Các bất cập của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 77 - 94)

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

2.4. Các bất cập của pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng và công tác xét xử của Tòa án hiện nay, xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và đặc biệt là về chế định miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với những quy như sau:

Với vai trò là Bộ luật dân sự thống nhất, Bộ luật dân sự 2005 đã đặt những nền tảng cơ bản nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo các quy tắc chung, mà quan hệ hợp đồng là một trong số đó. Mặc dù vậy, vẫn tồn tại

73

những quy định mâu thuẫn nhau giữa Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2005 liên quan đến vấn đề hợp đồng.

Đầu tiên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo Bộ luật dân sự 2005, có quy định bốn căn cứ để xác định trách nhiệm BTTH đó là: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm (Điều 617 Bộ luật dân sự 2005), có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Còn trong Luật Thương mại 2005 lại không quy định yếu tố lỗi là một căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH.

Thứ hai, về căn cứ miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng còn tồn tại một vài điểm chưa thống nhất giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại. Nếu như Bộ luật dân sự chỉ đặt ra hai căn cứ chính được coi là căn cứ miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và lỗi của bên bị vi phạm.

Ngoài ra, đối với những trường hợp miễn trách nhiệm khác, Bộ luật dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng, và đây cũng được coi là một trong những căn cứ miễn trách nhiệm do các bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì Luật Thương mại 2005 lại quy định bốn trường hợp là căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại Điều 294 bao gồm:

Các trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Qua đó có thể dễ dàng nhận thấy những mâu thuẫn hay những điểm vênh nhau cơ bản ngay trong những quy định của pháp luật, và điểm vênh nhau ở đây được thể hiện thông qua quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.

Đầu tiên, đối với trường hợp xác định căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật về sự kiện bất khả kháng còn tồn tại một số vấn đề như sau:

74

Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam thời gian qua đã đạt được những điểm rất tích cực, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của quan hệ mua bán hàng hóa trong nước nói chung cũng như trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, cũng như đem lại những lợi ích to lớn cho các thương nhân khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế này. Việc quy định về miễn bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với trường hợp bất khả kháng trong Bộ luật Dân sự cũng như Luật Thương mại 2005 đã đạt được những hiệu quả đáng kể trong việc áp dụng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết những tranh chấp phát sinh, cụ thể:

Thứ nhất, nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng nói chung, miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, Công ước Viên năm 1980, Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 và một số điều ước quốc tế đã quy định khá rõ về vấn đề này. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể áp dụng và giải thích pháp luật có thể biết được quyền, lợi ích của mình khi một trong các bên của hợp đồng viện dẫn sự kiện bất khả kháng làm lý do miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra những tổn thất đối với bên bị vi phạm.

Thứ hai, trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với những quan hệ hợp đồng và các hành vi thương mại quốc tế, các bên hầu hết đã đề cập đến vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi phát sinh những sự kiện nằm ngoài dự tính của các bên khi ký kết hợp đồng. Chính việc đề cập đến vấn đề này đã tạo thuận lợi cũng như là một trong những căn cứ để các bên có thể giải quyết tranh chấp khi phát sinh một cách có hiệu quả và đảm bảo quyền lợi cho các bên chủ thể một cách tốt nhất. Hiểu biết về vấn đề

75

này làm cho quá trình thực hiện hợp đồng được dễ dàng, thuận lợi hơn và khó xảy ra tranh chấp hơn. Đây cũng chính là một trong những điều kiện được cho là căn cứ miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng khi mà các bên đã có thỏa thuận trong hợp đồng.

Đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, việc chúng ta công nhận giá trị pháp lý của một loạt các công ước, điều ước quốc tế khi chưa phải là quốc gia thành viên (theo Điều 759, Bộ luật Dân sự năm 2005) như Công ước Viên 1980, và công nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế như Bộ nguyên tắc của UNIDROIT,… có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề ký kết và tham gia hợp đồng nói chung, vấn đề miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng. Điều này sẽ được coi là cơ sở để các bên tham gia hợp đồng giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm do gặp phải sự kiện bất khả kháng được thuận lợi hơn.

