a. Dấu hiệu pháp lý
8.2. CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG 1 Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245)
8.2.1. Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245)
Khách thể của tội phạm. Tội phạm xâm phạm trật tự công cộng. Trật tự công cộng được hiểu là xâm phạm nếp sống văn minh, vi phạm quy tắc của cuộc sống XHCN, ảnh hưởng đến những hoạt động của những người khác ở nơi công cộng.
Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các dấu hiệu sau
+ Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi gây rối trật tự công cộng. Biểu hiện của hành vi này là lăng mạ, gây lộn, gây gổ, hành hung, trêu ghẹo người qua đường, có những lời nói thiếu văn minh, hành vi đốt pháo ở những nơi công cộng.
Hành vi gây rối trật tự công cộng chỉ cấu thành tội phạm nếu thoả mãn 1 trong 3 điều kiện:
1. Gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ hành vi gây rối làm ngừng trệ các hoạt động ở nơi công cộng như gây ách tắc giao thông, buổi biểu diễn không thực hiện được.
Theo nghị quyết 02/2003/HĐTPTATC thì hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây rối trật tự công cộng ví dụ như:
a. Cản trở ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ.
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước. c. Thiệt hại về tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên.
d. Làm chết người hoặc gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.
Ngoài ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể là hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng.
“Gây cản trở giao thông nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 245 là gây cản trở giao thông từ 2 giờ trở lên hoặc gây cản trở giao thông ở những tuyến giao thông quan trọng, làm ách tách giao thông trên diện rộng (không phân biệt thời gian bao lâu).
2. Đã bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. 3. Hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa xoá án tích.
+ Địa điểm phạm tội. Hành vi gây rối phải xảy ra ở nơi công cộng-nơi công cộng là phạm vi ngoài khuôn viên nhà riêng và có ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác.
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm lỗi cố ý trực tiếp.
Chú ý: Nếu hành vi hành hung của tội gây rối trật tự công cộng mà gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc gây chết người thì chỉ xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người.