Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146)

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 37)

a. Dấu hiệu pháp lý

6.2.1. Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ (Điều 146)

Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm đến chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện bởi 1 trong 3 loại hành vi sau:

1. Hành vi cưỡng ép kết hôn: Là hành vi dùng mọi thủ đoạn để bắt buộc bên nam hoặc bên nữ hoặc cả hai phải kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.

2. Hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Ví dụ, không cho lấy người ngoài đạo. 3. Hành vi cản trở việc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Các hành vi trên phải thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau: 1. Hành hạ ngược đãi, đối xử tàn ác, tồi tệ với người khác.

Ví dụ: Đánh đập nạn nhân, bắt nạn nhân nhịn ăn, xỉ vả, nhiếc móc nạn nhân.

2. Uy hiếp về tinh thần như: doạ sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản của người bị đe doạ.

Ví dụ: Một người chồng chết, muốn tái hôn nhưng con không đồng ý nên đã doạ mẹ sẽ chết, hoặc bỏ nhà đi bụi đời nếu mẹ lấy chồng khác.

3. Đưa ra yêu sách về của cải như: thách cưới cao để bên kia không đáp ứng được phải bỏ nhau.

Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Tức là người đó đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi này, trong vòng một năm người đó lại tái phạm.

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai. Thông thường là người có ảnh hưởng về vật chất, tinh thần hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng.

Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi cố ý trực tiếp

Một phần của tài liệu tìm hiểu về luật hình sự (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w