II. THAM GIA TỐ TỤNG
3. Điều 75, Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Điều 61 Luật tố tụng hành chính năm 2015, khoản 2 Điều 27 Luật luật sư.
tố tụng phát sinh trong hoạt động tố tụng. Từ đó, kiểm tra, đánh giá xem các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các hoạt động, giai đoạn tố tụng đã thực hiện đúng, đầy đủ, hợp pháp theo quy định của pháp luật hay chưa, có bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, thân chủ mà Luật sư nhận bào chữa hay khơng, có xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng hay khơng. Trên cơ sở đó, Luật sư cần trao đổi và đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ kịp thời các hành vi, quyết định tố tụng bất lợi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Đặc biệt, trong quá trình tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, Luật sư cần lưu ý một số kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng lấy lời khai của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; - Kỹ năng lấy lời khai của người bị buộc tội và các hoạt động điều tra khác;
- Kỹ năng gặp và trao đổi với bị can;
- Kỹ năng thu thập các đồ vật, tài liệu, chứng cứ, các tình tiết liên quan đến việc bào chữa;
- Kỹ năng phát hiện các sai phạm của điều tra viên và đề ra yêu cầu; - Kỹ năng tiến hành trao đổi, đề xuất với Viện kiểm sát về tố tụng, về chứng cứ và các vấn đề có liên quan đến khách hàng của Luật sư;
- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự;
- Kỹ năng gặp bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; - Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Tòa án;
- Kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa; - Kỹ năng tranh luận tại phiên tòa;
- Kỹ năng trong giai đoạn thi hành án hình sự.
Ngồi ra, Luật sư cịn cần chú ý một số kỹ năng cơ bản khi tham gia tố tụng trong vụ án phi hình sự, cụ thể:
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 91
- Kỹ năng trong việc thu thập tài liệu chứng cứ và các tình tiết có liên quan đến việc đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp;
- Kỹ năng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự, hành chính; - Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án;
- Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Thẩm phán, Tòa án; - Kỹ năng xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
- Kỹ năng trong giai đoạn thi hành án đối với quyết định, bản án dân sự, hành chính.
- Tuân thủ đầy đủ các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động tranh tụng1;
Khi tham gia tố tụng, ngoài tuân theo đúng các quy định của Luật luật sư, các luật, bộ luật tố tụng có liên quan, Luật sư phải tuân thủ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư. Hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư là một trong những hoạt động quan trọng góp phần bảo vệ cơng lý và Nhà nước pháp quyền, do đó, Luật sư phải độc lập, trung thực, tơn trọng sự thật khách quan, bảo đảm chất lượng tranh tụng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng tranh tụng cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng. Ngồi ra, Luật sư cịn có thể thực hiện các trợ giúp pháp lý khác trong quá trình tham gia tranh tụng để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp. Nhìn chung, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp khi tranh tụng địi hỏi Luật sư có thái độ ứng xử đúng mực với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảo đảm văn hóa trong tranh tụng.