II. KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ Hoạt động tư vấn pháp luật và hoạt động tranh tụng là hai hoạt
1. Quy định pháp luật, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật
liên quan đến hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư phải phù hợp với quy định tại Điều 28 Luật luật sư, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, gồm quy tắc số 2, số 3, số 6, số 7, số 8, số 9, số 11, số 12 và số 14.
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 115 2. Quy trình tư vấn
Hoạt động tư vấn pháp luật bao gồm các hoạt động tìm hiểu vấn đề pháp lý, nghiên cứu quy phạm pháp luật áp dụng, tìm giải pháp pháp lý phù hợp và trình bày giải pháp để khách hàng áp dụng. Mỗi Luật sư thường có phương pháp, quy trình tư vấn pháp luật riêng. Dưới đây là một quy trình tư vấn pháp luật để Luật sư có thể tham khảo nhằm xây dựng được quy trình riêng phù hợp với lĩnh vực hành nghề của mình:
Sơ đồ quy trình tư vấn pháp luật
Bước 1: Xác định vấn đề (bao gồm xác định phạm vi yêu cầu tư vấn và nội dung pháp lý của yêu cầu):
Nhiều khách hàng khi tìm tới Luật sư là mong muốn có ngay các giải pháp pháp lý để giải quyết vấn đề nên ngay từ đầu thường trình bày yêu cầu trong khi Luật sư lại chưa hiểu hết các nội dung, bối cảnh của sự việc. Đối với trường hợp khách hàng đã có kinh nghiệm làm việc với người tư vấn và Luật sư thì có thể có những cách trình bày để Luật sư nắm được nội dung và u cầu của mình. Nhưng cũng có những khách hàng nhầm lẫn giữa dịch vụ tư vấn pháp luật với các dịch vụ khác mà Luật sư khơng cung cấp. Ví dụ như, cơng chứng hợp đồng mua bán nhà
và chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải do dịch vụ cơng chứng thực hiện; hoặc kiểm toán lại tồn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp thì phải do dịch vụ kiểm toán thực hiện; hoặc khách hàng đề nghị Luật sư giúp cho việc chuyển tiền hối lộ để có được giấy phép hay có được quyết định của tịa án thì đó là hành vi trái pháp luật. Do đó, xác định vấn đề là bước rất quan trọng để Luật sư có thể hiểu được nội dung vấn đề, mục tiêu và phạm vi mà khách hàng yêu cầu tư vấn, giải quyết. Luật sư cần sử dụng các phương thức và kỹ năng khi tiếp xúc khách hàng như đã phân tích ở trên.
Luật sư cần đặt các câu hỏi để hướng khách hàng tới việc trình bày vấn đề một cách rõ ràng nhằm xác định được Luật sư có thể đáp ứng được mục đích của khách hàng hay khơng. Các thông tin cần được cung cấp bao gồm: Nguyên nhân, hoàn cảnh, hành vi và các yếu tố khác tạo ra vấn đề, sự kiện pháp lý mà khách hàng cần giải quyết. Sau đây là sơ đồ về phân tích vấn đề pháp lý:
Sơ đồ xương cá về phân tích vấn đề pháp lý
Sau khi đã nắm được sơ lược vấn đề khách hàng cần giải quyết, Luật sư có thể đề nghị khách hàng cung cấp thơng tin từ hai hay nhiều phía (khách hàng, đối tác hoặc bên có lợi ích đối nghịch, v.v.) để có thể hiểu vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo hơn. Luật sư cần tìm thêm những chi tiết cịn thiếu trong chuỗi lơgic phát triển vấn đề của khách hàng.
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 117
Ở giai đoạn này, Luật sư nên hướng khách hàng tập trung vào trình bày rõ vấn đề mà khách hàng cần giải quyết. Lưu ý, trước khi đề nghị khách hàng trình bày, Luật sư cần nắm vững Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Bước 2: Thu thập thơng tin có liên quan:
Để hiểu thấu đáo hơn hồn cảnh và những khía cạnh khác của vấn đề, Luật sư có thể thu thập thêm thơng tin từ các nguồn khác, như người thân, đối tác, nhân viên, sổ sách, tài liệu, chuyên gia hoặc Luật sư trước của khách hàng. Đặc biệt, nguồn thông tin trực tuyến (trên internet) hiện nay khá phong phú và cập nhật thường xuyên đối với những vấn đề về kinh tế hoặc hình sự, Luật sư có thể tìm hiểu thêm hồn cảnh của vấn đề thông qua kênh này.
