1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07

110 54 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Về Miễn Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Khúc Thị Trang Nhung
Người hướng dẫn PGS. TS. Ngễ Huy Cương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 761,35 KB

Nội dung

Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản có liên quan khác, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có những đặc điểm sau: - Chế tài bồi thường thiệt hại

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGÔ HUY CƯƠNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Khúc Thị Trang Nhung

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 6

1.1 Khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 6

1.1.2 Vị trí, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 11

1.2 Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 14

1.2.1 Các điều kiện tổng quát về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 14

1.2.2 Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 15

1.2.3 Yếu tố thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường 15

1.2.4 Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại do hành vi đó gây ra 16

1.2.5 Yếu tố lỗi của người vi phạm nghĩa vụ 17

1.3 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 19

1.3.1 Khái niệm và bản chất của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 19

1.3.2 Ý nghĩa của quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 22

1.3.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 24

Kết luận chương 1 31

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 32

Trang 4

2.1 Lịch sử của chế định pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do vi phạm hợp đồng ở Việt Nam 32

2.2 Các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 38

2.2.1 Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà các bên đã thỏa thuận 38

2.2.2 Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng 45

2.2.3 Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia 51

2.2.4 Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng 56

2.3 Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 59

2.4 Các bất cập của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng 72

Kết luận chương 2 87

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 88

3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng 89

3.2 Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự vi phạm nghĩa vụ của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia 92

3.3 Hoàn thiện quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 94

3.4 Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi có sự thỏa thuận của các bên 95

3.5 Hoàn thiện quy định của pháp luật về việc giảm mức bồi thường do bên có quyền không hạn chế tổn thất 96

Kết luận chương 3 101

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự BTTH: Bồi thường thiệt hại CHLB: Cộng hòa liên bang DSPT: Dân sự phúc thẩm DSST: Dân sự sơ thẩm GĐT: Giám đốc thẩm HĐTS: Hợp đồng thuê sạp HĐXX: Hội đồng xét xử KDTM: Kinh doanh thương mại NXB: Nhà xuất bản

UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Pháp luật về hợp đồng ở nước ta có quá trình phát triển qua từng giai đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Trong đó một trong những mốc lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, đại hội đã thành công và thổi một làn gió mới vào tư duy kinh tế của chúng ta bằng việc đề ra công cuộc đổi mới nền kinh tế Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế quan liêu bao cấp cũ, xây dựng nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lí của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ra đời điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng

Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt

là sau khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháp triển mạnh

mẽ Những giao dịch, hợp tác mà chúng ta tham gia ký kết ngày càng nhiều Những hợp đồng trong và ngoài nước ngày càng được ký kết một cách đa dạng hơn

Tuy nhiên, nghiên cứu về hợp đồng nói chung, và nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cần được nghiên cứu tổng thể trên nhiều khía cạnh khác nhau Hệ thống các quy định pháp luật về vấn

đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đang còn nhiều vướng mắc, bất cập như chưa có quy định về hình thức lỗi trong trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền, lỗi vô ý, lỗi cố ý trong việc dẫn đến miễn trách nhiệm

có một vai trò quan trọng xác định trách nhiệm của các bên; quy định về miễn trách nhiệm bồi thường chưa phù hợp các quy định của Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, do đó, khi hội nhập gặp nhiều khó khăn Trên thực tế áp dụng cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến các căn

cứ miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng Những quy định về

Trang 7

căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng còn mang tính chất sơ sài, chung chung và thiếu tính chi tiết Bên cạnh đó, những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 còn nhiều những vấn đề chưa thống nhất và cụ thể Do

đó đã dẫn đến có nhiều vụ tranh chấp xảy ra kéo dài, giải quyết qua nhiều cấp nhưng không thành bởi lẽ có nhiều nhận thức khác nhau về vấn đề này

Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề “Những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm

đề tài tốt nghiệp luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về chế định hợp đồng nói chung và về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở các khía cạnh khác nhau Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu về hợp đồng nói chung có các tác giả như:

+ Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh với cuốn sách “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, năm 2007;

+ Tác giả Ngô Huy Cương với cuốn sách “Giáo trình luật hợp đồng Việt Nam - Phần chung” Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2013;

+ Tác giả Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy với cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Công an nhân dân, năm 2003

Những công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung nghiên cứu về vấn đề hợp đồng nói chung, về vấn đề nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng các công trình trên mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nghiên cứu tổng thể, chỉ ra được những vấn đề chung nhất

- Nghiên cứu về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp

Trang 8

chất tổng thể về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng ở cấp độ luận văn thạc sĩ hay sách chuyên khảo mà mới chỉ dừng lại ở khía cạnh các bài báo khoa học, có thể kể đến các tác phẩm như:

+ Bùi Hưng Nguyên với bài viết “Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo điều 294 Luật thương mại” Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7/2006

+ Trần Văn Duy với bài viết “Suy nghĩ về miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay”, Tạp chí Kiểm sát

đề miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng Do đó, việc nghiên cứu đề tài càng có ý nghĩa quan trọng hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thương do vi phạm hợp đồng, cũng như thực tiễn thực hiện trong những năm vừa qua Luận văn nghiên cứu tập trung chủ yếu trong phạm vi những quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 và Luật Thương mại 2005 Đặc biệt, luận văn tập trung chủ yếu ở việc nghiên cứu những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề hợp đồng nói chung và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng về những vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại được quy định trong Bộ luật dân sự và luật thương mại 2005 Qua việc phân tích đối chiếu giữa qui định của pháp luật Việt Nam với quy định của các nước khác trên thế giới cũng luận văn đề xuất những

Trang 9

giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế của Nhà nước ta trong những năm qua

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: so sánh, tác giả đã tiến hành so sánh những quy định về căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật các nước trên thế giới với quy định của pháp luật Việt Nam,

so sánh những quy định trong Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những phương pháp phân tích và bình luận các bản án, những quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chấp phát sinh đối với những trường hợp vi phạm hợp đồng và đặc biệt là các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để làm rõ hơn các nội dung được nghiên cứu

5 Cơ sở lý luận và khoa học của đề tài

- Cơ sở lý luận: Với phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế giúp cho tư duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và có hiệu quả

