CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.4. Một số biện pháp sư phạm trong dạy học môn Toán ở trường trung học
3.4.3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp trong các hoạt động
ngoại khóa
Một trong những đặc điểm của nổi bật của hoạt động ngoại khóa dễ tạo hứng thú cho học sinh là khơng q gị bó về thời gian, cũng như chuẩn nội dung, kiến thức nên ta có thể đưa vào các câu hỏi với hình thức đa dạng (câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi mở ...) giúp tạo hứng thú, phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Qua các buổi ngoại khóa, học sinh thấy mơn Tốn thú vị hơn, gần gũi hơn và tốn học ln gắn liền với cuộc sống hằng ngày.
c) Ví dụ minh họa (hoạt động ngoại khóa)
Bước 1: Xây dựng kế hoạch cho ngoại khóa
Mục đích: Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh; gắn kết toán học với các môn học khác và với thực tiễn trong cuộc sống mà học sinh thường gặp; rèn kỹ năng giao tiếp; phát triển một số năng lực cần thiết cho học sinh.
Hình thức tổ chức: Tổ chức chơi như chương trình “Rung chng vàng”; tổ chức cho học sinh lớp 12; mỗi lớp chọn ra 9 học sinh, tổng số học sinh tham
gia là 108, còn lại là cổ động viên (giáo viên dạy tốn các lớp có trách nhiệm chọn học sinh và thơng báo thời gian, địa điểm và những dụng cụ cần thiết khi tham gia ngoại khóa).
Nội dung: gồm 4 phần
Phần 1 phần khởi động: gồm có 10 câu hỏi thực tiễn, gần gũi với học sinh. Ví dụ như: Hà đốt 6 ngọn nến trong phịng, một cơn gió thổi qua làm tắt 2 ngọn nến. Hỏi cuối cùng trong phòng còn bao nhiêu ngọn nến?
Phần 2 phần dành cho khán giả: phần này gồm 3 câu hỏi liên quan đến các sự kiện tốn học. Ví dụ như: Ai là người Việt Nam được Đại hội toán học thế giới ICM2010 trao giải Field tại Ấn Độ?
Phần 3 phần cứu trợ, phần này học sinh các lớp có học sinh bị loại tham gia vào một trị chơi.
Phần 4 Phần về đích: gồm 10 câu hỏi có tri thức của một số mơn học gắn với thực tiễn, giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. Ví dụ như: Có 8 đồng xu bề ngồi giống nhau, trong đó có 7 đồng xu trọng lượng bằng nhau và một đồng xu nặng hơn. Hỏi phải dùng cân hai đĩa ít nhất mấy lần để lấy ra đồng xu nặng hơn đó? Hoặc là bài tốn “Một nam học sinh muốn làm quen với một bạn nữ (khác lớp, rất xinh) và nhận được một bài tốn từ bạn đó như sau: Có 4 hộp kẹo giống nhau. Tổng số kẹo trong 4 hộp kẹo bằng tuổi của cô gái. Hộp kẹo sau hơn hộp kẹo trước 1 cái, hộp kẹo cuối gấp đôi hộp kẹo đầu. Hỏi tuổi của bạn nữ là bao nhiêu”
Thời gian, địa điểm: Thời gian 14h30 ngày thứ 5; địa điểm nhà đa năng. Người thực hiện: một thầy giáo và một cô giáo biên tập nội dung và dẫn chương trình; tồn bộ giáo viên trong tổ Tốn - Tin tham gia chuẩn bị và phụ trách các nhiệm vụ cho buổi ngoại khóa.
Kinh phí tổ chức, giải thưởng: kinh phí do trường hỗ trợ; giải thưởng có 3 giải là nhất, nhì, ba (chuẩn bị những phần quà cho khán giả và có thể phát sinh).
Bước 2: Thông qua kế hoạch và triển khai nội dung ngoại khóa: thầy cơ giáo được giao nhiệm vụ biên tập nội dung và dẫn chương trình sẽ thơng qua tồn bộ hoạt động và nội dung của ngoại khóa trước tổ Tốn – Tin; những khó khăn cần sự hỗ trợ từ thành viên khác; đề xuất những phương án tổ chức; đồng thời đưa ra phương án phân công nhiệm vụ cho các thầy cô giáo.
Bước 3: Tổ chức buổi ngoại khóa theo kế hoạch đã xây dựng.
Bước 4: Rút kinh nghiệm: sau khi tổ chức xong buổi ngoại khóa, tồn bộ các thầy cơ giáo trong tổ Tốn – Tin trao đổi và rút kinh nghiệm; đánh giá những mặt ưu điểm nên phát huy, những mặt nhược điểm cần khắc phục cho những buổi ngoại khóa tiếp theo..
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tôi đã làm rõ định hướng thiết kế một số chủ đề tích hợp, quy trình thiết kế chủ đề tích hợp. Đồng thời tơi cũng đã thiết kế một số chủ đề tích hợp tri thức tốn học với sinh học trong DH mơn Tốn và đã đưa ra một số biện pháp sư phạm trong DH mơn Tốn ở trường THPT theo hướng tích hợp tri thức tốn học với sinh học. Nội dung chương này được thiết kế nhằm định hướng cho quá trình thực nghiệm sư phạm ở chương 4.