Về mức phí, đơn bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm mẫu

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật và những bất cập

2.2.2. Về mức phí, đơn bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm mẫu

2.2.2.1. Các qui định về mức ph và đơn bảo hiểm

62 Bài viết "Đề xuất mua bảo hiểm cho nhà", http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/thi-truong-dia-oc-c18/de- xuat-mua-bao-hiem-cho-nha-i17995 - truy cập ngày 03/05/2014.

63 Nguyễn Văn Hiệp, tlđd 61, tr.27.

Trước đây biểu phí bảo hiểm trong xây dựng được thực hiện theo Quyết định 33/2004/QĐ-BTC. Tuy nhiên hiện nay, căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ-BTC ngày 14/7/2008 của Bộ Tài chính về việc "công bố các văn bản pháp luật do Bộ Tài ch nh ban hành đã hết hiệu lực pháp luật" thì Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/04/2004 của Bộ Tài chính về việc "ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt" đã hết hiệu lực thi hành64. Ngoài ra, Bộ Tài ch nh còn có văn bản số 13994/BTC-BH ngày 19/11/2008 hướng dẫn về "Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng". Theo văn bản này thì hiện nay Bộ "không ban hành biểu phí bảo hiểm" và

"bảo hiểm trong xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc"65. Điều này có thể được hiểu là đối với vấn đề bảo hiểm trong hoạt động xây dựng thì mua cũng được, không mua cũng được và việc mua bảo hiểm, nếu có, sẽ do chủ đầu tư tự thương lượng, ký kết với công ty bảo hiểm (biểu phí do Công ty bảo hiểm đặt ra đối với t ng loại công trình). Như vậy, theo qui định trên thì các doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu ph đối với những loại hình bảo hiểm này. Bên cạnh đó, Công văn 13994/BTC-BH cũng nhấn mạnh: các đối tượng có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng phải tiến hành mua bảo hiểm trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp dịch vụ qua biên giới theo cam kết WTO của Việt Nam. Theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 45/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm xây dựng như các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.

64 Về vấn đề này còn có Công văn 5881/BTC-BH ngày 7 tháng 5 năm 2007 liệt kê cụ thể các văn bản pháp luật về bảo hiểm trong xây dựng đã hết hiệu lưc thi hành gồm: Thông tư 76/2006/TT-BTC ngày 04 tháng 08 năm 2003 hướng dẫn về bảo hiểm trong đầu tư và xây dựng; Quyết định 14/2004/QĐ-BTC ngày 16 tháng 01 năm 2004 về ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt; Quyết định 33/2004/QĐ-BTC ngày 12 tháng 04 năm 2004 về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.

65 Văn bản số 13994/BTC-BH ngày 19/11/2008 gửi UBND các tỉnh thành; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước hướng dẫn về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Trong văn bản này Bộ Tài chính cho rằng “Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Do đó, Bộ Tài chính không ban hành quy tắc, biểu phí bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Việc mua, bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện hác. Các đối tượng (tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng phải tiến hành mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được phép cung cấp loại sản phẩm bảo hiểm này. Các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói trên có quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của loại hình bảo hiểm này tương tự như các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác”.

Về phía bên mua bảo hiểm, "bên mua bảo hiểm phải tiến hành mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam, tr các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam"; hoặc bên mua bảo hiểm có thể "thoả thuận trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm về quy tắc, biểu phí bảo hiểm theo tình hình thực tế của công trình"; đồng thời "chi phí bảo hiểm được tính vào dự toán công trình".

Rõ ràng với những qui định hết sức chung chung như trên thì không hề tồn tại một biểu phí bảo hiểm nào trong hoạt động xây dựng, cũng như thiếu hẳn những qui định về mức sàn đối với mức phí bảo hiểm bắt buộc mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân theo.