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng hiện nay đã không còn tình trạng quá nhiều văn bản luật cùng điều chỉnh như trước. Về những quy định cơ bản của hợp đồng được quy định tại Luật Thương mại 2005. Luật Thương mại 2005 cũng đã đề cập được một số vấn đề cơ bản liên quan đến vấn đề bất khả kháng trong mua bán hàng hóa và tham gia ký kết hợp đồng. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các bên chủ thể khi giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách nhiệm do bất khả kháng trong hợp đồng, thì cũng còn tồn tại khá nhiều những bất cập cần được khắc phục, những tồn tại đó thể hiện trên cả hai phương diện, pháp lý và thực tiễn áp dụng.

- Những tồn tại về mặt pháp lý

Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có những quy định cụ

76

thể thế nào được coi là sự kiện bất khả kháng. Ngay cả trong các điều ước thương mại quốc tế như Công ước Viên 1980 cũng chưa có những quy định về vấn đề này. Vấn đề miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng trong các điều ước quốc tế cũng đã có những đề cập, tuy nhiên, những đề cập này mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, thiếu tính cụ thể và chi tiết. Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào liệt kê, quy định những trường hợp như thế nào là trường hợp bất khả kháng, chưa có căn cứ để chứng minh, đánh giá những điều kiện của sự kiện bất khả kháng là chính xác và hợp lý: Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng, là sự kiện xảy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng, là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế được. Như vậy, có thể thấy, việc nêu ra 3 điều kiện cơ bản của sự kiện bất khả kháng mà không nêu ra căn cứ để xác minh độ chính xác của những căn cứ trên đã gây khó khăn cho việc xác định một sự kiện có được coi là sự kiện bất khả kháng hay không. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng giữa các bên chủ thể.

Điều này khiến cho việc hiểu và áp dụng trường hợp bất khả kháng của các thương nhân cũng như các cơ quan tài phán không được thống nhất, gây nhiều khó khăn. Khó khăn không chỉ đối với các chủ thể khi giao kết hợp đồng mà còn gây nhiều khó khăn cho các cơ quan khi tiến hành giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các bên chủ thể được đảm bảo quyền tự do giao kết hợp đồng, thể hiện ý chí của các bên một cách cao nhất. Vì vậy, pháp luật quy định khi giao kết hợp đồng, các bên có thể tự thỏa thuận về các sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm. Chính điều này đôi khi tạo ra khe hở cho những bên có mục đích không tốt, không thiện chí lợi dụng nhằm trốn tránh các nghĩa vụ giao kết. Vì vậy, trong một số trường hợp những quy định

77

thiếu căn cứ xác định trên có thể gây khó khăn cho các cơ quan tài phán khi giải quyết một tranh chấp liên quan đến vấn đề này.

Ngoài ra, khi quy định về hậu quả pháp lý của sự kiện bất khả kháng, pháp luật vẫn chưa có quy định rõ ràng trường hợp nào nên thỏa thuận kéo dài hợp đồng, trường hợp nào nên chấm dứt hợp đồng. Việc lựa chọn hậu quả thường do hai bên quy định và chính những quy định này nhiều khi theo cảm tính, không có một cơ sở để áp dụng, nên có những trường hợp mặc dù hợp đồng vẫn còn khả năng kéo dài được để giảm bớt hậu quả, nhưng hai bên lại chấm dứt,... khiến cho hậu quả nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ chứng minh vẫn chưa được quy định rõ ràng. Mặc dù Công ước Viên 1980, PICC 2004 đều quy định thông báo và chứng minh là nghĩa vụ của bên vi phạm khi rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm, nhưng lại không có điều khoản quy định rõ về khoảng thời gian hợp lý mà bên gặp phải bất khả kháng phải tiến hành thông báo cho bên kia biết về bất khả kháng và hậu quả của nó đối với việc thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, pháp luật cũng nên có những quy định về việc thông báo của bên vi phạm tới bên bị vi phạm về những sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra.

Vậy, quy định về những phương pháp thông báo nào? Cách thức thông báo?