- Cơ sở khoa học: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các cơ sở các ngành

khoa học chuyên ngành luật đặc biệt là chuyên ngành luật thương mại và

Trang 10

riêng Từ đó, sử dụng những phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá những quy định của pháp luật một cách khách quan và chính xác nhất

6 Điểm mới của đề tài

Đề tài nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do

vi phạm hợp đồng một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh và thương mại, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong giai đoạn vừa qua

So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Việt Nam so với các quy định của các nước khác trên thế giới cũng như Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Phân tích, luận giải các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đồng thời phân tích các điểm bất cập của các quy định này trong tình hình hiện nay

Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, cụ thể cần sửa đổi những điều khoản nào của các văn bản pháp luật có liên quan

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu thành 3 chương

Chương 1: Lý luận về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng

Chương 2: Thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do vi phạm hợp đồng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trang 11

Trong các chế tài đối với vi phạm hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài phức tạp nhất về các điều kiện áp dụng [1, tr.398] Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một dạng của trách nhiệm pháp lý Và việc xem xét trách nhiệm pháp lý phải dựa trên các cơ sở và căn cứ nhất định Trước hết khi nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Chế tài là một đặc trưng cơ bản của pháp luật Nó là một phương tiện

Trang 12

để thi hành quyền hoặc ngăn cản việc vi phạm quyền hay khắc phục hậu quả của sự vi phạm quyền Trong quan hệ hợp đồng, chế tài được hiểu là các quyền trao cho một bên bởi pháp luật hoặc bởi hợp đồng mà bên được trao quyền có thể thi hành đối với sự vi phạm bởi bên đối ước kia [1, tr.391] Sự vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại của một bên trong quan hệ hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia Do đó, bên vi phạm gây thiệt hại phải có trách nhiệm bù đắp những lợi ích vật chất đủ để cho phép khôi phục lại tình trạng trước khi vi phạm gây thiệt hại và thỏa mãn những quyền lợi chính đáng mà bên kia đáng lẽ phải được hưởng Trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chung và được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong mọi trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà gây thiệt hại Thậm chí cả trong trường hợp bên có quyền bị vi phạm đã áp dụng các hình thức trách nhiệm khác thì họ vẫn không đương nhiên mất quyền đòi bồi thường thiệt hại Vì thế có thể coi bồi thường thiệt hại là một giải pháp vạn năng cho mọi trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Tất nhiên hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải là hình thức riêng có ở Việt Nam mà còn có ở hệ thống pháp luật khác Trong

Bộ luật dân sự Pháp, tại Điều 1147 quy định người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ Trong Bộ luật dân

sự Nhật Bản, tại Điều 415 quy định người có quyền có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ phù hợp với tinh thần và mục đích của nó Trong Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 tương ứng tại Điều 74 và Điều 7.4.1 quy định quyền bồi thường thiệt hại phát sinh ngay cả khi xảy ra

vi phạm bất kỳ một nghĩa vụ nào của hợp đồng Và cuối cùng, trong hệ thống pháp luật hợp đồng Common law, mọi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đều là căn

cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại [5, tr.298]

Trang 13

Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là cần thiết để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong hợp đồng Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên vi phạm phải chịu các hình thức trách nhiệm - chế tài Đây là khái niệm chế tài hiểu theo nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn

áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng chế tài Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thương mại Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lí (bất lợi) nhất định do hành vi

vi phạm đó gây ra Luật thương mại 2005 quy định các loại chế tài tại Điều

292 theo đó có các chế tài sau: “(a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt

vi phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật” [11]

Về bản chất chế tài trong thương mại chính là các chế tài hợp đồng, được quy định trong các quy phạm pháp luật thương mại bao gồm những hình thức xử lí và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình kí kết, thực hiện hợp đồng trong thương mại

Theo quy định của Bộ luật dân sự bồi thường thiệt hại được khai thác theo hướng bồi thường do vi phạm nghĩa vụ, bởi lẽ, hợp đồng là một căn cứ chủ yếu để phát sinh nghĩa vụ Với tư các là văn bản luật gốc điều chỉnh các quan hệ tư, do đó, quy định của Bộ luật dân sự là cơ sở để các văn bản luật khác quy định về chế độ bồi thường thiệt hại Theo Điều 229, Khoản 1 Luật

thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu

Trang 14

Như vậy có thể hiểu, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồng gây ra

Theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại và các văn bản có liên quan khác, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có những đặc điểm sau:

- Chế tài bồi thường thiệt hại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại

Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật Luật thương mại quy định 6 hình thức

chế tài áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: “(a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm; (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng” [11]

- Chế tài bồi thường thiệt hại là chế tài mang tính chất tài sản

Khi thương nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất trong đó

có hình thức chế tài bồi thường thiệt hại Bản chất của các giao dịch dân sự và thương mại là các quan hệ về tài sản, có tính chất đền bù ngang giá, trong đó hợp đồng trong thương mại được các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng mang tính chất đền bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân người bị vi phạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn

áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên vi phạm Hậu quả bất lợi mang tính chất

Trang 15

tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợp đồng hay những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng… Chính vì vậy, theo quy định của Điều 229, khoản 1

Luật thương mại: “Bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra” [11] Như vậy, Điều 229 đã xác định rõ tính chất của việc bồi thường

thiệt hại đó là việc bên vi phạm phải trả tiền bồi thường thiệt hại, đây chính là việc bù đắp một lợi ích vật chất do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng

- Chủ thể lựa chọn và quyết định hình thức chế tài buộc bồi thường thiệt hại chính là bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng

Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải được tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các cam kết được thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là

có hành vi vi phạm hợp đồng Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một hoặc một số chế tài theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật Khi bên bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại trong đó có chế tài buộc bồi thường thiệt hại, nhưng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đưa ra thì bên bị vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trong khuôn khổ quy định pháp luật, bên bị vi phạm được toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình Ví dụ, trong hợp đồng thỏa thuận sẽ

áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, nhưng bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm Tòa án và Trọng tài được bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp, phải tôn trong quyền tự định đoạt của bị đơn

