8. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Đặc điểm thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
a. Đặc điểm thị trường tài chính Việt Nam.
Khả năng sinh lời được tính toán thông qua các chỉ tiêu ROE, ROA. Đây là chỉ số đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường khi tham gia đầu tư, thống kê cho thấy , các hệ số này của NHTM trong khu vực là tương đối cao. ROA của nhóm NH khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là 0.94. Các NH thuộc các nước mới nổi là 0.77. Tại Việt Nam, hệ số ROA của nhóm NHTM NN duy trì ở mức trên 1. Còn tại NHTMCP hệ số này có chiều hướng đi xuống thậm chí đạt 0.35 trong năm 2011, chứng tỏ sự kém hấp dẫn của thị trường tài chính.
Tuy nhiên trong những năm gần đây Việt Nam được xem là một nước có tốc độ phát triển kinh tế cao và tương đối ổn định. Sự phát triển này đã tạo ra nhiều chuyển biến về chất lượng tiêu dùng và và khả năng tích luỹ dân chúng rất thuận lợi cho sự phát triển của thị trường tiền tệ, trong đó không thể không kể đến ngành ngân hàng. Ngành tài chính ngân hàng chứa nhiều rủi ro. Một biến động bất lợi của môi trường kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng. Và khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao tạo ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh cơ hội, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn về cạnh tranh với những Ngân hàng khác cũng như với các ngân hàng nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.
Ngân hàng kinh doanh trên lòng tin của khách hàng, là người giữ túi tiền
của người dân vì vậy để có được một thị trường khách hàng trung thành,bền vững thì lòng tin và sự hài lòng là điều cần thiết. Thị trường mục tiêu chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cư dân tại đô thị có thu nhập ổn định, các hộ kinh doanh nhỏ và các nông dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá nông sản, Doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, Công ty TNHH.. nhờ xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà ngân hàng có thể tăng quy mô tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng tín dụng. Tuy nhiên thị trường kinh doanh hiện nay đang bị bó hẹp, sự thâu tóm các nhóm lợi ích kinh tế tạo sự mất cân bằng trên thị trường, hình thức đầu tư chéo , Ngân hàng này có cổ phần ở ngân hàng khác hoặc các tổ chức khác đã mang tới những rủi ro, bất ổn mang tính chất Domino, chỉ vài tháng cuối 2011 và đầu năm 2012, hàng nghìn Doanh nghiệp phá sản, các tập đoàn kinh tế làm ăn thua lỗ, mắc nợ hàng nghìn tỷ đồng, bất động sản thì bất động, chỉ số lạm phát thì nhảy múa…tất cả đã khiến thị trường tài chính hiện lên một bức tranh ảm đạm toàn cảnh.
b. Đặc điểm khách hàng.
Khách hàng cá nhân: Đó là các cá nhân tham gia sử dụng chủ yếu là dịch vụ tiết kiệm, vay cá nhân ( tiêu dùng, du học, mua nhà, mua ô tô…) các cá nhân thường là phải có một năng lực tài chính nhất định, năng lực này thể hiện ở tài sản có thể đảm bảo để thế chấp ngân hàng, và khả năng chi trả gốc lãi hàng tháng của khoản vay tín dụng. Như vậy có thể thấy rằng đối tượng khách hàng cá nhân là những người có thu nhập tốt và có khả năng tài chính tốt.
Các nhóm các đối tượng nằm trong danh mục được vay theo đề án hay sản phẩm ưu tiên mà chính phủ hay ngân hàng nhà nước yêu cầu nhằm gia tăng sự phát triển kinh tế hoặc góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, như các đối tượng tham gia khu vực sản xuất nông nghiệp nông thôn, hoặc các đối tượng chính sách xã hội, các cá nhân này thường đã có sự bảo trợ của chính phủ, và điều kiện vay của họ cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Khách hàng Doanh nghiệp: Đó là các Doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư, xây dựng, trong đó bao gồm cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước….tất cả các tổ chức này đều phải thành lập hợp pháp trên phương diện pháp luật, được thẩm định về năng lực tài chính và khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của mình. Các Doanh nghiệp, tổ chức mới là nhân tố chủ lực sử dụng sản phẩm Ngân hàng.
c. Đặc điểm đối thủ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.
Phát triển nóng sẽ dẫn tới những vấn đề khó khăn, nếu 2008,2009,2010 là sự thăng hoa trong lĩnh vực ngân hàng thì cuối 2011, đầu 2012 người ta lại thấy sự đi xuống nhanh chóng, với rất nhiều biến động đặc biệt là biến động về chính sách cơ chế pháp luật của nhà nước, biến động của nền kinh tế trong khu vực đã ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngân hàng, bằng chứng là những vụ sát nhập gần đây nhất là SHB và HabuBank, trước đó là SCB,TinNghiaBank, FiComBank đã cho thấy một thị trường nhiều bất ổn, sự gia tăng của nợ xấu, việc thắt chặt chính sách tiền tệ đã mang lại khó khăn cho ngân hàng và Doanh nghiệp. Nhưng chính điều này đã tạo ra một sự thanh lọc lớn , và thị trưởng co lại với ít đối thủ cạnh tranh nhưng sức cạnh tranh lại tăng lên đáng kể. Hàng loạt ngân hàng như VietComBank, VietinBank, BIDV, SHBC, NH NN và PT NT, MB...đều là ngân hàng mạnh, có sức cạnh tranh lớn về mọi mặt. Như vậy mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng là không cao, vậy điều gì tạo nên sự khác biệt và giúp các ngân hàng ổn định và phát triển?