Bước 3: Xác định các quy định pháp luật có liên quan:
Ở bước này, Luật sư cần xác định vấn đề của khách hàng là vấn đề cần phải giải quyết bằng các quy định của khung pháp lý, các quy định pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ hay chỉ là việc thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng để xác định nhóm văn bản pháp luật, nguồn tài liệu để tìm hiểu.
Với những Luật sư có kinh nghiệm hoặc có kiến thức về vấn đề mà khách hàng trình bày, thì có thể ngay lập tức nhận ra vấn đề đó thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định pháp luật nào và giải pháp pháp lý nào là thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh các quy định pháp luật của
Việc sử dụng sơ đồ xương cá trong phân tích vấn đề pháp lý sẽ giúp Luật sư tìm được tính lơgic của vấn đề cần giải quyết. Các yếu tố tạo nên vấn đề như nguyên nhân, hoàn cảnh, hành vi (xương sườn) bám sát theo vấn đề (xương sống). Để sử dụng phương pháp này một cách hữu hiệu, Luật sư nên vẽ và viết ra giấy sơ đồ hình xương cá cho mỗi vấn đề để giúp khái quát vấn đề tổng thể hơn và nhìn ra được những khoảng trống, điểm cịn thiếu trong thơng tin về vấn đề được cung cấp.
Việt Nam thường xuyên thay đổi, thì Luật sư vẫn cần thiết rà sốt lại các quy định pháp luật có liên quan để bảo đảm tính phù hợp pháp luật và có thể đem lại thêm giải pháp khác.
Sự phát triển của internet cho phép việc tìm kiếm các quy định pháp luật trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Luật sư có thể tìm kiếm các quy phạm pháp luật trên mạng internet thông qua các cơng cụ tìm kiếm như google, yahoo, fi refox, bing hoặc qua các cổng thông tin điện tử (website) của các cơ quan nhà nước (như website của Chính phủ: www.chinhphu.vn; website của Quốc hội: www.quochoi.vn, v.v.) hoặc qua các cơ sở dữ liệu khơng thu phí hoặc có thu phí (như Cơng báo: http://congbao.chinhphu.vn/; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật: http://vbpl.vn/pages/portal.aspx; Luật Việt Nam: www.luatvietnam.vn; Thư viện pháp luật: www.thuvienphapluat.vn). Đối với các văn bản ở địa phương, Luật sư có thể vào website của ủy ban nhân dân cấp tỉnh của các địa phương để tìm kiếm.
Đối với các thủ tục hành chính ở cấp Trung ương và cấp địa phương, Luật sư có thể tham khảo tại website của cơ quan hành chính nhà nước hoặc tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/Pages/trang-chu.aspx
Trong quá tìm kiếm các quy định pháp luật, Luật sư cũng có thể hỏi thêm khách hàng những thơng tin bổ sung để củng cố cho các giả thuyết, lập luận pháp lý của mình.
Bước 4: Xác định giải pháp pháp lý:
Sau khi đã có đầy đủ thơng tin về vấn đề và xác định được quy phạm áp dụng, Luật sư cần đề xuất một hoặc một số giải pháp pháp lý cho khách hàng để giải quyết vấn đề.
Đối với những vấn đề đơn giản mà Luật sư đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết, Luật sư có thể đưa ra ngay một giải pháp pháp lý phù hợp cho khách hàng. Nhưng đối với những vấn đề phức tạp, thì Luật sư nên đề ra một số giải pháp pháp lý để khách hàng cân nhắc lựa chọn và/hoặc trao đổi thêm với các đồng nghiệp để tìm ra những
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 119
phương án phù hợp nhất cho khách hàng. Phương thức làm việc nhóm rất phù hợp với các Luật sư trẻ cịn chưa có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết các vấn đề. Ngồi ra, Luật sư cũng có thể tham khảo thêm tiền lệ của các vụ việc trước đó được xử lý tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc tại tòa án để hiểu rõ hơn phương án giải quyết vấn đề từ góc độ cơ quan nhà nước.