Trang 16

- Mục đích áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại

Việc quy định chế tài buộc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền lợi của chính các bên trong quan hệ hợp đồng Đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện, hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại

do hành vi của bên vi phạm hợp đồng Qua đó nhằm giáo dục các bên tham gia hợp đồng tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận nhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng, cùng có lợi Luật thương mại 2005 quy định nhiều loại chế tài khác nhau và nhằm đạt được các hiệu quả khác nhau nhưng không ngoài mục đích nhằm tạo ra môi trường pháp lí công bằng, thuận lợi để các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh hiệu quả, thuận lợi vì mục tiêu phát triển xã hội

- Khi áp dụng hình thức chế tài buộc bồi thường thiệt hại phải tuân theo các điều kiện nhất định

Chế tài buộc bồi thường thiệt hại là một trong những chế tài được áp dụng do vi phạm hợp đồng phức tạp nhất Theo quy định của pháp luật việc

áp dụng chế tài này cần phải có đầy đủ các yếu tố sau: có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, có hậu quả do hành vi đó gây ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả do hành vi đó gây ra và cuối cùng là có lỗi của chủ thể vi phạm nghĩa vụ Khi có đầy đủ các yếu tố trên thì chế tài buộc bồi thường mới được áp dụng, mặc dù không có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng như trường hợp chế tài phạt vi phạm hợp đồng Việc chế tài buộc bồi thường thiệt hại hợp đồng như trên là nhằm để bù đắp một phần những thiệt hại

do nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện đối với bên có quyền

1.1.2 Vị trí, vai trò của chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, với tư cách là một bộ phận của chế tài do vi phạm hợp đồng là điều kiện cần thiết đảm bảo cho những cam kết của các bên được thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị

Trang 17

trường khi mà các yếu tố cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của chính các thương nhân Thương nhân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, tự mình quyết định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng với ai và kinh doanh như thế nào Hợp đồng là công cụ để thương nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và là cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài trong thương mại đối với bên vi phạm

- Nâng cao ý thức kỷ luật trong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại

Kỷ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng cũng như tự nguyện thi hành các cam kết trong hợp đồng mà các bên đã xây dựng Điều đó khẳng định, chế tài hợp đồng có vai trò trong việc hình thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng

- Bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, lợi nhuận mà các thương nhân có được phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, được nhận từ việc thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng Nhưng do mục đích này

Trang 18

thương nhân có thể có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba Không chỉ như vậy, chế tài trong thương mại cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm, việc quy định rõ trong luật các trường hợp miễn trách nhiệm, các căn cứ, thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm

về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên vi phạm trong các hiện tượng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên có thể thực hiện hợp đồng yên tâm hơn

- Phòng ngừa vi phạm pháp luật hợp đồng

Luật thương mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành

vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên không thỏa thuận nhưng chế tài hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên bị vi phạm hay rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật Như vậy, trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì

họ đều có thể bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Nếu chưa

có hành vi vi phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thương mại mang

tính “phòng ngừa” các biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức

trách nhiệm và thái độ tích cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế tài hợp đồng được bên bị vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình Đó

có thể là các chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng

để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất do hợp đồng bị vi phạm

Như vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các

Trang 19

chế tài hợp đồng trong thương mại, Luật thương mại 2005 đã khẳng định vai trò của mình là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng Ngoài ra góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập

1.2 Điều kiện áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1.2.1 Các điều kiện tổng quát về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật thương mại Việt Nam việc

áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng phải tuân thủ những điều kiện nhất định như: Các điều kiện này là yêu cầu bắt buộc phải đặt ra khi chủ thể có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình, đồng thời cũng là những yêu cầu mà Tòa án, Trọng tài thương mại bắt buộc bên bị thiệt hại phải chứng minh trong những trường hợp khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà hậu quả pháp lý của nó được xác định dựa trên các thiệt hại thực tế đã xảy ra và phát sinh khi có hành

vi phạm hợp đồng Hiện nay nghiên cứu về các điều kiện bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng nhiều luật gia cũng đưa ra những điều kiện khác nhau

về chế định này Có quan điểm thì cho rằng xem xét trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng dựa trên ba điều kiện: Thứ nhất, sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; thứ hai, lỗi của người vi phạm nghĩa vụ; thứ ba, mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và thiệt hại xảy ra [5, tr.355]

Điều kiện đầu tiên của bồi thường thiệt hại là phải có một thiệt hại xảy

ra bởi lẽ đơn giản bồi thường là sự bù đắp lại những mất mát do vi phạm hợp đồng gây ra Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thiệt hại nào cũng được bồi thường Do đó, còn có hai điều kiện nữa là lỗi và mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và sự thiệt hại

Trang 20

1.2.2 Có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (dưới hình thức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ) là điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Nhưng không phải bất kỳ sự không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bao giờ cũng là cơ sở của trách nhiệm bồi thường thiệt hại Là một dạng trách nhiệm pháp lý nói chung nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh sau khi có hành vi vi phạm nghĩa

vụ hợp đồng và khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đó là hành vi trái pháp luật và trái các thỏa thuận trong hợp đồng Tính trái pháp luật của sự vi phạm nghĩa

vụ vụ hợp đồng thể hiện ở chỗ việc xử sự của người có nghĩa vụ không phù hợp với yêu cầu của pháp luật, của những cam kết, thỏa thuận giữa hai bên hoặc tập quán Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, chủ yếu

là vi phạm các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng Dưới góc độ thực tiễn, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động

Sự vi phạm nghĩa vụ dẫn tới trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật dân

sự Việt Nam năm 2005 được chia thành hai loại: Một là, không thực hiện nghĩa vụ; hai là, thực hiện không đúng nghĩa vụ (Điều 302, khoản 1) Về

nguyên tắc Bộ luật dân sự buộc các bên phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình Việc thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ, thực hiện chậm trễ hoặc không thực hiện đều bị xem là vi phạm Quan niệm này có lẽ xuất phát từ nguyên tắc nền tảng của luật hợp đồng - sự tự do ý chí Tuy nhiên, sự khắt khe đó không thể là một giải pháp hoàn toàn tốt cho mối quan

hệ giữa các bên trong giao kết hợp đồng [1, tr.406]

