CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
1.2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành
1.2.4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 193 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì HĐXX sơ thẩm có quyền “kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước”.
114 Điều 597 Bộ Luật dân sự năm 2015.
115 Điều 598 Bộ Luật dân sự năm 2015.
Tuỳ theo tính chất và mức độ của từng vụ việc mà HĐXX có thể kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong trường hợp QĐHC, HVHC, QĐKLBTV, QĐGQKN về QĐXLVVCT, QĐGQKN trong HĐKTNN, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý do các chủ thể này ban hành hoặc thực hiện xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) chỉ cho phép HĐXX được quyền kiến nghị nhưng không trao quyền xem xét trách nhiệm đối với những đối tượng này, bởi lẽ đó là trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
Việc quy định như vậy, một mặt đã tạo ra cơ chế xử lý đối với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước khi họ sai phạm, buộc họ phải có trách nhiệm hơn khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình, từ đó giảm thiểu tình trạng tái diễn vi phạm.
Mặt khác, việc quy định phạm vi thẩm quyền của HĐXX như vậy thể hiện sự độc lập giữa hai nhánh quyền lực, tránh hiện tượng “chồng lấn” giữa chức năng xét xử của cơ quan tư pháp với chức năng quản lý của cơ quan hành pháp như tác giả Phạm Tiến Niệm đã khẳng định “Ngoài phạm vi thẩm quyền nêu trên, HĐXX không có quyền tuyên thêm một vấn đề nào khác thuộc thẩm quyền xử lý, giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước”116.
Ngoài ra, Điều 6 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) còn tăng cường thêm cho Toà án nói chung và HĐXX nói riêng quyền xem xét, xử lý VBQPPL, văn bản hành chính, HVHC có liên quan khi xét xử sơ thẩm VAHC. Cụ thể, “trong quá trình giải quyết VAHC, Tòa án có quyền xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, HVHC có liên quan đến QĐHC, HVHC bị kiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại văn bản hành chính, HVHC đó và trả lời kết quả cho Tòa án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tòa án có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ VBQPPL nếu phát hiện văn bản đó có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
116 Phạm Tiến Niệm (2013), “Về phạm vi thẩm quyền của HĐXX khi xét xử sơ thẩm VAHC”, Tạp chí Kiểm sát, số 16, tr.16-17.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý VBQPPL bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.”117
Không dừng lại ở đó, một điểm mới đáng ghi nhận trong việc hoàn thiện chế định thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm VAHC của Luật TTHC năm 2015 so với Luật TTHC năm 2010 đó là việc bổ sung quy định về vai trò của HĐXX tại khoản 3 và khoản 4 Điều 193 Luật TTHC 2015. Theo đó, “trong trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính liên quan đến QĐHC, HVHC bị khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì HĐXX báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trường hợp này, HĐXX có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì HĐXX có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp phát hiện VBQPPL có liên quan đến việc giải quyết VAHC mà có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên thì HĐXX tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại Điều 112 của Luật này.”118
Trong quá trình đánh giá tính hợp pháp của đối tượng bị khởi kiện, ngoài việc xem xét các khiếu kiện, thì HĐXX luôn dựa vào các văn bản hành chính của cơ quan nhà nước cấp trên và VBQPPL cơ quan nhà nước có liên quan đến vụ án. Trường hợp HĐXX phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật của văn bản đóng vai trò làm căn cứ để ban hành ra các QĐHC, thực hiện HVHC bị khiếu kiện thì HĐXX tiến hành báo cáo Chánh án Toà án đang giải quyết vụ án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Hay nói cách khác, đối với văn bản pháp luật làm căn cứ để ban hành ra các QĐHC, thực hiện HVHC bị khiếu kiện của cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn thì HĐXX không có quyền đưa ra phán quyết cũng như tiến hành yêu cầu sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ văn bản pháp luật đó. Điều này phù hợp với quan điểm:
“Toà án chỉ xử lý vấn đề đặt ra mà không tự mình sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra vấn đề
117 Điều 6 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
118 Khoản 3,4 Điều 193 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
mới phải quyết QĐHC”119. Tuy vậy, HĐXX sẽ kiến nghị cách khắc phục, cách thức xử lý QĐHC, giúp người bị kiện nhanh chóng khắc phục sai sót, tránh dư luận không tốt và thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước với nhau120. Sâu xa hơn, quy định này còn là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án, giúp Toà án phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc bảo vệ tính thống nhất và tính thứ bậc của hệ thống pháp luật121.