Đơn cử là trong thực tế, các nhà thầu tư vấn thường mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đơn vị mình theo một trong hai dạng sau: (i) Mua cho toàn bộ hoạt động tư vấn có hợp đồng trong năm tài ch nh; hay ii) Mua theo t ng hoạt động riêng lẻ. Mức mua và mức chi trả bảo hiểm tương ứng không quy định mức sàn, nên thường là họ chỉ mua với giá trị thấp. Có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, do vậy, cũng không cần thuê chuyên gia để xem xét năng lực tư vấn, giải pháp thiết kế, mức độ an toàn… đến đâu để có cách hành xử (bán bảo hiểm) phù hợp như thông lệ các nước, mà chỉ ước lượng hết sức sơ sài, đại khái căn cứ trên các phiếu cung cấp thông tin mà khách hàng cung cấp. Đặc biệt, các hoạt động tư vấn cho những công trình riêng lẻ của dân cư trong đô thị hầu như không mấy ai mua bảo hiểm. Kết quả là khi xảy ra sự cố do sơ suất nghề nghiệp, nhà thầu tư vấn có thể sẽ không có đủ khả năng tài ch nh để khắc phục, gây thiệt hại cho xã hội và làm phức tạp cho việc quản lý các hoạt động xây dựng.

Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, thực tế các nhà thầu thi công xây dựng công trình thường không mua loại bảo hiểm này theo quy định.

Nếu có, chỉ là mua bảo hiểm máy móc thiết bị sử dụng có khả năng gây tai nạn cho bên thứ ba (ví dụ như mua bảo hiểm cho các tháp cần cẩu chuyên dụng dùng trong xây dựng các cao ốc) ở những công trình có qui mô lớn và cũng chỉ mua tượng trưng. Việc nhà thầu thi công xây dựng mua đầy đủ các loại bảo hiểm theo quy định thường chỉ tiến hành với những dự án lớn, đặc biệt các dự án liên quan đến đầu tư nước ngoài (FDI, ODA). Do vậy trong rất nhiều trường hợp khi sự cố xảy ra do biện pháp thi công không được đảm bảo, nhà thầu thi công xây dựng gặp rất nhiều khó khăn về năng lực tài ch nh để khắc phục.

Liên quan đến đơn bảo hiểm cũng như hợp đồng bảo hiểm, thực tế cho thấy thời hạn bảo hiểm được ấn định rõ tại t ng hợp đồng bảo hiểm là 24 tháng, 36 tháng hay dài hơn. Nhưng trong quá trình triển khai hoạt động, vì một số lý do, không phải lúc nào tiến độ thực hiện xây dựng công trình cũng đúng như kế hoạch. Doanh nghiệp chịu thiệt hại khi tổn thất xảy ra do công trình xây dựng bị kéo dài mà không tiến hành gia hạn hợp đồng bảo hiểm thì đã đành, nhưng doanh nghiệp còn chịu thiệt hại khi thời hạn hợp đồng bảo hiểm vẫn còn, nếu công trình đã được hoàn thành trước thời hạn.

Trường hợp thứ nhất, một khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm cho việc xây dựng chuỗi khách sạn, nhà hàng cao cấp, thời gian bảo hiểm là 36 tháng kể t ngày 15/10/2007 của một công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Hà Nội. Đã có 3 trong 5 khu biệt thự được xây dựng xong và dự định sẽ bàn giao đưa vào khai thác kể t ngày 01/10/2009. Nhưng không may là ngay trước khi việc bàn giao diễn ra, một cơn bão đã làm tốc mái 2 khu nhà thuộc khu biệt thự đã hoàn thành xong đang chờ bàn giao và làm đổ 1 bức tường đối với khu biệt thự đang xây dựng. Doanh nghiệp liên hệ với công ty bảo hiểm và được trả lời là sẽ chỉ bồi thường cho bức tường bị đổ tại khu biệt thự đang xây dựng. Doanh nghiệp thắc mắc không biết cách giải quyết như trên của công ty bảo hiểm có hợp tình hợp lý? Làm thế nào để 3 khối biệt thự vẫn được bảo hiểm cho đến khi chúng được bàn giao cho chủ đầu tư? Trả lời về vấn đề này, một luật sư chuyên nghiên cứu về bảo hiểm đã cho biết: quy tắc bảo hiểm được xây dựng bởi các công ty bảo hiểm trên thị trường hiện nay đều có quy định loại tr đối với những bộ phận, những hạng mục công trình đã "được bàn giao"