1.2.3 Yếu tố thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường

Thiệt hại là một trong những yêu cầu trong xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút

Trang 21

về lợi ích vật chất hoặc tinh thần được pháp luật bảo vệ Thiệt hại vật chất thực tế được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng xấu trong tài sản của bên bị

vi phạm thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được bằng tiền mà bên đó gánh chịu Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng mua bán gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Đối với các hình thức chế tài thương mại khác, thiệt hại thực tế có thể được coi là tình tiết xác định mức độ nặng nhẹ của chế tài được áp dụng

Trong các quan hệ thương mại thiệt hại vật chất xảy ra có thể là: Giá trị tài sản mất mát, hư hỏng; Chi phí thực tế hợp lí để ngăn chặn và hạn chế tổn thất; Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán (mua) hàng hóa dịch vụ trên thực tế so với giá bán (mua) hàng hóa dịch vụ đó theo hợp đồng đã kí kết…

Việc chậm thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ và các chi phí khác đều làm phát sinh quyền đòi tiễn lãi chậm trả của bên bị vi phạm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác

Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005, những thiệt hại phi vật chất như tổn hại uy tín của thương nhân, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa thương phẩm… không thuộc nghĩa vụ bồi thường của bên vi phạm

Sự thiệt hại về vật chất phải được xem xét căn cứ trên căn bản những điều kiện của riêng nó Trước hết nó phải là hậu quả trực tiếp của hành vi gây thiệt hại (hay lỗi) Những thiệt hại được bồi thường chỉ có thể là quyền lợi ích hợp pháp bị xâm hại Thiệt hại xảy ra đối với tài sản phi pháp bị loại trừ Thiệt hại phải thỏa mãn tính có thể xác định được và tính có thể biết trước được [1, tr.404]

1.2.4 Yếu tố mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng

và thiệt hại do hành vi đó gây ra

Không phải sự vi phạm nghĩa vụ nào cũng đều là cơ sở của trách nhiệm

Trang 22

dân sự và không phải bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ cũng đều do bên vi phạm nghĩa vụ gánh chịu Chính vì vậy mà khi nói đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại, pháp luật dân sự các nước và Việt Nam đều sử dụng thuật ngữ “gây thiệt hại” hoặc “gây ra thiệt hại”

Trên thực tế mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại biểu hiện rõ ràng đến mức hiển nhiên, không cần bàn cãi, ví dụ: Trường hợp nhà sản xuất cung cấp hàng hóa không đồng bộ là không đúng chủng loại theo thỏa thuận là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết quả người đặt hàng bị thiệt hại, hoặc trường hợp bên nhận gửi giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản giữ giữ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả đối với bên gửi giữ

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực

tế được xác định khi hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế có mối quan hệ nội tại, tất yếu Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Quan hệ nhân quả, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 307 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 và Điều 303 Luật Thương mại Việt Nam năm

2005 được ngầm hiểu là mối liên hệ khách quan, tất yếu, trực tiếp, trong đó hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh những tổn thất vật chất thực tế là kết quả khách quan, tất yếu Việc nhấn mạnh những đặc tính khách quan, đặc tính tất yếu của quan hệ nhân quả tự thân nó không sai, nhưng cũng không nên quá tuyệt đối hóa những đặc tính đó trong mọi trường hợp

1.2.5 Yếu tố lỗi của người vi phạm nghĩa vụ

Trong hệ thống luật Anh - Mỹ, hợp đồng về mặt nguyên tắc được xem như là một nghĩa vụ bảo đảm Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, thì họ phải chịu trách nhiệm bồi

Trang 23

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, không phụ thuộc vào việc mình hoặc người được mình thuê mướn có lỗi hay không Tương tự như hệ thống luật Anh - Mỹ, trong Công ước Viên 1980 cũng không xác định yếu tố lỗi là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng

Khác với hệ thống luật Anh - Mỹ, ở các nước theo truyền thống Civil Law điển hình như Pháp, Đức, Nga và cả Việt Nam, yếu tố lỗi là một nguyên tắc bắt buộc trong việc được coi là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hợp đồng Nói một cách khác, ở các nước này, trách nhiệm hợp đồng nói chung được xây dựng trên nguyên tắc phạm lỗi

Theo hệ thống pháp luật Việt Nam, nguyên tắc áp dụng yếu tố lỗi làm

cơ sở cho trách nhiệm hợp đồng được Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 308, trong đó đều nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm hợp đồng nói riêng, trừ các trường hợp do các bên thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc pháp luật có thỏa thuận khác Theo Điều

308 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng phân chia lỗi thành lỗi cố ý và lỗi vô ý, đồng thời cũng làm rõ hai khái niệm này Lỗi cố ý là trường hợp người vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn những để mặc cho thiệt hại xảy ra Còn trường hợp lỗi vô ý là việc người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được Nói rộng ra, theo đúng tinh thần của Bộ luật, thì dù là lỗi cố ý hay lỗi

vô ý, khái niệm chung về lỗi luôn là một phạm trù tâm lý, vì nó được biểu hiện thông qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người đối với những hành vi của họ và hậu quả của những hành vi ấy

Trang 24

1.3 Khái niệm, bản chất, ý nghĩa của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1.3.1 Khái niệm và bản chất của miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn hợp đồng được thực hiện Nhưng trên thực tế có thể xảy ra những trường hợp cho dù đã tiến hành mọi nỗ lực cần thiết, hợp đồng vẫn không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Khi đó trước pháp luật nảy sinh câu hỏi: liệu các bên có phải chịu trách nhiệm hợp đồng, khi mà bất chấp những nỗ lực của họ, việc vi phạm nghĩa vụ vẫn cứ xảy ra Nguyên tắc chung là các bên vẫn phải chịu trách nhiệm trừ khi họ đưa ra được các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định Trước khi tìm hiểu về vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng phải đi từ vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (gồm cả miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm phạt vi phạm hợp đồng) Theo đó miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài

