a. Dấu hiệu pháp lý
8.3. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 1 Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257)
8.3.1. Tội chống người thi hành công vụ (Điều 257)
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm trật tự quản lý hành chính- xâm phạm sự hoạt động đúng đắn và bình thường của cơ quan Nhà nước làm giảm hiệu lực quản lý Nhà nước.
Mặt khách quan của tội phạm đặc trưng bởi dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội phạm này được thực hiện bởi 1 trong 3 loại hành vi sau:
@. Hành vi dùng vũ lực: Được hiểu là hành vi tác động bằng sức mạnh vật chất lên thân thể người thi hành công vụ như: trói, đấm đá, nhốt người thi hành công vụ.
Nếu hành vi dùng vũ lực gây thương tích hoặc gây chết người cho người thi hành công vụ thì tuỳ theo hậu quả xảy ra trên thực tế chỉ xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng của các tội này là nạn nhân là người đang thi hành công vụ. Hay nói cách khác, hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ khi không có thương tích thì mới xử lý theo Điều 257.
@. Đe doạ dùng vũ lực: Là hành vi khống chế, đe doạ bằng lời nói, cử chỉ là sẽ dùng vũ lực ngay nếu người thi hành công vụ vẫn tiếp tục thi hành công vụ.
@. Dùng thủ đoạn khác: Như doạ sẽ sẽ công bố những tin tức tài liệu bất lợi cho người thi hành công vụ, tố cáo vấn đề đời tư của người thi hành công vụ
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: + Lỗi cố ý trực tiếp
+ Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP thể hiện ở một trong hai dạng: @. Nhằm cản trở việc thi hành công vụ của nạn nhân.
@. Ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.