Bước 5: Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của giải pháp và xác định giải pháp phù hợp:
Luật sư nên có đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp để khách hàng lựa chọn giải pháp tối ưu hoặc phòng ngừa được các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giải pháp được lựa chọn.
Việc đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các giải pháp sẽ giúp Luật sư xác định tính phù hợp của giải pháp. Tính phù hợp được cân nhắc dựa trên mức độ thuận tiện hoặc chi phí, thời gian, mối quan hệ xung quanh khách hàng. Trường hợp khác, thì tính phù hợp sẽ là mức độ an tồn hoặc rủi ro ít nhất hoặc lợi ích cao nhất, bảo đảm được các quyền cơ bản theo Hiến pháp cho khách hàng, v.v..
Sử dụng mơ hình xương cá về phân tích ưu điểm và nhược điểm cũng giúp cho Luật sư xác định nhanh tính phù hợp của giải pháp pháp lý khi giải quyết vấn đề (xem hình dưới đây).
- Hiện nay, nhiều cơ quan nhà nước đăng tải công khai các công văn xử lý công việc trên cổng thông tin điện tử, Luật sư có thể tìm được những vấn đề tương tự được xử lý trong thực tế.
- Ngày 28-10-2015, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, cơng bố và áp dụng án lệ. Cho đến tháng 2-2017, Tịa án nhân dân tối cao đã cơng bố được 10 án lệ trong các lĩnh vực. Những án lệ này được coi là nguồn luật và được áp dụng trong xét xử. Việc nghiên cứu án lệ sẽ giúp cho Luật sư hiểu rõ hơn cách thức áp dụng pháp luật từ toà án. Chi tiết các án lệ được đăng tải trên http://anle.toaan.gov.vn/
Sơ đồ xương cá về giải quyết vấn đề pháp lý
Bước 6: Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất:
Sau khi đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp, Luật sư sẽ tư vấn cho khách hàng giải pháp pháp lý phù hợp nhất theo quan điểm của Luật sư. Khách hàng cũng có thể lựa chọn giải pháp khác trong số những giải pháp mà Luật sư đưa ra hoặc đưa ra giải pháp riêng của mình.
Khi lựa chọn giải pháp, Luật sư cũng cần phân tích cho khách hàng về thực trạng pháp lý của vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, vị trí của khách hàng trong mối quan hệ pháp lý đó, thủ tục hành chính, quy trình thực hiện đối với vấn đề cần giải quyết và chi phí thực thi (nếu có), bao gồm phí luật sư, lệ phí nhà nước hoặc thơng báo về các chi phí tiềm năng khác như phí giám định, phí cơng chứng hay chứng thực, phí đấu giá, phí kiểm tốn, v.v.. Những nội dung này sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về giải pháp pháp lý được lựa chọn.
Bước 7: Lựa chọn phương pháp và cách thức tư vấn:
Việc trình bày ý kiến tư vấn pháp lý khá quan trọng vì cần phải có ngơn ngữ, phương thức trình bày phù hợp với từng đối tượng khách hàng để khách hàng có thể hiểu và thực hiện theo giải pháp pháp lý đã được Luật sư đưa ra.
Đối với việc tư vấn thông qua cuộc gặp mặt hay điện thoại, Luật sư trình bày giải pháp pháp lý cùng với tóm tắt về các quy định pháp luật
Phần 2: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ ... ♦ 121
đã nghiên cứu, các nhận định pháp lý đối với vấn đề và các đề xuất giải pháp để khách hàng hiểu được lý do, nguyên nhân, phương pháp xây dựng giải pháp pháp lý.
Luật sư có thể đề xuất khách hàng là cá nhân về việc cung cấp ý kiến tư vấn bằng văn bản để khẳng định hoặc kiểm tra lại những ý kiến mà Luật sư đã đưa ra tại cuộc tiếp xúc. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, Luật sư nên có một thư tư vấn gửi cho khách hàng để chắc chắn những ý kiến của Luật sư được gửi tới những người có thẩm quyền của doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro trong việc tiếp thu và thực hành sai của nhân viên cấp dưới, đồng thời, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và Luật sư.