Về căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa

vụ hợp đồng, có một số quan điểm cho rằng, nếu là vi phạm trong hợp đồng thì bên có hành vi vi phạm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi rơi vào các trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận từ trước đó Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hoàn toàn có thể áp dụng quy định của pháp luật Về bản chất, đây không phải là những căn cứ để miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà

là loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại Những nhà nghiên cứu khi theo những quan điểm này, họ cho rằng không nên sử dụng thuật ngữ miễn trách nhiệm bồi thường mà phải loại trừ vì rõ ràng do pháp luật quy định khi xuất hiện những sự kiện đó (ví dụ, do sự kiện là bên vi phạm thực hiện các quy

Trang 25

định của nhà nước mà dẫn tới việc vi phạm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong phạm vi thực hiện quy định đó) Vì vậy tác giả cho rằng, xét về bản chất thì không có gì mâu thuẫn lớn dù theo quan điểm nào đó cũng đều phải thừa nhận một số vấn đề sau:

Thứ nhất, đây là ý chí của Nhà nước thể hiện dưới dạng các quy phạm

pháp luật cho phép một chủ thể không bị áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng;

Thứ hai, sự vi phạm này xuất hiện trong sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt

mới dẫn đến bên vi phạm được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thứ ba, việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không đồng

nghĩa với việc xóa bỏ tư cách chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên vi phạm mà khi rơi vào trường hợp miễn trừ một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà họ sẽ phải chứng minh, vì sao mình được áp dụng quy định miễn trừ này Lý giải thêm cho điều này, Bộ nguyên tắc của Unidroit về Hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004,

tại Điều 7.1.6 lại mang tên gọi “Điều khoản miễn trừ” [24] Đây cũng chính

là lý do mà Điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định về “các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm”, nội dung của điều luật này thể hiện khá đầy đủ các căn cứ miễn trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự 2005

Như trên đã trình bày, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế

mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm Bản chất của bồi thường thiệt hại là việc bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do

vi phạm hợp đồng gây ra

Trang 26

Do đó, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được hiểu là bên đã vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng không bị buộc phải trả một khoản tiền để nhằm bù đắp những thiệt hại gây ra cho bên có quyền do họ không có lỗi trong việc không thực hiện các nghĩa vụ đó

Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì

bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình Qua đó có thể thấy, miễn trừ trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự Tuy nhiên, vấn

đề này chưa được pháp luật dân sự quy định cụ thể và toàn diện dẫn tới việc

áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất Do vậy, trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự 2005, chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu một số nội dung liên quan đến chế định này

Các trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm trong hợp đồng thương mại được quy định trong khoản 1 điều 294 Luật thương mại năm 2005 và được quy định chi tiết trong Bộ luật dân sự 2005, cụ thể như sau:

Trang 27

Theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 thì có 03 trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: Sự kiện bất khả kháng; thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng

Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định 04 căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, bao gồm: Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng; sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng [11] Như vậy, giữa quy định của Bộ luật dân sự - bộ luật gốc, với quy định của Luật Thương mại liên quan tới vấn đề miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có sự không thống nhất với nhau Về những mặt bất cập này, tác giả sẽ làm rõ hơn ở phần sau của luận văn

Mặt khác, để được áp dụng các căn cứ miễn trách nhiệm thì bên có hành vi vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi Nếu không chứng minh được, bên vi phạm coi như là có lỗi và phải chịu các chế tài do pháp luật quy định Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả

có thể xảy ra Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp

thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại

1.3.2 Ý nghĩa của quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng

Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chế định có tính chất và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các quy định của pháp luật hợp đồng Mục đích của chế định này là bảo vệ quyền và lợi ích của

Trang 28

các bên trong hợp đồng Với tính chất là không áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các bên không có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Ý nghĩa của các quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

do vi phạm hợp đồng thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại bảo vệ quyền của bên không có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Như vậy, trong luật thương mại Việt Nam việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra do bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi Với tính chất là sự bù đắp lại những thiệt hại vật chất cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình Do đó, miễn trách nhiệm bồi thường đã bảo vệ lợi ích của bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ nhưng không có lỗi trong việc không thực hiện đó Với ý nghĩa trên, các bên tham gia hợp đồng sẽ yên tâm hơn khi tham gia vào quan hệ đó, bởi vì với những nguyên nhân ngoài ý thức chủ quan của bên có nghĩa vụ như sự kiện bất khả kháng hay theo quyết định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc quy định miễn trách nhiệm bồi thường có một vai trò rất quan trọng

- Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại có tính chất quan trọng trong việc đề cao tính tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng Theo đó, trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sự thỏa thuận của các bên, luật pháp Việt Nam đã tôn trọng tối đa quyền tự thỏa thuận của các chủ thể đó Bởi lẽ, có trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ và gây thiệt hại cho bên kia, nhưng các bên đã thỏa thuận với nhau về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì hoàn toàn có thể chấp nhận được sự thỏa thuận đó nếu không trái pháp luật và đạo đức xã hội Như chúng ta đã biết, nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc quan trọng nhất trong các quan hệ dân sự, do đó, trong việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng cần có quy định miễn thỏa thuận việc miễn trách nhiệm bồi thường

Trang 29

- Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại có tính chất ngăn ngừa những

vi phạm do hành của bên có quyền gây ra Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, trong nhiều trường hợp bên có quyền cũng có nhiều hành vi cố tình cản trở, xâm phạm tới quyền lợi ích của bên có nghĩa vụ và không tận tâm thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng Nếu bên có nghĩa vụ không được bảo vệ quyền lợi bằng các thiết chế cần thiết khác thì rất khó trong việc thực hiện hợp đồng Chính vì vậy, chế định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là quy định về miễn trách nhiệm trong trường hợp bên có quyền hoàn toàn có lỗi có một ý nghĩa quan trọng như vậy Nhiều trường hợp, nghĩa vụ không được thực hiện, hoặc không thể thực hiện được là do bên có quyền cản trở, không tận tâm thiện chí trong việc thực hiện Do đó, nếu không quy định việc miễn trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì

sẽ dẫn đến quyền lợi của bên có nghĩa vụ không được bảo đảm

- Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng góp phần giúp Nhà nước quản lý trật tự trong các giao kết dân sự và thương mại được vững chắc hơn, góp phần ổn định các quan hệ này Nếu không có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, sẽ dẫn đến nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra nhưng không phải do lỗi của bên có nghĩa vụ mà do lỗi của bên có quyền, do trường hợp bất khả kháng, hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Chính vì vậy, rất khó có thể ổn định được quan

hệ, làm cho người có nghĩa vụ tâm phục, khẩu phục trong việc bồi thường được, bởi lẽ thực tế họ không có lỗi trong việc không để xảy ra nghĩa vụ