hoặc "đã đưa vào sử dụng". Theo đó, trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với t ng bộ phận, t ng hạng mục công trình sẽ chấm dứt kể t thời điểm bàn giao hoặc đưa vào sử dụng, ngay cả khi thời hạn bảo hiểm cho toàn bộ công trình vẫn còn hiệu lực. Do đó, khi doanh nghiệp "đã hoàn thành xong việc xây dựng" và "chỉ còn chờ ngày bàn giao" thì giai đoạn xây dựng 3 trong 5 khối biệt thự trên coi như đã kết thúc. Căn cứ đơn bảo hiểm xây dựng đã cấp và tiến độ thực hiện xây dựng trên thực tế của công trình, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho sự cố "đổ tường" đối với khu nhà đang xây dựng của khách hàng trên, theo vị luật sư này, là đúng66.

66 Diệu Trang, "Băn khoăn hợp đồng bảo hiểm xây dựng", http://tinnhanhchungkhoan.vn/bao-hiem/ban- khoan-hop-dong-bao-hiem-xay-dung-57972.html - truy cập ngày 11/02/2014.

Trường hợp thứ hai, một doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia mua hợp đồng bảo hiểm xây dựng cho công trình xây dựng resort cao cấp, thời hạn bảo hiểm bắt đầu t ngày khởi công cho đến khi công trình hoàn thành, nhưng không quá 24 tháng. Công trình được khởi công ngày 14/05/2007 và tiến độ thi công được phê duyệt là 24 tháng. Tuy nhiên, do gặp một số khó khăn về tiến độ giải ngân vốn vay nên công trình bị chậm thi công vài tháng. Doanh nghiệp dự tính kéo dài thời gian xây dựng đến cuối năm nay, nhưng không biết hợp đồng bảo hiểm có được gia hạn hay không? Trả lời thắc mắc này, đại diện một công ty bảo hiểm cho biết, nếu trong hợp đồng bảo hiểm không có thỏa thuận nào khác thì đơn bảo hiểm xây dựng của doanh nghiệp sẽ tự động chấm dứt hiệu lực bảo hiểm sau 24 tháng kể t ngày công trình được khởi công, nghĩa là kết thúc vào ngày 14/05/2009. Nếu doanh nghiệp muốn gia hạn hợp đồng bảo hiểm thì phải được công ty bảo hiểm đồng ý bằng văn bản và doanh nghiệp đóng ph bổ sung cho thời hạn kéo dài. Bằng không, những tổn thất xảy ra đối với công trình sau ngày 14/05/2009 sẽ không được công ty bảo hiểm giải quyết. Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư k Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng: không có cách nào khác là doanh nghiệp phải hoàn thiện các thủ tục kéo dài thời hạn bảo hiểm và đóng ph bổ sung cho thời hạn kéo dài. Ông Lộc cho biết, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và gần đây nhất là Thông tư số 86/2009/TT-BTC ngày 28/4/2009 của Bộ Tài ch nh đã quy định rõ điều kiện để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực là bên mua bảo hiểm phải đóng ph bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu khách hàng chậm chễ trong việc đóng ph hoặc không đóng đủ ph theo đúng quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc chỉ đến khi bị tổn thất rồi mới đóng ph thì khách hàng sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường, do hợp đồng bảo hiểm không còn hiệu lực67.

2.2.2.2. Các Quy tắc bảo hiểm hoặc các điều khoản bảo hiểm mẫu

Trong BHXD có thể phân thành 3 nhóm trách nhiệm ch nh đó là: i) Trách nhiệm bảo hiểm đối với BHTS (bảo hiểm công trình xây dựng; bảo hiểm máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động xây dựng); (ii)Trách nhiệm bảo hiểm đối với BHTNDS (trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm đối với người thứ ba); (iii) trách

67 Diệu Trang, tlđd 66.

nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm con người (bảo hiểm tại nạn lao động cho công nhân xây dựng trên công trường). Cụ thể như sau:

Thứ nhất là trách nhiệm bảo hiểm đối với BHTS (bảo hiểm công trình xây dựng; bảo hiểm máy móc, thiết bị sử dụng trong hoạt động xây dựng).

