Kiến nghị về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử sơ thẩm vụ Án hành chính (Trang 90 - 99)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

2.2. Kiến nghị hoàn thiện về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

2.2.2. Kiến nghị về mặt thực tiễn

Song song với những giải pháp về mặt pháp lý nhằm hoàn thiện chế định thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm VAHC thì những giải pháp về mặt thực tiễn cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc nâng cao hiệu quả xét xử của HĐXX sơ thẩm. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, chuyên sâu, cũng như tổ chức tập huấn về thẩm quyền để rút kinh nghiệm những sai sót, đồng thời trao đổi kinh nghiệm trong việc áp dụng pháp luật cho đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Đặc thù của công tác giải quyết VAHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước giữa người dân và cơ quan công quyền. Toà án với chức năng xét xử của mình sẽ tiến hành công tác giải quyết trên thông qua HĐXX, mà cụ thể là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Đây là những người tiến hành tố tụng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xét xử sơ thẩm, là những người nắm giữ cán cân công lý bởi lẽ họ không những có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại phiên toà mà trọng tâm là việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện mà chính họ còn là người ban hành bản án, quyết định để giải quyết VAHC. Do đó, yêu cầu cần thiết đặt ra là phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xét xử hiện nay. Bên cạnh đó, đặc trưng của hoạt động TTHC so với hoạt động tố tụng hình sự và tố tụng dân sự là ngoài việc nắm vững kiến thức pháp luật về nghiệp vụ xét xử thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cần phải trang bị thêm kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước. Có như vậy thì việc xem xét, đánh

giá tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện sẽ khách quan và chuẩn xác hơn, từ đó tạo ra được bản án công minh, đúng pháp luật như tác giả Nguyễn Danh Tú đã khẳng định rằng:“người Thẩm phán xét xử VAHC vừa phải có trình độ như các Thẩm phán khác lại vừa phải có trình độ chuyên sâu trong công tác quản lý nhà nước”153.

Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, nhiều quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của Tòa án đã được sửa đổi, bổ sung và đi vào thực tiễn (đặc biệt là Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật TTHC, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự). Do vậy, TAND tối cao cần tăng cường công tác tập huấn trong ngành Tòa án nhằm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật TTHC nói chung và các quy định về thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm VAHC nói riêng. Điều đó có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các Hội nghị tập huấn chi tiết nội dung các Bộ luật, luật nêu trên, tập huấn về kỹ năng viết bản án cho các đối tượng là Thư ký, Thẩm tra viên, Thẩm phán TAND các cấp. Bên cạnh đó, TAND tối cao cũng cần thực hiện kịp thời việc tổng kết kinh nghiệm xét xử, giải đáp thắc mắc về nghiệp vụ xét xử hành chính cho Tòa án cấp dưới. TAND cấp sơ thẩm cần tăng cường phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp tổ chức “Phiên tòa rút kinh nghiệm”, “Án điểm” nhằm giúp các Thẩm phán, Hội Thẩm, Kiểm sát viên tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn, đảm bảo các phiên tòa đều được diễn ra khách quan và đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm VAHC.154

Thứ hai, đẩy mạnh mô hình Toà án điện tử góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử của Toà án nói chung, các chức danh tư pháp nói riêng, đáng chú ý là việc hỗ trợ HĐXX sơ thẩm ra phán quyết được chính xác

Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển nhanh chóng hiện nay cùng với việc đẩy mạnh công cuộc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xét xử là điều cần thiết thông qua việc tăng cường sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thủ tục xét xử và quản lý công tác xét xử của Toà án nói chung và Toà hành chính nói riêng. Trong đó, việc xây dựng mô hình Tòa án điện tử được xem là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, bởi lẽ hoạt động tố tụng sẽ được tự động hóa hoặc tiến hành trực tuyến (từ khâu thụ lý đơn khởi kiện,

153 Nguyễn Danh Tú (2012), “Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, tr.35.

154 Nguyễn Hiền Thục (2022), Thẩm quyền của HĐXX sơ thẩm trong TTHC, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.76-77.

tiếp nhận hồ sơ vụ án cho đến kết thúc vụ án) thông qua nền tảng số. Qua đó, không những làm tăng hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và các chức danh tư pháp nói riêng khi Thẩm phán, cán bộ, công chức có thể giải quyết các công việc của mình một cách nhanh chóng, công tác quản lý và lưu trữ dữ liệu về hồ sơ vụ án cũng dễ dàng hơn, tránh tình trạng thất lạc các giấy tờ, tài liệu quan trọng, từ đó tiết kiệm nhân lực và thời gian.