1.3.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Pháp luật quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; Xảy ra sự kiện bất khả kháng; Hành vi vi phạm của một bên hoàn

Trang 30

toàn do lỗi của bên kia; Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng

Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận, pháp luật thương mại đề cao tính tự

do trong hợp đồng Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại Thỏa thuận giữa các bên

về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài Khi hợp đồng được giao kết bằng văn bản, thì thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi nhận trong nội dung hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng Nhưng kể cả khi hợp đồng

đã ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc sửa đổi, bổ sung vào hợp đồng các trường hợp miễn trách nhiệm Khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại một thỏa thuận không bằng văn bản sẽ gặp những khó khăn nhất định

Thực tiễn trong giao kết hợp đồng thương mại cho thấy ít khi các bên chấp nhận việc thỏa thuận trực tiếp và rõ ràng về các trường hợp miễn trách nhiệm, vì có thể bên vi phạm sẽ vin vào điều này để không tuân thủ hợp đồng

Do đó, các bên có thể thỏa thuận gián tiếp miễn trách nhiệm ở một chừng mực nhất định

Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, theo

quy định của pháp luật thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Điều này có nghĩa là dù hợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được

Trang 31

và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép Theo đó, để được xem là bất khả kháng thì một sự kiện cần thỏa mãn 3 nội dung sau:

Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng Tức là sự

kiện nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: Bão, lụt, sóng thần… các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…, ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài lan sang và thiêu rụi nhà máy…;

Thứ hai, là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được Năng lực

đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân bình thường chứ không phải một chuyên gia chuyên sâu Ví dụ khu vực nhà máy của bên vi phạm thường xuyên có bão vào mùa mưa nhưng

do tính bất ngờ và khó kiểm soát của bão nên việc dự đoán bão có xảy ra hay không đối với một thương nhân là không thể lường trước được (chiến tranh, bạo loạn, đình công… hay các thảm họa thiên nhiên khác);

Thứ ba, là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được

dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép, là sự kiện xảy ra

mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả Tức là sau khi bên vi phạm

đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết những vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng điều kiện này Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này

Để được áp dụng miễn trừ do sự kiện bất khả kháng thì bên có hành vi

vi phạm phải chứng minh được sự cố dẫn đến vi phạm hợp đồng thõa mãn 3 điều kiện vừa nêu

Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài

Trang 32

thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy

ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:

- 05 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;

- 08 tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng

Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn nêu trên thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại Bên từ chối thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày

Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm, căn

cứ miễn trách nhiệm trong trường hợp này phải do lỗi của bên bị vi phạm Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm Ngoài ra, cũng có thể là một hành vi vi phạm hợp đồng của bên bị vi phạm, tức là cả hai bên đều có hành vi vi phạm hợp đồng

Ví dụ: Công ty A kí kết với công ty B hợp đồng mua bán 100 tấn xi măng Theo đó, công ty A phải thanh toán đúng hạn khoản tiền bằng 30% giá trị hợp đồng để công ty B mua nguyên vật liệu sản xuất Tuy nhiên, công ty A

đã không thanh toán đúng hạn dẫn đến việc đình trệ sản xuất khiến cho việc giao hàng của công ty B bị chậm trễ

Trong trường hợp này, nếu như trong hợp đồng không có thỏa thuận khác về việc chậm thanh toán và việc chậm thanh toán của công ty A không

Trang 33

phải do bất khả kháng hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì xem như công ty A đã có lỗi khiến cho công ty B không thể thực hiện đúng hợp đồng nên công ty B được miễn trách nhiệm

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước, miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do

thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng Nếu như các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên

vi phạm, tức là phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng

Ví dụ: Công ty M chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty M bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh Theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, công ty M phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan bệnh dịch Thực hiện quyết định này khiến cho công ty M không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối K theo hợp đồng đã giao kết Trong trường hợp này, công ty M được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình

Theo hệ thống pháp luật lục địa (Civil Law), yếu tố lỗi là cơ sở của trách nhiệm hợp đồng Nếu không có lỗi, người vi phạm nghĩa vụ có thể được miễn trừ trách nhiệm hợp đồng Tuy nhiên, không phải lúc nào yếu tố lỗi cũng được đặt ra Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hợp đồng mặc dù có khả năng thực hiện thì không cần phải xem xét yếu tố có lỗi, vì khi

đó họ đương nhiên là có lỗi Theo quy định của Bộ luật dân sự Pháp các trường hợp sau sẽ được coi là miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Thứ

Trang 34

nhất, trường hợp không thể dự kiến được, tức là người có nghĩa vụ không thể

dự kiến trước hay nhìn thấy trước sự kiện đó Việc đánh giá sự kiện có thể dự kiến được hay không thể dự kiến được là theo những tiêu chí chung và vào thời điểm ký kết hợp đồng Thứ hai, đó là sự kiện xảy ra do một nguyên nhân khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể có nghĩa vụ, tức là sự kiện

đó không có mối liên hệ nào với nhân thân hay hoạt động của người có nghĩa

vụ Thứ ba, đó là sự kiện không thể khắc phục được, thức là sự kiện xảy ra phải làm cho nghĩa vụ trở nên không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định

Theo quy định của Liên bang Nga, xuất phát từ nguyên tắc truy cứu trách nhiệm dân sự trên cơ sở phạm lỗi, tại Điều 401 và Điều 416 Bộ luật dân

sự Liên bang Nga năm 1994 đã đưa ra quy định có tính chất nền tảng về các căn cứ miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ, theo đó, nếu người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ do hậu quả của những trở ngại khách quan, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Sự kiện bất khả kháng theo quy định của pháp luật Nga bao gồm hai dấu hiệu: Thứ nhất, đó phải là những sự kiện đặc biệt bất thường; thứ hai, đó phải là những sự kiện không thể khắc phục được Nếu thiếu một trong hai dấu hiệu này thì không được thừa nhận là

sự kiện bất khả kháng [5, tr.506]

