Các tình tiết định khung

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 25 - 26)

Tình tiết định khung của tội trộm cắp tài sản giống các tình tiết định khung của tội cướp tài sản và có thêm tình tiết hành hung để tẩu thoát.

Về tình tiết định khung tăng nặng - Hành hung để tẩu thoát là tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, và tội trộm cắp tài sản. Tình tiết này phải thoả mãn các điều kiện:

Về nội dung của tình tiết hành hung để tẩu thoát: Can phạm thực hiện một trong ba hành vi trên nhưng trong quá trình thực hiện bị phát hiện can phạm đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực nhằm tẩu thoát về người hoặc tài sản.

Về thời điểm hành hung: Nếu can phạm đã lấy được tài sản bị người khác phát hiện mà tài sản đang nằm trong tay người phạm tội, người phạm tội có hành vi hành hung để giữ bằng được tài sản đã lấy.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 1 trong 3 loại tội này mà can phạm có hành vi hành hung sẽ chuyển hoá thành tội cướp tài sản nếu thuộc hai trường hợp sau:

@ Nếu can phạm thực hiện hành vi trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản chưa lấy được tài sản, bị phát hiện mà có hành vi hành hung để lấy tài sản.

@ Đã lấy tài sản nhưng đã bị người khác lấy lại hoặc tài sản đang giành giật trên tay người phạm tội mà can phạm có hành vi hành hung để lấy tài sản chỉ xử lý về Tội cướp tài sản.

3.2.7. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139)

Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm, giá trị tài sản chiếm đoạt: giống tội trộm cắp tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

+ Hành vi khách quan thể hiện ở 2 hành vi:

 Hành vi gian dối. Là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật. Ví dụ A nói với bố mẹ B là B bị tai nạn đang cấp cứu ở bệnh viện, yêu cầu bố mẹ B đưa cho A 5.000 000 đồng để chi phí chi việc điều trị cho B sau đó đã chiếm đoạt số tiền này.

 Hành vi chiếm đoạt tài sản. Hình thức chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở hai dạng: + Giao nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người quản lý tài sản.

+ Nhận nhầm: Nếu tài sản chiếm đoạt nằm trong tay người phạm tội.

Đặc điểm việc chuyển giao tài sản: Người quản lý tài sản do bị lừa dối nên đã tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

+ Hậu quảcủa tội phạm là dấu hiệu được phản ánh trong CTTP. Tội phạm hoàn thành khi can phạm chiếm đoạt được tài sản.

3.2.8. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140)

Khách thể, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm giống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bởi các dấu hiệu sau:

 Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Ví dụ: A vận chuyển cho B một lô hàng điện tử, A tạo hiện trường giả tàu bị đắm để lấy lô hàng.

 Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở của hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó. Ví dụ: A tham gia dây hụi sau khi bốc hụi xong bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các con hụi khác.

 Sau khi nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Ví dụ: A mượn tiền của B đánh bạc, mua bán ma tuý bị bắt và tịch thu tài sản, tang vật.

+ Đối tượng tác động của tội phạm: Về giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ 1 triệu đồng trở lên, nếu dưới 1 triệu đồng phải thoả mãn một trong ba điều kiện.

1. Gây hậu quả nghiêm trọng.

2. Đã bị xử lý hành chính về một trong những hành vi chiếm đoạt.

3. Đã bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt nhưng chưa được xoá án tích. (Các điều kiện này đã được giải thích trong Tội trộm cắp tài sản)

* S khác nhau gi a t i l a ự ữ ộ ừ đảo v i t i l m d ng tín nhi m chi mớ ộ ạ ụ ệ ếo t tài s n. th hi n các tiêu chí sau:

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w