Bên cạnh đó, cần xây dựng Tòa án điện tử ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ Thẩm phán giải quyết vụ án chính xác và giảm bớt áp lực công việc. Xét cho cùng, chất lượng hoạt động của Tòa án do chính các Thẩm phán quyết định, nên việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thẩm phán là nhiệm vụ rất quan trọng. Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vào sử dụng “Trợ lý ảo” để cung cấp các dịch vụ thông minh hỗ trợ Thẩm phán. “Trợ lý ảo” đóng vai trò như một thư ký riêng, được lập trình am hiểu pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ của Tòa án, làm việc 24/7 và luôn bên cạnh Thẩm phán, giao tiếp với Thẩm phán bằng ngôn ngữ nói hoặc chữ viết thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân nên rất tiện ích, giúp Thẩm phán giải quyết công việc một cách nhanh chóng. “Trợ lý ảo” được kỳ vọng là điểm sáng của nền tư pháp trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và là công cụ giúp việc đắc lực cho Thẩm phán. “Trợ lý ảo” hỗ trợ Thẩm phán thông qua các tính năng: một là, giới thiệu hệ thống pháp luật có liên quan để giải quyết vụ án. Theo đó, nó có thể giới thiệu các luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư,… chính xác đến từng điều, khoản và thời điểm có hiệu lực của văn bản phù hợp với thời gian xảy ra vụ án; hai là, giới thiệu các tình huống pháp lý tương tự đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tổng kết qua thực tiễn xét xử và đưa ra câu trả lời; ba là, giới thiệu các án lệ có liên quan; bốn là, giới thiệu các bản án tương tự đã có hiệu lực pháp luật. Các bản án được giới thiệu để tham khảo theo thứ tự ưu tiên: án giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, án giám đốc thẩm của 03 Tòa án nhân dân cấp cao và các bản án khác;

năm là, hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết vụ án, tạo lập và quản lý hồ sơ vụ án điện tử, số hóa và sắp xếp hồ sơ theo từng loại tài liệu của vụ án để thuận tiện nghiên cứu; hỗ trợ quản lý công việc, đưa ra các cảnh báo, thông báo, nhắc việc; sáu là, tự động tạo các tài liệu pháp lý mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng (như giấy triệu tập, quyết định tạm giam, quyết định đưa vụ án ra xét xử,…); hỗ trợ viết một phần nội dung bản án. Qua đó, giúp giảm 30% khối lượng công việc so với các thao tác truyền thống; bảy là, hỗ trợ phân tích dữ liệu, xác minh thông tin và phát hiện các sai sót trong các bản án, quyết

định của Tòa án. Hệ thống này cho phép phân tích sâu thông tin vụ án, tham chiếu chéo và kiểm tra các thông tin vụ án, hỗ trợ kiểm tra chứng cứ; phát hiện các yêu cầu tố tụng bị bỏ sót; phát hiện các lỗi trích dẫn điều luật; phân tích bản án và sửa lỗi kỹ thuật; phát hiện các lỗi về mặt lô-gíc trong văn bản mà bằng trực quan khó phát hiện được; tám là, ở giai đoạn phát triển tiếp theo, nó có khả năng phân tích, suy luận và đưa ra các gợi ý đoán định pháp luật tương đối chính xác, hỗ trợ Thẩm phán ra quyết định nhanh chóng và thống nhất trên toàn quốc; chín là, mã hóa, đăng tải bản án, quyết định lên cổng thông tin điện tử của Tòa án, và nhiều tính năng khác.155

Thứ ba, phát triển án lệ hành chính nhằm đưa ra các phán quyết đối với vụ việc tương tự

Án lệ hành chính khi được HĐXX áp dụng trong thực tiễn không những nhằm mục đích giải quyết một vụ án cụ thể mà nó còn tạo ra một tiền lệ để giải quyết những vụ án có tính chất giống nhau sau này, qua đó tạo ra sự bình đẳng trong việc xét xử, giúp HĐXX có thể ước lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian công sức cho HĐXX. Bởi lẽ, án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng156.Tuy nhiên, trong thời gian qua số lượng án lệ được công bố chưa nhiều, đặc biệt là án lệ trong lĩnh vực hành chính thì lại càng ít, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử. Nguyên nhân của bất cập trên xuất phát từ việc mãi cho đến khi Luật Tổ chức TAND năm 2014 và Luật TTHC năm 2015 được ban hành thì công tác phát triển án lệ mới được xem là nhiệm vụ quan trọng của TAND tối cao.

Theo đó, do không nhằm mục đích để phát triển án lệ nên các bản án, quyết định của Toà án được ban hành trước đây chưa đi sâu phân tích, làm rõ những căn cứ pháp lý để Tòa án ra phán quyết cũng như còn thiếu sót nhiều những lập luận mang tính khái quát có giá trị áp dụng để giải quyết các vụ việc tương tự, cộng với những hạn chế trong kỹ

155 “Xây dựng Tòa án điện tử - một nhiệm vụ quan trọng của chiến lược cải cách tư pháp”,

https://tapchitoaan.vn/xay-dung-toa-an-dien-tu-mot-nhiem-vu-quan-trong-cua-chien-luoc-cai-cach-tu- phap5767.html, truy cập ngày 20/04/2023.

156 Lê Văn Sua, “Án lệ và vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án”, https://thuvienphapluat.vn/chinh- sach-phap-luat-moi/vn/an-le/13205/an-le-va-vai-tro-cua-an-le-trong-hoat-dong-xet-xu-cua-toa-an, truy cập ngày 28/04/2023.

năng, cách thức viết các bản án, quyết định trên dẫn đến những khó khăn trong đề xuất, lựa chọn bản án, quyết định để phát triển thành án lệ.

Để khắc phục tình trạng này, TAND tối cao đã ban hành Công văn 217/TANDTC-GĐKTIII về nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các VAHC, theo đó, về bảo đảm tiến độ và chất lượng giải quyết, xét xử các VAHC, Chánh án TAND tối cao yêu cầu Chánh án TAND cấp cao, Chánh án TAND các tỉnh tổ chức nghiên cứu các án lệ về hành chính đã công bố; nghiên cứu các bản án đã có hiệu lực pháp luật, lựa chọn, đề xuất phát triển án lệ; tiến hành rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong giải quyết các vụ án hành chính, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, giải đáp157. Trong thời gian tới đây, TAND tối cao cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp sau158:

Thứ nhất, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kỹ năng viết bản án, trong đó sẽ lồng ghép nội dung hướng dẫn về cách viết bản án, quyết định có chứa đựng lập luận, phán quyết đáp ứng được tiêu chí lựa chọn án lệ, nhằm nâng cao chất lượng các án lệ được lựa chọn; hướng dẫn cách viện dẫn án lệ.

Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác đề xuất, lựa chọn và công bố án lệ để nâng cao số lượng và chất lượng các án lệ được ban hành; gắn việc lựa chọn và công bố án lệ với công tác tổng kết thực tiễn xét xử để từng bước hình thành hệ thống án lệ theo sát nhu cầu của đời sống xã hội, đời sống xây dựng pháp luật;

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, xây dựng các bình luận án lệ;

khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Tòa án tham gia bình luận các án lệ đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố;

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về án lệ trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như phát huy hiệu quả của Trang tin điện tử về án lệ;

xây dựng Trang tin trở thành kênh thông tin quan trọng giới thiệu về án lệ Việt Nam, là diễn đàn trao đổi các kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu về án lệ thu hút các chủ thể trong và ngoài hệ thống Tòa án cùng tham gia;

Thứ năm, đưa nội dung về đề xuất phát triển án lệ thành một nội dung thi đua trong toàn hệ thống Tòa án; kịp thời khen thưởng các Thẩm phán có bản án, quyết định

157 TANDTC (2022), Công văn số 217/TANDTC-GĐKTIII ngày 21/12/2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các VAHC, tr.3.

158 Nguyễn Viết Giang, “Phát triển án lệ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay”,

https://www.toaan.gov.vn/webcenter/ShowProperty?nodeId=/UCMServer/TAND199101, truy cập ngày 26/04/2023.

được lựa chọn phát triển thành án lệ; khen thưởng xứng đáng đối với các tập thể, cá nhân trong và ngoài hệ thống Tòa án có nhiều đề xuất bản án, quyết định được lựa chọn phát triển thành án lệ.

Thứ sáu, tiếp tục nghiên cứu, tham khảo, học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để từng bước hoàn thiện chế định án lệ. Việc thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ thúc đẩy công tác phát triển án lệ, phát huy hiệu quả của án lệ; góp phần quạn trọng trong trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện vai trò bảo vệ công lý, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân và đáp ứng tốt yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay.

Thứ tư, tăng cường vai trò của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết án hành chính

Trong tiến trình giải quyết các VAHC, Viện kiểm sát đóng vai trò là cơ quan kiểm sát hoạt động tư pháp. Hay nói cách khác, chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành hành chính nhằm bảo đảm tính kịp thời và đúng pháp luật trong hoạt động giải quyết vụ án. Theo đó, Viện kiểm sát tham gia vào các phiên tòa, phiên họp của Tòa án, cũng như thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Cũng nhờ vào việc thực hiện chức năng này mà Viện kiểm sát có thể giúp Tòa án, mà cụ thể là HĐXX khắc phục kịp thời những sai sót trong hoạt động xét xử, tránh oan sai cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đặc biệt, trong giai đoạn xét xử, với tư cách là người tiến hành tố tụng độc lập trong quá trình giải quyết VAHC, Viện kiểm sát trực tiếp tham gia tranh luận thông qua hoạt động phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng159. Bên cạnh đó, Kiểm sát viên còn được phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án160. Đây được xem là kênh quan trọng để HĐXX tham khảo đánh giá về tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện trước khi đưa ra bản án có căn cứ và đúng pháp luật. Ngoài ra, khi kết thúc phiên xét xử, Kiểm sát viên còn được quyền xem lại biên bản phiên tòa161 để xác nhận những nội dung được ghi chép trong biên bản là đúng với diễn biến của phiên tòa hay không, xác nhận bản án hoặc quyết định do HĐXX ban hành có phù hợp với kết quả tranh tụng, với các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa

159 Điều 190 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

160 Điều 190 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

161 Khoản 4 Điều 166 Luật TTHC năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Một phần của tài liệu Thẩm quyền của hội Đồng xét xử sơ thẩm vụ Án hành chính (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)