Công ước Viên tại Điều 79 quy định về điều kiện miễn trừ trách nhiệm

để áp dụng đối với hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại (mà không áp dụng đối với các hình thức trách nhiệm khác), theo đó, bên không thực hiện

nghĩa vụ sẽ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại “nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của

họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại

đó vào lúc ký kết hoặc là trách được hay khắc phục các hậu quả của nó” [6]

Trang 35

Cách tiếp cận về miễn trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 79 Công ước Viên có tính đến các cách tiếp cận của học thuyết “sự vô ích của hợp đồng” ở các nước theo hệ thống Common Law và học thuyết “không thể thực hiện được hợp đồng” theo hệ thống Civil Law, tuy không trùng lặp hoặc đồng nhất với bất kỳ học thuyết nào nêu trên

Trang 36

Kết luận chương 1 Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự được

áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm Bản chất của bồi thường thiệt hịa là việc bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ trả một khoản tiền do vi phạm hợp đồng gây ra Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bất kể trường hợp nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại Chính vì vậy, khi tiến hành giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng chúng ta cần phải xem xét đến những trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Do đó, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được hiểu là bên đã vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng không bị buộc phải trả một khoản tiền để nhằm bù đắp những thiệt hại gây ra cho bên có quyền do họ không có lỗi trong việc không thực hiện các nghĩa vụ đó Việc quy định về căn cứ miễn trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa vô cùng lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh đối với các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng Các trường hợp về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như: Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận, trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm

và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Những quy định này phần nào đã giúp cho quá trình giải quyết những tranh chấp hợp đồng được tiến hành một cách thuận lợi và bảo

vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho các bên chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng

Trang 37

là lợi ích được cộng đồng, nhà nước bảo vệ, nhưng cũng có những trường hợp

có thiệt hại xảy ra, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường lại được miễn trách nhiệm

Do vậy, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong lịch sử pháp luật dân sự của quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam

Pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở hai thời kỳ cổ đại

và thời kỳ trung đại còn mang yếu tố tự phát Phải đến thời kỳ hiện đại, khi

mà bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ,

có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, quản lý

xã hội bằng luật pháp, thì các trường hợp để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định rõ ràng

Ở Việt Nam, pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình và

sự phát triển của hệ thống pháp luật Căn cứ vào các tài liệu mà sử sách để lại

có thể thấy, trong Bộ luật Hồng Đức đã có những quy định về căn cứ miễn giảm trách nhiệm dân sự Nhưng ở đây chỉ dừng lại ở những quan hệ pháp luật dân sự mà chưa đi sâu vào những vấn đề liên quan đến hợp đồng Chính

vì vậy, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt

Trang 38

Giai đoạn đầu tiên, theo Luật Hồng Đức đây được coi là một trong những

bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam

Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng

và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến

và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay, và một trong những nội dung đó là trách nhiệm của các bên trong quan hệ pháp luật

Chế định trách nhiệm là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm trong Luật Hồng Đức Mặc dù về tính chất, đây là bộ luật hình sự (Quốc triều hình luật), nhưng Luật Hồng Đức chứa đựng trong đó những yếu tố khá tiến bộ trong việc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong đời sống hàng ngày, quy định, dự liệu phong phú các trường hợp về tổn thất, thiệt hại trong thực tế cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó xác định trách nhiệm hình sự và dân sự

Chế định trách nhiệm trong quan hệ pháp luật được quy định trong Luật Hồng Đức đưa tầm vóc của bộ luật lên tầm cao hơn so với tư duy lập pháp phong kiến Sự dự liệu sinh động, đầy tính thực tiễn của nó vẫn còn dư

âm mạnh mẽ cho đến ngày nay, có ý nghĩa lớn trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật hiện đại Qua đây có thể thấy được tính dự liệu và bao quát của Luật Hồng Đức đối với cuộc sống hàng ngày cũng như những vấn đề có thể phát sinh trong đời sống

Đối với những quy định về trách nhiệm trong quan hệ pháp luật, Luật Hồng Đức không có quy định riêng hoặc gọi đích danh về chế định này, tuy nhiên qua đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, qua phân tích dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể phân chia những nội dung về trách nhiệm được thể hiện trong Luật Hồng Đức qua những quy định về: Tổn thất trên thực tế; Lỗi; Trường hợp đặc biệt phát sinh trách nhiệm;

Trang 39

Nguyên tắc bồi thường; Phương thức bồi thường thiệt hại; Các trường hợp giảm nhẹ và miễn trách nhiệm

Mục đích của pháp luật bao giờ cũng là thiết lập sự ổn định xã hội, đảm bảo bằng ý thức chấp hành nghiêm minh từ phía người dân Vì lẽ đó, việc thuyết phục giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu thể hiện thông qua chính sách khoan hồng nhân đạo của pháp luật nhà Lê Điều này đã được cụ thể hóa

và thể hiện khá rõ ràng trong bộ luật Các quy định trong bộ Luật đã phần nào bao quát một cách tốt nhất các trường hợp có thể xảy ra trong cuộc sống Từ

đó có những dự liệu về cách xử xự sao cho hợp lý và đảm bảo tính nhân đạo sâu sắc khi xử lý những vi phạm có thể xảy ra

Luật Hồng Đức thể hiện sự tiến bộ rất rõ khi đề cập đến yếu tố miễn giảm trách nhiệm trong quan hệ pháp luật Điều này cho thấy, Luật Hồng Đức

đã có cái nhìn tổng quát nhất và rộng nhất đối với những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Từ đó, Luật Hồng Đức dự liệu một vài sự kiện tự nhiên, khách quan ngoài sức quan sát và khả năng chống đỡ của con người và nếu như trường hợp đó xảy ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được giảm nhẹ

