a. Dấu hiệu pháp lý
CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
CỦA CÔNG DÂN
CỦA CÔNG DÂN quyền tự do về thân thể, chỗ ở, quyền chính trị, quyền lao động, quyền được đảm bảo bí mật về đời tư, quyền tự do tôn giáo của công dân.
5.1.2. Các dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm: Các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân xâm phạm các quyền tự do về thân thể, chỗ ở, quyền chính trị, quyền lao động, quyền được đảm bảo bí mật về đời tư, quyền tự do tôn giáo của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân đều có CTTP hình thức. Vì vậy, trong mặt khách quan của tội phạm chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan. Hành vi khách quan của các tội này thực hiện bằng hành động như: xâm nhập trái phép vào chỗ ở của người khác, bóc trộm thư, nghe trộm điện thoại của người khác...
Chủ thể của tội phạm là người có NLTNHS và đủ 16 tuổi trở lên
Mặt chủ quan của tôi phạmlà lỗi cố ý trực tiếp.
5.2. MỘT SỐ TỘI PHẠM CỤ THỂ
5.2.1. Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123)
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quyền tự do về thân thể của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi một dấu hiệu hành vi khách quan, đó là hành vi bắt hoặc giữ hoặc giam người trái pháp luật (tức là hành vi bắt, giữ, giam người không tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục, thẩm quyền).
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên có NLTNHS
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
5.2.2. Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126)
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quyền tự do về chính trị như: quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hành vi khách quan là hành vi cản trở quyền bầu cử của công dân bằng một trong các thủ đoạn như:
@ Lừa gạt. Ví dụ, người phạm tội có hành vi gian dối để người khác hiểu sai về người được giới thiệu ra ứng cử hoặc giải thích xuyên tạc cách ghi trong phiếu bầu làm phiếu đó bất hợp lý.
@ Mua chuộc. Ví dụ, người phạm tội dùng lợi ích vật chất buộc người khác bỏ phiếu theo ý chí của mình.
@ Cưỡng ép. Ví dụ, người phạm tội đe doạ, khống chế người đi bầu cử để họ bỏ phiếu theo ý chí của mình.
Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi có NLTNHS.
Mặt chủ quan của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
5.2.3. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132)
Khách thể của tội phạm là sự xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi hành vi khách quan với một trong 3 dạng hành vi sau:
@ Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, có lời nói khống chế không cho gửi đơn, không nhận đơn, buộc người gửi đơn rút lại đơn...
@ Cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại tố cáo như: không nhận người đã sa thải trái