Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 48)

a. Dấu hiệu pháp lý

8.2.4. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250)

Khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm giống Điều 248.

Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hành vi khách quan. Hành vi khách quan của tội này thể hiện ở một trong 2 dạng sau:

@. Hành vi chứa chấp.

@. Hành vi tiêu thụ những tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Hành vi này phải thoả mãn điều kiện là phải không có sự hứa hẹn trước, nếu có sự hứa hẹn trước sẽ trở thành đồng phạm về tội mà người có tài sản đã thực hiện.

Chú ý: Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cấu thành một số tội độc lập thì xử lý về những tội độc lập này. Ví dụ: A mua 1 kg thuốc nổ từ Khăm pa seuth - Lào mang về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo bán cho B ở thị xã Đông Hà. Hành vi của A phạm tội buôn lậu (Điều 153), Hành vi của B mua số tài sản này thực chất là hành vi tiêu thụ tài sản do A phạm tội buôn lậu mà có, nhưng trường hợp này hành vi của A lại cấu thành tội mua bán trái phép hàng cấm (Điều 155)

Theo hướng dẫn tại Công văn số 102/98/TANDTC ngày 7/10/98 thì tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 250 triệu đồng được coi là có giá trị lớn. Tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ 250 triệu đồng đến dưới 750 triệu đồng được coi là có giá trị rất lớn. Tài sản, vật phạm pháp có giá trị từ 750 triệu đồng trở lên được coi là có giá trị đặc biệt lớn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w