Trường hợp này được Quốc triều hình luật xem như "lầm lỡ" Điều 499 xác định nguyên tắc chung cho việc xét giảm tội trong các trường hợp vô ý làm hại đến sức khỏe hoặc tính mạng của người khác cụ thể như sau:

Những việc lầm lỡ làm người bị thương hay chết, đều xét theo tình trạng sự việc mà giảm tội nghĩa là việc xảy ra ngoài sức khỏe, tai mắt không kịp nhận thấy, không kịp nghe thấy, hay vì vật nặng, sức người không chống nổi, hoặc trèo lên cao, tới chỗ nguy hiểm, săn bắt cầm thú, để đến nỗi thành ra sát thương đều là việc lầm lỡ [24]

Có thấy quan điểm nhân đạo và rất hợp lý của các nhà lập pháp về hình phạt và trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự Yếu tố lỗi có ý nghĩa trong việc xác định tiền bồi thường thiệt hại và các chế tài hình sự kèm theo Khái

Trang 40

niệm "lầm lỡ" được đưa ra như một minh chứng cho sự khoan hồng, giảm nhẹ nếu trên thực tế thiệt hại gây ra không hoàn toàn nằm trong ý thức chủ quan của đương sự

Nguyên tắc xét xử lầm lỡ để giảm tội cũng được thể hiện rõ tại điều

553 với việc quy định xử phạt nghiêm khắc tới 60 trượng với người vô cớ mà phóng ngựa chạy trong phố phường, đường ngõ trong kinh thành, hay trong đám đông người, nếu vì thế mà làm bị thương hay chết người thì bị xử tội nhẹ hơn tội đánh bị thương hay chết người một bậc, làm bị thương hay chết các súc vật thì phải đền số tiền theo sự mất giá, nhưng vẫn đưa người gây ra tình huống để xét nhẹ tội Điều 553 quy định:

Vì vậy, theo quy định được nêu trong Luật Hồng Đức thì nếu vì việc công hay tư cần phải di gấp mà phóng ngựa chạy,thì không phải tội, vì thế mà làm bị thương hay chết người thì xử theo tội vì làm lỡ mà xảy ra Nếu vì ngựa

sợ hãi mà lồng lên, không thể gìm được để xảy ra việc làm bị thương, chết người, thì được xử giảm nhẹ hơn tội lầm lỡ hai bậc

Quan điểm xem xét về sự lầm lỡ để giảm tội cũng được thể hiện tại điều 555 về việc thi đấu võ nghệ lại bắn vào người Ở dây người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu chế tài nghiêm khắc nhưng được chiếu cố Điều 555 quy

định: "Trong khi thi đấu võ nghệ lại nhằm vào người mà bắn, làm cho bị thương hay chết, thì xử nhẹ hơn tội đánh bị thương, chết người một bậc, nếu

vì sai lầm xảy ra thì chỉ phải khép vào tội lầm lỡ" Và điều 557 cũng dự liệu

trường hợp:

Ở trong chợ và chỗ đông người, mà cố ý làm cho người ta sợ hãi đến nỗi rối loạn cả lên thì xử phạt 80 trượng Nếu vì thế mà làm người khác bị thương hay chết thì xử tội nhẹ hơn tội cố ý giết người hay làm bị thương một bậc, nếu vì thế mà làm người mất của thì xử tội đồ, còn vì sự lầm lỡ làm kinh

Ngày đăng: 26/09/2020, 00:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật hợp đồng - Phần chung
Tác giả: Ngô Huy Cương
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2013
2. Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
3. Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án
Tác giả: Đỗ Văn Đại
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2011
4. G. Rouhette (Chủ biên) (2008), Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng - Societe de lesgislation compraree, Alexa Publishsing, Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng
Tác giả: G. Rouhette
Nhà XB: Societe de lesgislation compraree
Năm: 2008
5. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
7. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo luật kinh tế
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
12. Quách Thúy Quỳnh (2007),“Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường ĐH Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh – thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Tác giả: Quách Thúy Quỳnh
Nhà XB: Trường ĐH Luật Hà Nội
Năm: 2007
13. Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Tác giả: Dương Anh Sơn
Nhà XB: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Năm: 2005
14. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2006), Bản án số 1090/DS – PT ngày 30/10/2006, về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án số 1090/DS – PT ngày 30/10/2006, về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba
Tác giả: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2006
15. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2009), Bản án số 735/2009/KDTM – PT ngày 28/4/2009, về việc kiện đòi bồi thường giá trị tài sản, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án số 735/2009/KDTM – PT ngày 28/4/2009, về việc kiện đòi bồi thường giá trị tài sản
Tác giả: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2009
16. Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh (2006), Bản án số 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba, Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án số 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 về việc gió lốc nhấn chìm tàu TV- 2047-H làm hư hại tài sản của người thứ ba
Tác giả: Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh
Năm: 2006
17. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Bản án số 214/2007/KTPT ngày 5/11/2007 về việc thuê đầu máy, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án số 214/2007/KTPT ngày 5/11/2007 về việc thuê đầu máy
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2007
18. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Bản án sơ thẩm số 13/2008/KDTM – ST ngày 07/5/2008, về việc mua bán tàu hỏng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án sơ thẩm số 13/2008/KDTM – ST ngày 07/5/2008, về việc mua bán tàu hỏng
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2008
19. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Bản án phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT ngày 19/1/2009,về việc mua bán tàu hỏng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản án phúc thẩm số 12/2009/KDTM – PT
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 2009
20. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) (2008), Các phán quyết trọng tài chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phán quyết trọng tài chọn lọc
Tác giả: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
21. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Tác giả: Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Nhà XB: Hà Nội
Năm: 1989
22. Viện khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (Biên dịch) (2003), Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ
Tác giả: Viện khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (Biên dịch)
Năm: 2003
23. Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư (1989), Bộ nguyên tắc của Unidroit Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ nguyên tắc của Unidroit
Tác giả: Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư
Năm: 1989
24. Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2004), Các bộ cổ luật Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bộ cổ luật Việt Nam
Tác giả: Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
25. D Saidov (2008), The Law of Damages in the International Sale of Goods 2008, Hart Publishsing, New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Law of Damages in the International Sale of Goods 2008
Tác giả: D Saidov
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN