CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ 7.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 39)

a. Dấu hiệu pháp lý

CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ 7.1 KHÁI NIỆM CHUNG

7.1. KHÁI NIỆM CHUNG

Văn bản pháp luật:

Thông tư 01/98/VKSNDTC-TANDTC-BCA ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng các tội phạm ma tuý.

Thông tư 02/98/VKSNDTC-TANDTC-BCA ngày 05/08/1998

Nghị quyết 01/2001/HĐTPTATC ngày 15/03/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 278 và 289

Nghị quyết 02/2003/ HĐTPTATC ngày 17/04/2003

7.1.1. Khái niệm

Các tội phạm ma tuý là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý.

7.1.2. Các dấu hiệu pháp lý

Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm chính sách độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma tuý.

Đối tượng tác động của các tội phạm trong nhóm này là các chất ma tuý hoặc các dụng cụ, phương tiện dùng vào vật sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý.

Mặt khách quan của tội phạm: Cấu trúc của các tội phạm ma tuý đều có CTTP hình thức. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan luôn thực hiện bằng hành động.

Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ 16 tuổi trở lên (trừ Điều 201- chủ thể là người có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp phát, sử dụng các chất ma tuý).

Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội này.

7.2. MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ

Trong cấu thành tội phạm của các tội phạm ma tuý hoàn toàn giống nhau ở các dấu hiệu là khách thể, chủ thể, mặt chủ quan như đã phân tích trong phần khái niệm chung. Giữa chúng chỉ khác nhau về mặt khách quan. Vì vậy khi đề cập đến các dấu hiệu của mỗi cấu thành tội phạm chúng ta chỉ cần đề cập đến nội dung các dấu hiệu trong mặt khách quan.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w