Và chế tài áp dụng nếu trong trường hợp không có thông báo đối với bên bị vi phạm. Những quy định về vấn đề này còn mang tính chung chung, định hướng mô hình. Điều này khiến cho các doanh nghiệp khi rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm đã không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ nghĩa vụ thông báo và chứng minh của mình nên phải chịu trách nhiệm về những hậu quả đáng lẽ có thể khắc phục được.

Ngoài ra, các văn bản pháp luật cũng không chỉ rõ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bất khả kháng là những cơ quan nào. Có nhiều trường hợp các bên khi gặp bất khả kháng đã xin cấp giấy chứng nhận bất khả kháng tại cơ

78

quan không có thẩm quyền cấp, khi xảy ra tranh chấp không được cơ quan tài phán công nhận,…

Thứ ba, về việc phân biệt sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng hiện nay gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Công ước Viên không đề cập đến hoàn cảnh khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, vì vậy phần nào có thể hiểu, việc khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng không phải là căn cứ miễn trách nhiệm. Thế nhưng trong thực tiễn, có nhiều trường hợp khó phân biệt được đâu là bất khả kháng, đâu là hoàn cảnh khó khăn. Vì việc khó phân biệt này mà trong quá trình giải quyết tranh chấp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các bên khi gặp hoàn cảnh khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, nhưng luôn cố gắng chứng minh là mình gặp phải trường hợp bất khả kháng để được miễn trách nhiệm. Nếu không có căn cứ rõ ràng phân biệt hai trường hợp này thì rất khó để giải quyết được công bằng, thỏa đáng cho các bên.

Thứ tư, việc pháp luật hợp đồng đều thừa nhận giá trị pháp lý của các thỏa thuận miễn trách nhiệm trong hợp đồng đôi khi cũng tạo ra khó khăn. Mặc dù điều này thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng, phù hợp với nguyên tắc chung, tuy nhiên trong thực tế tồn tại những trường hợp lợi dụng điều này, lại lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên đối tác mà có nhiều chủ thể tạo ra những vi phạm hợp đồng nhưng vẫn được miễn trách nhiệm.

Thứ năm, riêng đối với pháp luật Việt Nam cũng có những hạn chế nhất định. Việc quy định về sự kiện bất khả kháng còn mờ nhạt, chung chung, ngay cả trong các luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Thương mại Việt Nam 2005: Trong Bộ luật Dân sự thì vẫn chưa có quy định về khái niệm bất khả kháng, những trường hợp bất khả kháng và hậu quả pháp lý của nó; còn trong Luật Thương mại, cũng đã đề cập được về sự kiện bất khả kháng, tuy nhiên chưa được chi tiết, cụ thể. Không xác định cụ thể

79

trường hợp nào được coi là bất khả kháng và được áp dụng là một căn cứ để được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đặc biệt có sự mâu thuẫn trong việc áp dụng luật khi có sự kiện phát sinh đối với Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Cụ thể như sau:

Đối với trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự kiện bất khả kháng. Khi hợp đồng không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi của bên có quyền, Luật dân sự và Luật thương mại cũng không thống nhất. Luật thương mại năm 1997 có đưa ra định nghĩa sự kiện bất khả kháng theo khoản 2, Điều 77 “trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được”. Tuy nhiên, khái niệm này không được nhắc lại trong Luật Thương mại sửa đổi, Luật thương mại năm 2005 chỉ đưa ra kết luận chung chung cho rằng, bên có nghĩa vụ được “miễn trách nhiệm” theo khoản 1 điều 294 Luật Thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm. Còn theo Bộ luật dân sự, bên có nghĩa vụ “không phải chịu trách nhiệm”, cụ thể khoản 2,3 điều 302 Bộ luật dân sự quy định:

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

Thuật ngữ “miễn trách nhiệm”có thể được hiểu là bên vi phạm đã có trách nhiệm (trách nhiệm đã phát sinh rồi mới được miễn) nhưng vì vi phạm đó được chứng minh là do có sự kiện bất khả kháng xảy ra nên bên vi phạm được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn “không phải chịu

Một phần của tài liệu Những vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 (Trang 77 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)