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bảo hiểm đối với các thiệt hại về tài sản nằm trong phạm vi bảo hiểm được các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Đó là những tổn thất vật chất do những rủi ro khách quan không lường trước được và không thuộc trường hợp loại tr trách nhiệm bảo hiểm. Ví dụ: trong thời hạn bảo hiểm của bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng và lắp đặt nếu một hạng mục nào đó của công trình, hoặc một bộ phận của hạng mục đó bị tổn thất vật chất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào thuộc các rủi ro được bảo hiểm gây ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm bằng tiền hay bằng cách sửa chữa, thay thế phần tài sản bị thiệt hại này.

Thứ hai là trách nhiệm bảo hiểm đối với BHTNDS (bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba).

+ Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn thiết kế; tư vấn giám sát):

Trong quá trình hành nghề tư vấn thiết kế, giám sát, các kiến trúc sư, kỹ sư, giám sát thi công thường gặp các rủi ro nghề nghiệp và những rủi ro này có thể gây thiệt hại cho các bên như: nhà thầu, chủ đầu tư, bên thuê tư vấn, người thứ ba…

Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra một trong các sự kiện bảo hiểm sau:

 Xảy ra thương tật thân thể, thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại công trình xây dựng phát sinh do nhầm lẫn, sơ suất, lỗi do sơ suất hoặc những hành động sơ suất bị buộc là phạm phải, hoặc (có thể) sơ phạm phải, trong thời hạn bảo hiểm.

 Thiệt hại phát sinh trong quá trình hoạt động chuyên môn của người được bảo hiểm với tư cách là kiến trúc sư, kỹ sư, nhà thiết kế, tư vấn kỹ thuật và/hoặc giám đốc giám sát thi công thực hiện công việc thuộc chức năng nghề nghiệp chuyên môn như đã ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Liên quan đến nhầm lẫn sơ suất, lỗi do sơ suất hoặc hành động sơ suất mà người được bảo hiểm bị cáo buộc là đã và đang phạm phải.

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba:

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm dân sự bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra cho người thứ ba, bao gồm:

 Thiệt hại do thương tật dù chêt hay không) gây ra cho người thứ ba tại công trình xây dựng trong thời hạn bảo hiểm.

 Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục công trình đã được bảo hiểm tại công trường hay khu vực phụ cận với công trường trong thời hạn bảo hiểm.

Ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí kiện tụng mà bên nguyên đơn đòi người được bảo hiểm phải thanh toán với điều kiện các chi ph này được thực hiện với sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm và không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong giấy chứng nhận hay hợp đồng bảo hiểm.

Thứ ba là trách nhiệm bảo hiểm đối với bảo hiểm con người (bảo hiểm tai nạn lao động trên công trường xây dựng).

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại đối với những tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm hay hợp đồng bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm tai nạn lao động trong hoạt động xây dựng thông thường là:

- Chết do tai nạn lao động trên công trường;

- Thương tật thân thể do tai nạn lao động trên công trường;

- Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của nhà nước, của nhân dân và tham gia chống lại các hành động phạm pháp trên công trường.

Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn chung về các trường hợp được phép loại tr trách nhiệm bảo hiểm. Hầu hết các đơn bảo hiểm trong hoạt động xây dựng, thậm chí ngay cả đối với đơn bảo hiểm "mọi rủi ro trong xây dựng", đều có phạm vi bảo hiểm khá hẹp dựa trên các rủi ro bảo hiểm đã được dự liệu t trước (theo thông lệ quốc tế) và được liệt kê cụ thể trong đơn. Điều này có nghĩa là: chỉ tr các rủi ro bảo hiểm nào đã được nêu rõ trong đơn bảo hiểm mới

Một phần của tài liệu Quy định pháp luật về bảo hiểm trong hoạt động xây dựng (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)