khác biệt về đối tượng giao tiếp và mức độ kiến thức KH giữa 3 loại VB này.

- Ba đặc trưng cơ bản của PCNNKH.

- Đặc điểm chủ yếu về các phương tiện ngôn ngữ: hệ thống thuật ngữ; câu văn chặt chẽ; lập luận loogic….

2. Kĩ năng:

- Lĩnh hội và phân tích những VBKH phù hợp với khả năng.

- Xây dựng VBKH: luận điểm, lập đề cương, sử dụng thuật ngữ, đặt câu….

- Phát hiện và sửa lỗi trong VBKH.

III. PHƯƠNG PHÁP , PHƯƠNG TIỆN :

1. Phương pháp :

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

2. Phương tiện: SGK, giáo án, STK, bảng phụ, máy chiếu…

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:

2 . Kiểm tra bài cũ:

3 . Giảng bài mới:

Vào bài:

Trong cuộc sống thường ngày, ta được tiếp xúc và sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. Vậy ngôn ngữ khoa học là loại ngôn ngữ như thế nào? Nó có những đặc trưng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Văn

bản khoa học và ngôn ngữ khoa học.

+ GV: sử dụng máy chiếu 3 VB cho HS trực diện, gọi 3 HS đọc 3 VB

+ GV: em đã từng gặp 3 loại VB trên ở đâu?

Đây có phải là VBKH không?

Vậy VBKH có các loại nào?

I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học:

1. Văn bản khoa học:

* Tìm hiểu ngữ liệu:

- VBKH chuyên sâu: chuyên khảo, luận văn, luận án, tiểu luận, báo cáo khoa học...

phạm vi sử dụng : trình độ chuyên môn hẹp và sâu.

- VBKH giáo khoa: giáo trình , giáo án, SGK...  trong nhà trường.

- VBKH phổ cập: các bài báo, sách phổ biện KHKT...  mọi người.

GV: NNKH tồn tại ở những dạng nào?

+ Nói: giảng bài , nói chuyện KH, thảo luận, tranh luận...

+ Viết: báo cáo KH, luận văn, SGK...

GV: từ nhận xét các dạng VBKH, trình bày khái niệm Ngôn ngữ khoa học ?

GV: yêu cầu HS đọc BT1/76 cho cả lớp nghe.

Thảo luận 3 phút  trình bày bằng bảng phụ  nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Nội dung thông tin:

+ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn + Những đặc điểm cơ bản…

 Là những kiến thức khoa học Lịch sử văn học

- Thuộc loại văn bản: khoa học giáo khoa, dùng để giảng dạy trong nhà trường, có tính sư phạm (chính xác và phù hợp với trình độ học sinh lớp 12.

- Hệ thống ngôn ngữ:

+ Hệ thống các đề mục hợp lí, dễ hiểu

2. Ngôn ngữ khoa học:

- Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

- Tồn tại dưới dạng nói và viết

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC + Sử dụng một số thuật ngữ khoa

học văn học ở mức độ hợp lí (chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hoá, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng….

Hướng dẫn học sinh tỡm hiểu đặc trng của ngôn ngữ khoa học.

+ GV: Phong cách ngôn ngữ khoa học có mấy đặc trưng ?

+ GV: Tính khái quát, trừu tượng biểu hiện ở những phương diện nào ?

Em hiểu ntn là thuật ngữ Kh?

Cho vd minh họa?

GV: Hãy đọc lại vd b/71 và BT3/76.

Tìm những thuật ngữ KH?

Gợi ý: VD b: Vecto, đoạn thẳng, hướng , điểm

BT3: Hạch đá, khảo cổ, người vượn, di chỉ, mảnh tước...

II. Đ ặc tr ng của ngôn ngữ khoa học:

1. Tính khái quát, trừu tượng :

Biểu hiện: không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa họckết cấu của văn bản.

+ GV: Tính lí trí, lôgic biểu hiện ở những phương diện nào ?

GV: yêu cầu HS đọc VD trong SGK và phân tích tính lí trí, loogic.

Hãy phân tích tính lí trí và loogic trong BT 3 / 76

Gợi ý: - C1: luận điểm - C2,3,4: luận cứ

- Luận cứ là các cứ liệu thực tế - Đoạn văn  diễn dịch

GV: liên hệ bài viết của HS - Câu thiếu CN, VN hoặc thừa.

- Không biết chấm câu  dài lê thê, ý nọ xọ ý kia, rối ý…

- Đầu Ngô mình Sở.

- Đoạn: ý trước không ăn nhập ý sau, ý sau không phát triển được ý trước.

- MB không định hướng cho TB, TB không phát triển được ý của MB, KB

2. Tính lí trí, lôgic:

+ Từ ngữ: phần lớn là từ ngữ thông thường nhưng chỉ có một nghĩa, không có nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ

+ Câu văn: là một đơn vị thông tin, chuẩn cú pháp, nhận định chính xác - chặt chẽ - logic + Cấu tạo văn bản: các đoạn được liên kết chặt chẽ và mạch lạc, lập luận logic, bố cục rõ ràng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC không tóm tắt được luận điểm…

+ GV: Tính khách quan, phi cá thể biểu hiện ở những phương diện nào ? GV: liện hệ PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật

+ GV: Cho học sinh đọc phần ghi nhớ.

3. Tính khách quan, phi cá thể :

- Câu văn có sắc thái trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.

- Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân,

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 1

+ GV: Cho ví dụ về đoạn thẳng và chia nhóm cho học sinh thảo luận các từ còn lại

+ GV: Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp kết quả thảo luận.

III. Luyện tập:

Bài tập 2:

Ví dụ:

Đoạn thẳng: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau

+ GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 ở nhà.

Bài tập 4:

- Yêu cầu:

Viết đoạn văn phổ biến khoa học, cần có kiến thức khoa học thông thường và viết đúng phong cách ngôn ngữ khoa học

- Đoạn văn:

(Hoàn thiện ở nhà).

4.Củng cố, dặn dò :

- Các loại văn bản khoa học ?

- Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học ? - Chuẩn bị: Trả bài viết số 1 và chuẩn bị bài viết số 2

5. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Ngày 24/8/2010 Tiết : 15

Một phần của tài liệu Thong diep nhan ngay the goi phong chong HIVAIDS01122003 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w